Đăng bởi: SAO HỒNG | 23.08.2014

VÕ THỊ THẮNG: có một nụ cười khác

Ghi chép của Đào Hiếu

Bút tích của Chủ tịch nước Trươg Tấn Sang ghi trong sổ tang Chị Võ Thị Thắng ngày 23/8/2014.  Nội dung bút tích cho thấy nhưng thông tin trong bài viết  của NHÀ VĂN Đào Hiếu là sự thật !

Bút tích của Chủ tịch nước Trươg Tấn Sang ghi trong sổ tang Chị Võ Thị Thắng ngày 23/8/2014.
Nội dung bút tích cho thấy nhưng thông tin trong bài viết của NHÀ VĂN Đào Hiếu là sự thật !

Lời dẫn: Từ đầu năm 2014, vì nhiều lý do riêng, mình bỏ bê việc post bài lên Blog Sao Hồng (https://saohong blog.wordpress.com ). Hôm đầu tháng 8, đang ở Hà Nội có đứa cháu ở quê gọi điện và nhắc: “Răng chú không viết gì trên blog nữa? Cháu vẫn theo dõi chú đó!…”
Mấy hôm nay đang tranh thủ viết entry TẢN MẠN VỀ HAI CHỮ ĐỘC LẬP. Hôm qua nghe tin Chi Võ Thị Thắng về cõi tiên ở tuổi 69, mình nghĩ ngay những chuyện trong bóng tối để hạ bệ chị thập niên 1990s. Với mình, hình ảnh Chị Võ Thị Thắng đọng lại trong tâm trí là một người phụ nữ đẹp. Chị vẫn đẹp ngay cả khi đã lớn tuổi. Chi là biểu tượng cho nét đẹp bình dị của phụ nữ Việt Nam.
Từ sự nổi tiếng qua “Nụ cười chiến thắng” mà một nhà báo Nhật ghi lại những năm 1960s, chị đã bước vào chính trường Việt Nam sau 1975. Nhưng chắc chị dã sốc khi bản thân chứng kiến những trò hèn hạ của chính trường. Nó có phần khốc liệt và nguy hiểm hơn những gì chị đối mặt thời hoạt động ngầm ở Sài Gòn. 
Sáng sớm nay, đọc được bài viết của bác Đào Hiếu. Mình bê về đây như là “quay lại” với Blog Sao Hồng và “nhiệt liệt chào mừng… tháng Tám” !
˜˜˜˜˜˜˜˜˜˜

VO THI THANG 02

Nụ cười Võ Thị Thắng (10/01/1945- 22/8/2014) vẫn còn mãi dù Chị đã ra đi !

Tám giờ mười lăm phút sáng ngày 22/8/2014 chị Võ Thị Thắng, uỷ viên trung ương đảng CS Việt Nam, nguyên Tổng Cục Trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam đã từ trần tại TPHCM sau một thời gian dài bị bệnh nan y.

Với tư cách là “người nhà” của chị, tôi xin ghi lại đôi điều mà tôi từng được nghe chị kể cùng với những kỷ niệm nhỏ giữa tôi và chị như một sự bày tỏ lòng thương tiếc và yêu mến.*

Trước đây tôi không từng hoạt động chung với chị vì hai người ở hai đơn vị khác nhau nhưng do sự sắp xếp ngẫu nhiên của xã hội mà sau này chúng tôi trở thành người nhà với nhau: chị làm dâu, còn tôi làm rể họ Trần.

Trong chuyến về quê chồng (Bình Định) tảo mộ, gia đình chị và tôi cùng đi trên một chiếc xe mười sáu chỗ của ngành du lịch. Suốt hai ngày đường, chúng tôi nghỉ lại nhiều nơi và đó là dịp mà chị đã kể lại những “biến cố đầy kịch tính” mà chị đã phải trải qua trong suốt thời gian làm Tổng Cục Trưởng. Những biến cố ấy có thể viết thành một cuốn sách dày, li kỳ hấp dẫn như phim hình sự Mỹ. Nhưng chị không dám viết, cũng không dám nhờ tôi viết dù tài liệu thì có rất nhiều. Tôi nghĩ rằng một ngày nào đó những tài liệu ấy sẽ được công bố, hoặc là cuốn sách ấy sẽ được viết ra, nhưng bây giờ thì không.

Bây giờ chỉ có ký họa.

Bây giờ chỉ vài đường nét bằng bút chì, bằng ngón tay nguệch ngoạc trên cát biển Qui Nhơn, bằng hòn than vẽ  trên bức tường cũ… phác thảo bi kịch của một người đàn bà có địa vị ngang hàng với bộ trưởng, một người từng gan lì truy sát địch hàng giờ với một khẩu súng rỉ sét, một nữ sinh trường Gia Long đã nghĩ ra được câu tuyên bố để đời. Rồi cuối cùng chiếc ghế Tổng Cục Trưởng mà người ta trao cho chị cũng bị đặt trên bốn trái mìn nổ chậm được làm bằng lòng đố kỵ, bằng thù oán cá nhân, bằng những mưu đồ ma quỷ.

Người con gái “anh hùng” ngày xưa chợt biến thành nhân viên CIA Mỹ với tập hồ sơ dày cộm.

Đó là những ngày cuối năm 1996. Nhiều nhân vật có tình cảm với Võ Thị Thắng trong Bộ Chính Trị đều rất bàng hoàng. Con chạch lại leo lên đẻ trên ngọn đa! Vậy mà người ta vẫn có đầy đủ những tài liệu về một con chạch như vậy!

Và nhiều kế hoạch “ám sát” đã được nghĩ đến: xông thằng vào cuộc họp quốc hội “bắt nóng”? Hay bắn tỉa? Bắn ở đâu?

Năm 1999 Tổng Cục Trưởng Võ Thị Thắng nhận được giấy mời sang Mỹ dự hội nghị về du lịch. OK. Sao không cho người bắn tỉa tại sân bay Los Angeles? Ngay khi đối tượng bước ra cổng phi trường là gởi một viên đạn vào đầu rồi đổ thừa cho CIA giết người diệt khẩu. Thật gọn nhẹ.

Kế hoạch lập tức được triển khai. Một anh chàng James Bond 007 mũi tẹt da vàng được chọn trong đám thân tín tại Mỹ để thực hiện Mission Impossible này. Và Mme Thắng không hề hay biết gì về âm mưu đó.

Mấy hôm sau chị lại nhận được một giấy mời của ngành du lịch Trung Quốc. Và, một cách ngẫu nhiên, chị đã chọn đi Trung Quốc.

Chàng James Bond ngồi ngáp ruồi ở sân bay Los Angeles.

Không giết được tên CIA Võ Thị Thắng ở Los thì sẽ bắt cóc hắn tại sân bay Nội Bài khi hắn ta trở về Việt Nam.

Một phương án mới được triển khai ngay lập tức: khi máy bay đáp xuống, xe con của Tổng Cục Du Lịch đến đón sếp thì sẽ có một xe mười sáu chỗ trờ tới, ép nó sát lề, chặn đầu. Khống chế tài xế, bắt cóc bà Tổng Cục Trưởng chạy ra khỏi phi trường, thẳng về nơi giam giữ.

Và mọi việc đã xảy ra y như kịch bản. Nhưng khi những kẻ bắt cóc mở cửa chiếc xe con của Tổng Cục Du Lịch thì chỉ nhìn thấy “bác tài” đang “há hốc mồm” vì kinh ngạc.

-Bà Thắng đâu?

-Xe khác đã đến đón rồi!

Sự thực chẳng hề có chiếc “xe khác” nào cả. Chỉ có phép lạ của phật bà Quán Thế Âm Bồ Tát. Ngài đã làm cho chiếc va-li của Võ Thị Thắng lạc mất. Mme Thắng xuống máy bay nhưng không tìm thấy hành lý, đứng chờ ở cái vòng xoay cả tiếng đồng hồ. Tài xế chiếc xe con đến đón bấm điện thoại di động gọi nhưng tắt máy, anh ta tưởng sếp đã có người nhà đến đón nên chạy xe không về và bị những kẻ bắt cóc ép vô lề.

Mme Thắng tìm được hành lý thì đã quá trễ. Chị đành gọi một chiếc taxi. *

VO THI THANG 01

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Võ Thị Thắng, hai nhân vật của hai thế hệ cùng chung lý tưởng và là…. nạn nhân của thế lực bóng tôi!.

Kẻ thù giấu mặt ấy là ai? Chị biết, Bộ chính trị cũng biết nhưng không làm gì được.

Và bà Tổng Cục Trưởng đã nghĩ đến cái chết. Nhiều người trong Bộ chính trị không tin những hồ sơ ngụy tạo ấy nhưng cũng không “dám” bác bỏ. Chị gần như đơn độc. Chỉ trừ một người bạn giấu mặt. Một ân nhân của chị mà cho đến giờ này, khi sóng gió đã yên, khi một số tay chân của kẻ thù đã bị Bộ công an bắt, bị tòa án xét xử và khi chị đã nghỉ hưu… chị cũng không hề biết người đó là ai?

Trong những lúc lâm nguy nhất, người đó đã gọi điện cho chị, từ một trạm điện thoại công cộng, và báo cho chị hay rằng đang có một âm mưu như thế, như thế… rằng sự việc sẽ diễn ra như thế, như thế…

Nhưng đó cũng chỉ là những an ủi nhất thời. Tuy nhiều lần người ấy đã cứu chị thoát chết nhưng tại sao chị phải lâm vào tình thế ấy? Tại sao lại phải sợ hãi những kẻ đứng trong bóng tối? Tại sao kẻ trong sạch lại phải sợ bọn tội phạm? Tại sao một cán bộ cao cấp như chị lại phải sợ một thứ quyền lực đen nào đấy?

Và đã có lúc chị cầm một sợi dây thòng lọng. Chị cuộn nó lại, giấu trong túi xách, đến soi mặt mình trong gương. Một đêm mất ngủ. Và khóc. Một đêm ngồi trong góc tối của căn phòng nhìn chồng nhìn con và nhìn bức ảnh nổi tiếng của mình. Bức ảnh chụp chị đứng trước tòa án, giữa hai người quân cảnh đeo kính đen. Chị nhìn cái miệng cười của mình. Nước mắt lặng lẽ lăn xuống gò má. Bởi vì giờ đây chị không “được” đứng trước một tòa án để mà cười. Chị đang đứng trước một thế lực vô hình, chị đang bị rình rập, truy sát.

Ngày xưa chị nhìn thấy kẻ thù ngay trước mặt, chị bắn nó bằng một khẩu súng rỉ sét nhưng chị ở thế chủ động, chị là thợ săn còn kẻ địch là con mồi. Bây giờ thì chị không biết kẻ thù đang đứng chỗ nào, mặt mũi nó ra sao. Bây giờ chị có một khẩu K59 mới tinh nhưng chị sẽ bắn vào đâu? Bắn vào bóng tối? Vào hư vô?

Không ai trả lời những câu hỏi ấy và điều đó làm chị tuyệt vọng.

Sẽ phải treo sợi dây thòng lọng ở đâu? Trên xà nhà? Trước cửa? Hay trên một cành cây?

Không thể chết tầm thường được. Phải biến nó thành một lời cảnh tỉnh, một cáo trạng. Có lẽ chỗ tốt nhất là Hội trường Văn phòng Trung ương Đảng.

Chị quyết định vào đó để chọn một vị trí thích hợp.

Thính phòng im phăng phắc. Sân khấu mờ ảo. Những dãy ghế quen thuộc cũng đang lặng thinh, nín thở, chờ xem người đàn bà quen mặt này sẽ làm gì. Chị bước lên sân khấu, ngước nhìn những phông màn, những giàn đèn và những sợi dây kéo. Chị đi một vòng, chậm rãi, thầm lặng. Rồi chị bước xuống những bậc cấp, tìm đến chiếc ghế mà chị vẫn thường ngồi trong các phiên họp Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Chiếc ghế ôm chị vào lòng nó, cũng mềm mại, ấm áp như ngày nào. Chị ngửa cổ, tựa đầu vào lưng ghế. Và khóc.

Dường như chị có thiếp đi được một lúc cho đến khi chuông điện thoại reo. Chị mở túi xách, Chiếc điện thoại màu bordeaux đang sáng lên giữa những cuộn dây thòng lọng.

Đó là cuộc gọi của người vô danh, ân nhân giấu mặt của chị. Chị nhận ra giọng nói quen thuộc. Nó ấm áp và chậm rãi. Những lần trước, chị đã cố nghĩ xem đó là giọng của ai nhưng không biết được. Chị chỉ biết chắc người đó đã gọi cho chị theo lệnh của một đồng chí nào đó trong Bộ Chính Trị. Lần này giọng nói ấy chỉ là một câu đơn giản.

-Bộ công an đã bắt hết chúng rồi. Chúc mừng đồng chí.

Chị lặng người đi. Hội trường như sáng lên. Chị thọc tay vào túi xách, nắm chặt sợi dây thòng lọng.

Chị thấm nước mắt bằng chiếc khăn rằn của du kích Miền Nam mà chị đã chuẩn bị sẵn. Chị nhìn thẳng lên sân khấu và cười. Tiếc thay anh nhà báo người Nhật năm nào đã không có mặt để ghi lại nụ cười ấy. Nó vẫn đẹp. Và nếu được công bố với đầy đủ những tình huống đắng cay thì nụ cười trong buổi sáng cuối năm 2000 ở Hội trường này cũng sẽ trở thành một huyền thoại, và có khi còn nổi tiếng hơn cả nụ cười của mấy mươi năm về trước.

ĐÀO HIẾU Blog 
http://daohieu.wordpress.com/2014/08/23/vo-thi-thang-co-mot-nu-cuoi-khac-2/ 

 

Đăng bởi: SAO HỒNG | 28.07.2014

BAO GIỜ CÓ MỘT NGÀY CHUNG ?

"Sư đoàn" Nghệ An ở Nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn. Ảnh của Sao Hồng

“Sư đoàn” Nghệ An ở Nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn. Ảnh của Sao Hồng


Theo văn hóa đạo gíao Trung Quốc, từ hôm nay, mùng 2 tháng Bảy âm đến hết ngày 14, Quỷ Môn Quan được mở để cho ma quỷ sống cùng với cõi dương. Tục gọi là Tết Quỷ. Văn hóa đó truyền đến Việt Nam thì dân gian gọi là cúng cô hồn (rằm tháng 7). P
hật giáo Việt Nam coi tháng 7 Âm là tháng Vu lan báo hiếu MẸ CHA & NGƯỜI CÓ CÔNG.
Ngày nay, nét văn hóa đạo giáo Trung Quốc đã pha trộn với phong tục Việt. Tháng 7 vừa là Vu lan báo hiếu vừa cúng những linh hồn của những người chết nơi đất khách quê người, trên dặm đường thiên lý, trong đó có cả người chết do chiến tranh…

Cứ tháng 7 là mình nhớ đến những nghĩa trang bạt ngàn ngôi mộ trên đất nước Việt Nam sau mấy chục năm chiến tranh. Có những nghĩa trang luôn được truyền thong quan tâm và nhức đến như ở Quảng Trị. Nhưng có những nghĩa trang gần như bị lãng quên suốt gần ba chục năm nay. Chỉ từ năm ngoái, mới có một vài tờ báo nhắc đến nó. Đó là những nghĩa trang ở biên giới phía Bắc, nơi an tang những người hy sinh chống quân xâm lược Trung Quốc 1979-1989.

Riêng đất Quảng Trị có hai Nghĩa trang lớn (Trường Sơn & Đường 9). Nơi đây quy tập và chôn cất cả vạn người thuộc đường dây 559, mặt trận B5, Nam Lào và một phần tuyến lửa Vĩnh Linh – Quảng Bình. Họ được táng theo địa bàn “quê quán”: Hà Nội, Hà-Nam-Ninh, Hà – Sơn – Bình, Bình – Trị – Thiên hay Nghệ – Tĩnh,…

Ngày 30/4, một đoàn nhỏ từ Hà Nội tự tổ chức tour du hành về vùng DMZ. Trong đoàn có những người lính chiến trường trở lại bút nghiên sau 1976. Nay các anh đã nghỉ hưu nên muốn vào thắp hương cho đồng đội. Xuất phát từ Đồng Hới, trong một ngày nên chỉ đi được Nghĩa trang Trường Sơn và Thành cổ Quảng Trị… Trên đường ra xe để đi Thành cổ Quảng Trị, một bạn nói:

– Nghĩa trang lớn quá, bao nhiêu là người hy sinh, quê quán khắp ba miền. Không thể thắp hương hết trong một buổi được..

– Gần đây thôi, còn một nghĩa trang rộng lớn như thế này nữa. Nghĩa trang Đường 9. Địa phương, mặt trận nào cũng có cũng có các nghĩa trang “đầy ắp”,… nhưng riêng Quảng Trị có đến 72 nghĩa trang lận. Mà chỉ mới “chống Mỹ” thôi đấy,…

– Ừ, đến 9 năm kháng chiến trường kỳ rồi nối tiếp 21 năm chiến tranh đằng đẳng cơ mà,… vẫn còn mấy trăm ngàn người mất tích,..

– Có những người lính chết bệnh hay gặp tai nạn không được công nhân liệt sỹ, nên không có ở nghĩa trang…

– Mà mới “bên thắng cuộc” thôi đấy. Còn “bên thua cuộc” chẳng thấy ai quy tập nhỉ?

– Còn người dân vô tội nữa chứ,…

– …… 

Hôm qua, có một bạn trên Facebook post bài thơ nhân ngày 27/7. Một thực tế xót xa nghe sao buồn tủi cho rất nhiều gia đình ở Việt Nam… 

BAO GIỜ CÓ MỘT NGÀY CHUNG ?

Chiến trường xưa mộ bạt ngàn


Còn bao xương trắng hoang tàn vô danh


Lúc còn sống ANH, TÔI thù địch


Nay thác rồi đất mẹ nằm chung


ANH còn có kẻ khói hương


TÔI thì vất vưởng bao năm cô hồn…


Bao giờ có một ngày chung nhỉ?


Để chỉ yêu thương, hết hận thù

(Nguyễn Đức Hạnh)

.… 

Năm nay, ngày 27/7, Ngày Thương binh – Liệt sỹ của Việt Nam lại trùng ngày mùng Một tháng Bảy Âm. Dù Âm hay Dương thì tháng 7, nên là tháng tưởng nhớ những linh hồn đã mất vì chiến tranh; trong các cuộc chiến tranh trên đất nước Việt Nam này… không riêng gì liệt sỹ “bên thắng cuộc” !

 

VIỆT NAM HÒA BÌNH THỐNG NHẤT / ĐỘC LẬP -DÂN CHỦ - GIÀU MẠNH... Chẳng cần phải chủ nghĩa xã hội (viễn vông) gì sất!

VIỆT NAM HÒA BÌNH THỐNG NHẤT / ĐỘC LẬP – DÂN CHỦ – GIÀU MẠNH...
Chẳng cần phải chủ nghĩa xã hội (viễn vông) gì sất!

 

Đăng bởi: SAO HỒNG | 20.07.2014

NHÂN CHỨNG LỊCH SỬ MỘT THỜI…

(60 năm ngày ký kết Hiệp định Geneve, chia cắt đất nước, 20/7/1954 – 20/7/2014)

Hai mẹ con: Bà Trần Lệ Xuân và con gái Ngô Đình Lệ Thuỷ (bìa báo LIFE)

Hai mẹ con: Bà Trần Lệ Xuân và con gái Ngô Đình Lệ Thuỷ (bìa báo LIFE)


Những năm đất nước chia cắt hai miền. Lệ Thuỷ, quê mình tiếp giáp với Vĩnh Linh, nơi có cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải. “Sông Bến Hải bên bồi bên lở/ Cầu Hiền Lương bên NHỚ bên THƯƠNG”, là câu hò mà mình thường nghe các chị các mẹ cất lên mỗi khi xay lúa giã gạo.

Lệ Thuỷ cũng là quê nhà của gia đình họ Ngô (Làng Đợi, Phong Thuỷ). Trên 7 ngọn núi của dãy An Mã, đầu nguồn Kiến Giang, lăng mộ họ Ngô Đình toạ ở ngọn đồi hướng về Nam.

Dĩ nhiên, khi nhắc đến gia đình họ Ngô, và chế độ VNCH, báo chí thời đó ở miền Bắc chẳng có lời nào tốt đẹp cả. Một chính thể bị cai quản bỡi một gia đình trị do chính quyền Mỹ dựng lên. Trong gia đình có gốc gác gia phong kiểu phong kiến đó, có một người phụ nữ đầy quyền lực là Trần Lệ Xuân, tục gọi là Bà Nhu.

Theo những gì báo chí lúc đó mô tả, thì Bà Nhu là điển hình cho lối sống và văn hoá phương Tây. Họ mô tả Bà Nhu, luôn can thiệp vào chính trường với tính tình điêu toa, những phát ngôn coi thường và thách thức dư luận, v.v…

….

Mấy hôm nay, truyền thông nhắc nhiều đến “kỷ niệm 60 năm ký kết hiệp định Genevè” (20/7/1954-20/7/2014). Một số báo khơi lại sự kiện qua phỏng vấn, đặt hàng các chính khách ngoại giao viết và nói về Hiệp định Geneve và chuyện chia cắt đắt nước. Nghe mãi một chiều cũng chán lỗ tai, mình tìm đọc/nghe/xem lại những bài viết, phỏng vấn các nhà nghiên cứu, những nhân chứng lịch sử một thời của bên kia bờ chiến tuyến.

Tối nay, nghe lại lần ba, Bà Nhu trả lời truyền hình Mỹ trên đất châu Âu sau 19 năm ở ẩn và im lặng (1982). (xem TẠI ĐÂY)

Trong video dài 52’04”, một phụ nữ 58 tuổi có nền học vấn Tây học trả lời phóng viên bằng tiếng Anh và xen những từ tiếng Pháp như một phản xạ tự nhiên. Phong thái đối thoại của bà chứng tỏ bà có một nền tảng học vấn vững chắc và hưởng thụ cả hai nền văn hoá Đông – Tây.

Mở đầu Bà thừa nhân 20 năm rồi có dịp trao đổi bằng tiếng Anh vì thế bà phải chuẩn bị tài liệu trước về các sự kiện liên quan đến Bà. Có lúc bà phản ứng và đối đáp rất nhanh nhưng vẫn giữ được phong thái lịch sự và điềm đạm.

Mình để ý trong suốt câu chuyện, cách xưng hô bà ít dung ngôi thứ nhất số ít. Thay vào đó là ngôi thứ nhất số nhiều với những từ “đất nước chúng tôi”, “chính quyền chúng tôi”, “chính quyền do dân bầu”, “người dân Việt Nam chúng tôi”,…

Còn khi nói về ngôi thứ ba, như tố cáo chính quyền Mỹ là thủ phạm chính (theo Bà là đã giết chết chồng Bà là ông Ngô Đình Nhu và Tổng thống VNCH, ông Ngô Đình Diệm) Bà dung từ “quý vị”, “chính phủ quý vị”,… Bà cũng hay dung lối ví von hình tượng để nói về một sự kiện hay một quan điểm. Bà con việc giết chết hai anh em chồng bà đang là lãnh đạo một chính phủ do dân bầu, chẳng khác gì “chặt đầu một cơ thể” là Việt Nam. Bà cũng coi người Mỳ thuộc phái duy vật (khác Chúa Kito) như những người cộng sản.

Kết thúc, khi được hỏi: bà có điều gì nhắn nhủ, bà lại đưa ra thông điệp cho chính quyền và nhân dân Mỹ: Lời cuối cùng của tôi là một thông điệp gửi đến người dân Mỹ: đừng bắt người của quý vị biểu diễn màn đu bay mà không cho học một tấm lưới (bảo vệ). Đó là đừng cố lấy lại uy tín đã mất từ Việt Nam bằng việc xây một quyền lực đáng sợ nhằm thuyết phục (…) trong khi bỏ qua luật lệ và giáo huấn của chúa Kito. Vì thế, Mỹ phải chấp nhận sự thật về Việt Nam trước và đền bù cho người Việt Nam

Rồi có một ngày, sách giáo khoa lịch sử Việt Nam sẽ dạy cho trẻ em biết đầy đủ các sự kiện và nhân vật của cả hai bên chiến tuyến giai đoạn 1954 – 1975 với những thông tin khách quan và đúng sự thật.

Sao Hồng

20/07/2014

Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Đảng LĐVN (10 tháng 91960 – 20 tháng 121976), Tổng bí thư ĐCSVN (20 tháng 121976 – 10 tháng 71986) là một người tôn sùng và mong muốn áp dụng chủ nghĩa Mác (Kark Marx) vào thực tiễn Việt Nam. Hai vấn đề mà ông áp dụng triệt để là chuyên chính vô sản và nền kinh tế kế hoạch tập trung. Môi trường hoạt động của ông gắn liền với thực tiễn xã hội và công nông Miền Nam, nên khi Hiệp định Geneve ký kết và những người cộng sản miền Nam phải để lại thành quả đã giành được để tập kết ra Bắc thì ông thấy đau lòng. Nhất là khi ở Miền Nam chế độ VNCH áp dụng Luật 10/59 để loại bỏ những người theo cộng sản. 
Vì thế, khi Liên Xô đã phá chủ nghĩa giáo điều và tệ sùng bái cá nhân lãnh tụ, do Ni-ki-ta Khơ-rủ-sốp khởi xướng, ông theo Trung Cộng (gọi Trung Cộng là phân biệt với Đài Loan) “chống chủ nghĩa xét lại Liên Xô”. Những năm 1960s, ông gặp gỡ tiếo xúc với giới lãnh đạo Trung Cộng nhiều lần. Chính quá trình tiếp xúc đó, ông càng nhận ra bản chất và tham vọng bành trướng của Mao Trạch Đông.
Sau khi Trung cộng tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biến giới phía Bắc, ông có cuộc nói chuyện tại một hội nghị (quân chính). Bài nói được ghi lại với tiêu đề VỀ BỌN BÀNH TRƯỚNG BẮC KINH. Đây là một “tài liệu nội bộ” được lưu lại ở Thư viện Quân đội. Nhưng thế hệ ngày nay lại biết đến từ Trung tâm Wilson trong mục Hồ sơ Chiến tranh Lạnh (Cold War Files).
Hai mươi sáu năm ngày ông mất (10/7/1986 – 10/7/2014) chính quyền Trung Cộng bộc lộ rõ tham vọng mà ba chục năm trước ông đã phân tích và chia sẻ với cán bộ dưới quyền. Bài nói của ông rất dài và được nhiều người chia sẻ kể từ khi Biển Đông dậy sóng vì #HD981. Mình đăng lại đoạn ông nói về tham vọng của Mao.

Lê Duẫn trên Đoàn chủ tịch ĐH 3 Đảng LĐVN 1960. Tại đại hội này, ông được bầu làm Bí thư thứ nhất. Từ đó, ông là người lãnh đạo thực tế cao nhất của miền Bắc VN

Lê Duẫn trên Đoàn chủ tịch ĐH 3 Đảng LĐVN 1960. Tại đại hội này, ông được bầu làm Bí thư thứ nhất. Từ đó, ông là người lãnh đạo thực tế cao nhất của miền Bắc VN

…..
Mỗi năm tôi đã phải đi Trung Quốc hai lần để nói chuyện với họ (lãnh đạo Trung Quốc) về [các sự kiện] ở miền Nam Việt Nam. Về phía Liên Xô, tôi không phải nói gì cả (về tình hình ở miền Nam Việt Nam). Tôi chỉ nói một cách chung chung. Khi giao thiệp với Trung Quốc, tôi đã phải nói rằng cả hai [nước] đang đánh Mỹ. Tôi đã đi một mình. Tôi phải có mặt về vấn đề này. Tôi đã đến đó và nói chuyện với họ nhiều lần bằng cách này, mục đích chính là để xây dựng quan hệ gần gũi hơn giữa hai bên (nghĩa là Trung Quốc và Việt Nam). Chính xác là vào thời điểm đó Trung Quốc gây áp lực với chúng ta để xa lánh Liên Xô, cấm chúng ta không được đi với Liên Xô.

Họ đã làm rất căng. Đặng Tiểu Bình, cùng với Khang Sinh đã đến và nói với tôi: “Đồng chí, tôi sẽ giúp đồng chí vài tỷ [có lẽ là nhân dân tệ] mỗi năm. Đồng chí không thể nhận bất cứ thứ gì từ Liên Xô“.

Tôi không đồng ý điều này. Tôi nói: “Không, chúng ta phải đoàn kết và thống nhất với toàn bộ phe [xã hội chủ nghĩa]“.

Năm 1963, khi Khrushchev phạm sai lầm, ngay lập tức [Trung Quốc] ban hành một tuyên bố 25 điểm và mời đảng chúng ta đến cho ý kiến . Anh Trường Chinh và tôi đã đi cùng với một số anh em khác. Trong cuộc thảo luận, họ (Trung Quốc) lắng nghe chúng tôi đến, hình như là điểm thứ 10, nhưng khi đến điểm “không từ bỏ phe xã hội chủ nghĩa”, họ đã không nghe… Đặng Tiểu Bình nói: “Tôi chịu trách nhiệm về tài liệu của chính tôi, tôi muốn nghe ý kiến ​​của các đồng chí, nhưng tôi không chấp nhận quan điểm này của các đồng chí“.

Trước khi chúng tôi ra về, Mao gặp anh Trường Chinh và tôi. Mao ngồi xuống trò chuyện với chúng tôi và cuối cùng ông ta tuyên bố: “Các đồng chí, tôi muốn nói cho các đồng chí biết điều này. Tôi sẽ là chủ tịch của 500 triệu nông dân đang thiếu đất, và tôi sẽ mang một đạo quân tiến xuống khu vực Đông Nam Á“. Đặng Tiểu Bình cũng ngồi ở đó, nói thêm: “Chủ yếu là vì nông dân nghèo, trong tình cảnh khó khăn cùng cực!”

Khi chúng tôi ra ngoài, tôi nói với anh Trường Chinh: “Đó anh thấy đó, âm mưu chiếm nước ta và Đông Nam Á. Bây giờ đã rõ rồi“. Họ dám tuyên bố điều đó như thế. Họ nghĩ chúng ta không hiểu. Đúng là không lúc nào họ không nghĩ đến đánh Việt Nam!

Tôi sẽ nói với các đồng chí nhiều hơn để các đồng chí có thể thấy thêm về tầm quan trọng quân sự trong vấn đề này.

Mao hỏi tôi: Ở Lào, có bao nhiêu cây số vuông đất?

Tôi trả lời: Khoảng 200.000 cây số vuông.

Mao hỏi: Dân số của họ bao nhiêu?

Tôi trả lời: Khoảng 3 triệu!

Mao nói: Như vậy là không nhiều! Tôi sẽ đưa dân tôi đến đó, thật mà!

Mao hỏi: Có bao nhiêu cây số vuông đất ở Thái Lan?

Tôi trả lời: Khoảng 500.000 cây số vuông.

Mao hỏi: Có bao nhiêu người?

Tôi trả lời: Khoảng 40 triệu!

Mao nói: Lạy Chúa! Tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc có 500.000 cây số vuông, nhưng có tới 90 triệu người. Tôi cũng sẽ đưa một số người dân của tôi tới Thái Lan!

Đối với Việt Nam, họ không dám nói về việc đưa người tới theo cách này. Tuy nhiên, ông ta (Mao) nói với tôi: “Đồng chí, có đúng là người của các đồng chí đã chiến đấu và đánh bại quân Nguyên?” Tôi nói: “Đúng“. Ông ta hỏi: “Có phải cũng chính người của đồng chí đã đánh bại quân Thanh?” Tôi nói: “Đúng“. Ông ta nói: “Và quân Minh nữa, phải không?” Tôi nói: “Đúng, và cả các ông nữa. Tôi đánh các ông luôn. Các ông có biết điều đó không?“

Tôi đã nói với Mao Trạch Đông như thế. Ông ta nói: “Có, có!” Ông ta muốn chiếm Lào, cả Thái Lan, cũng như muốn chiếm tất cả các nước Đông Nam Á. Đưa người dân đến sống ở đó. Quan điểm đó thật là phức tạp.

Trong quá khứ (nói đến vấn đề có thể xuất phát từ mối đe dọa của Trung Quốc trong thời gian này), chúng ta đã chuẩn bị rất nhiều, không phải là chúng ta không chuẩn bị. Nếu chúng ta không chuẩn bị, tình hình gần đây sẽ rất nguy hiểm. Không phải là vấn đề đơn giản.”

(Ngọc Thu dịch từ Wilson Center)
– Bản tiếng Việt trên Blog Nguyễn Trọng Tạo:
http://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2014/06/02/le-duan-1979-ve-bon-banh-truong-bac-kinh/
– Bản tiếng Anh:

Click to access Document_Le%20Duan,%201979.pdf

Muc-tieu-quoc-gia-y-te

Muc-tieu-quoc-gia-y-te 2012-2015


Đề dẫn: 
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vốn là dân dịch tễ (y học dự phòng). Khi ở vị trí “tư lênh ngành”, y học dự phòng đã “thoi thóp” trước trào lưu chạy đua thành tích của cả hệ thống quản trị hành chính công.  Mục tiêu “thanh toán bệnh Sỡi năm 2017” của ngành y tế nếu thành công sẽ như một tấm “huân chương vẽ vang” để bà Bộ trưởng từ giã chính trường.
Hỡi ôi, chưa bao giờ ngành y tế dự phòng lại có nhiều ca tử vong do tiêm chích vaccines nhiều đến thế; chưa bao giờ dịch Sởi những tưởng có thể “sống chung với nó” lại gây ra những cái chết bất thường cao đến thế !?
Riêng về vụ dịch Sởi đang diễn  ra, đã có 61/63 tỉnh thành báo cáo về con số mắc Sỡi. Cho đến hôm qua, đã có 112 ca tử vong do bệh Sởi. Hơn 8000 ca mắc, vượt con số của vụ dịch sỡi 2009.
Ai cũng biết những ca bệnh sởi bắt đầu tăng lên từ đầu năm. Sau 3 tháng, khi những ca tử vong vì biến chứng Si ở trẻ nhỏ được hé lộ với con số bất ngờ. Các nhà quản lý vẫn tranh cãi có công bố dịch hay không? Mãi đến giữa tháng Tư, sau chuyến vi hành của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, thì Chính phủ mới có Công điện khẩn về dịch Si. Trong khi Bộ Y và chính quyền TP Hà Nội vẫn đùn đẩy nhau việc công bố dịch.

Nếu công bố dịch Si, chẳng khác gì bà Bộ Trưởng tự tát vào mặt mình khi “mục tiêu thanh toán bệnh si năm 2017″ tan thành mây khói! Vì thế nhanh nhảu công bố dịch cũng như việc NHỔ NƯỚC BỌT TRONG KHẨU TRANG vậy !
NHỔ NƯỚC BỌT TRONG KHẨU TRANG cũng được. Chẳng ai biết cái mặt mình dơ. Điều căn bản bây giờ  là làm sao đừng có thêm trẻ chết vì bệnh Si và phát ngôn lòng vòng đổ lỗi cho dân chúng không chịu tiêm chủng nữa !

Liên quan đến việc công bố hay không công bố dịch sởi, mình đăng bài của BS. TS Trần Tuấn (một chuyên gia phản biện vốn xuất thân từ y học dự phòng, là bác sỹ nội trú chuyên ngành vệ sinh dịch tễ những năm đầu 1980s) trả lời báo Đât Việt sang nay. 

Thứ trưởng BYT Nguyễn Thanh Long họp báo về dịch sỡi (18/4/2014)

Thứ trưởng BYT Nguyễn Thanh Long họp báo về dịch sỡi (18/4/2014)

Đất Việt – Thưa ông, con số 111 trẻ tử vong liên quan tới bệnh sởi được chính thức công bố có được coi là bất thường không? Nếu xảy ra trường hợp tương tự ở các nước trên thế giới, thông thường, họ sẽ phản ứng ra sao?

BS. TS TRẦN TUẤN:

Bất thường chứ! Bởi hai lẽ.

Thứ nhất, tiêm chủng phòng bệnh sởi được thực hiện ở Việt nam đã 30 năm nay (cần nhắc lại là chương trình tiêm chủng mở rộng phòng 6 bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em- Sởi, bại liệt, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván-  được khởi phát từ đầu những năm 80), và nhìn chung, tỷ lệ đạt đều trên 90% trong nhiều năm. Vì thế, sởi không còn trong tâm trí người dân như là một bệnh phổ biến.  Thậm chí, một trong 6 bệnh tiêm chủng mở rộng, bệnh bại liệt, đã được thanh toán.

Thứ hai, Bộ Y tế đã đưa vào kế hoạch hành động thanh toán bệnh sởi vào năm 2017, tức là, muc tiêu vào năm 2017 sẽ “không còn trẻ em nào bị mắc sởi”. Điều này dường như “khả thi”, bởi trước đó, Việt nam đã thanh toán được bệnh bại liệt vào năm 2000 với sự ghi nhận của tổ chức y tế thế giới.

Nay là năm 2014, đột nhiên số chết vì bệnh sởi lên tới 111 trường hợp tập trung chủ yếu ở 3 bệnh viện trung ương (chưa tính số nặng cho về), và 61 tỉnh thành trên cả nước báo cáo có trẻ mắc sởi.

Vậy thì bất thường quá đi chứ!

 Đất Việt – Dư luận băn khoăn bởi thống kê của Bộ Y tế, có 111 hay 25 trường hợp tử vong liên quan tới sởi nhưng“cần tách ra là có 25 ca tử vong hoàn toàn do sởi, còn các trường hợp khác là tử vong do mắc bệnh khác rồi nhiễm sởi…”. Phải hiểu thế nào về công bố “hai số liệu đều đúng” này, thưa ông?

BS. TS TRẦN TUẤN:

Cách “giải thích” sự khác biệt về con số theo dõi chết vì sởi trong mấy ngày qua như vậy khó tìm được sự “thông cảm” của dư luận xã hội.

Sởi là một bệnh được xếp vào loại dễ lây nhất trong số các bệnh truyền nhiễm ở người, vì lan truyền theo đường hô hấp.

Trẻ khỏe mạnh có thể mắc sởi, nếu đã vào độ tuổi 9 tháng và chưa đươc tiêm vắc xin phòng sởi, hoặc có tiêm nhưng không tạo đủ miễn dịch bởi vaccine đã bị mất hiêu lực do có lỗi trong khâu vận chuyển hoặc kỹ thuật tiêm không tốt (Lưu ý vaccine phòng sởi là vaccin sống, giảm độc lực, nên bảo quản không đúng sẽ gây mất hiệu lực). Cũng có trường hợp trẻ khỏe mạnh dưới 9 tháng tuổi bị mắc sởi, thường đi kèm với yếu tố không bú sữa mẹ. Nhưng trường hợp trẻ khỏe manh mắc sởi thưởng qua được, không để lại biến chứng gì nếu được chăm sóc đúng cách, bao gồm đảm bảo dinh dưỡng, uống đủ nước, chống sốt cao bằng chườm khăn lạnh, cho uống thêm vitamin A,  dùng thuốc tra mắt phòng viêm mắt, và vệ sinh sạch sẽ, cho trẻ nằm nghỉ yên tĩnh tránh môi trường ô  nhiễm hoặc tiếp xúc với các trẻ khác.

Trẻ suy dinh dưỡng hoặc đang có bệnh khác, mắc sởi thường nặng, vì sởi đánh vào hệ thống miễn nhiễm, làm giảm sức để kháng của trẻ, dẫn đến dễ mắc thêm các bệnh khác người ta gọi là bội nhiễm hay biến chứng (viêm phổi, viêm màng não cấp). Viêm phổi, tiêu chảy, hoặc bất cứ bệnh gì khác ở trên nền một trẻ bị sởi đều trở nên nặng hơn thông thường do đặc điểm hệ thống miễn dịch của trẻ bị tàn phá bởi độc lực vi rút sởi.

Vì thế, tử vong do bị sởi rồi mắc thêm bệnh khác như viêm phổi, tiêu chảy… hay trẻ đang mắc một bệnh khác rồi nhiễm thêm sởi dẫn đến tử vong, như giải thích của Bộ Y tế đều phải được xem là tử vong do sởi.

Đất Việt – Bộ khẳng định không giấu dịch, nhưng các bệnh viện lại đang kêu cứu, ông đánh giá động thái này của Bộ Y tế thế nào? Con số 111 trẻ tử vong liên quan tới Sởi đã đủ để Bộ Y tế công bố dịch hay chưa, tại sao Bộ Y tế vẫn chưa công bố dịch, thưa ông?

BS. TS TRẦN TUẤN:

Bộ Y tế khi đứng trước những diễn biến thực tế và áp lực đòi hỏi của dư luận xã hội, dường như đang rơi vào trạng thái rối trí!

Đất Việt – Dư luận đặt câu hỏi, việc không công bố dịch có liên quan tới “cam kết 2017” VN sẽ xóa sổ dịch sởi do Bộ Y tế ký với các tổ chức y tế thế giới. Ông có chia sẻ với băn khoăn này của dư luận không và tại sao?

BS. TS TRẦN TUẤN:

Tôi không nghĩ và cũng không muốn nghĩ đến hướng đó! Thiếu gì cám kết, tuyên bố phải thay đổi, thậm chi chính tổ chức y tế thế giới, từng đặt ra kế hoạch thanh toán sốt rét bằng phun  DDT đại trà diệt muỗi anophen, để rồi vài năm sau khi triển khai phải đổi lại thành “kiểm soát sốt rét”, cũng có sao đâu. Mong muốn thanh toán là tốt, thậm chí triển khai bài bản, khoa học, nhưng bệnh dịch vẫn còn tồn tại, đến hạn 2017 vẫn còn ca mắc, thì đâu có là chuyện gì khó hiểu.

 Mà tôi cho rằng, trong câu chuyện này, vấn đề nằm ở chỗ hệ thống thu thập thông tin giám sát dịch tễ học nói chung và hệ thống thực hành báo cáo tiêm chủng nói riêng, dường như là có vấn đề, khiến lãnh đạo viện Vệ sinh dịch tễ, Cục Y tế dự phòng, và cả lãnh đạo Bộ Y tế không  tiên lượng được sát vấn đề mặc dù bệnh đã xuất hiện từ mấy tháng qua trên nhiều địa phương. Muốn có được số liệu cập nhật thực tế, muốn chẩn đoán và tiên lượng đúng quy mô và mức độ ác liệt của vụ địch từ đó chủ động phòng chống, đòi hỏi hệ thống giám sát dịch tễ học phải được thiết lập và vận hành theo quy chuẩn khoa học, các bước điều tra trường hợp mắc bệnh, xác định khoanh vùng dịch, điều tra yếu tố gây dịch, phải được tiến hành bài bản. Qua quan sát các trường hợp xẩy ra với các vụ “dịch bệnh lạ” “teo xơ cơ delta”, hay “viêm dày sừng da bàn chân bàn tay”..vv..  mà ngành y tế đã triển khai trong các năm qua, tôi kết luận rằng hệ thống giám sát điều tra dịch tễ học của ngành y tế yếu, không đáp ứng nổi yêu cầu thực tế, và khiến lãnh đạo Bộ Y tế đang phải đưa ra các nhận định  trong tình trạng thiếu sự trợ giúp của hệ thống thông tin khoa học

Đất Việt –  Thực trạng đang xảy ra với bệnh sởi khiến người ta liên tưởng tới dịch tiêu chảy cấp xảy ra năm 2009: tốc độ lây lan nhanh, số liệu thống kê lệch, loay hoay biện pháp khống chế… Điều này thể hiện vấn đề gì trong công tác y tế dự phòng của Việt Nam, thưa ông? Vì sao Bộ Y tế phải chỉ đạo “tiêm vét” vaccine sởi, điều này cho thấy sự bất lực của ngành y tế hay chỉ là giải pháp đối phó xoa dịu dư luận của Bộ Y tế, thưa ông?

BS. TS TRẦN TUẤN:

Vâng như tôi đã phân tích ở trên, chúng ta có đủ bằng chứng để đi đến nhận định rằng hệ thống y tế dự phòng của Việt nam không đáp ứng được yêu cầu thực tế. Thậm chí, tôi có suy nghĩ là, hiệu quả làm việc những năm gần đây còn thua so với chính hệ thống đó cách đây 30, 40 năm. Bởi bây giờ trang thiết bi tốt hơn nhiều, phương tiện thông tin đi lại tốt hơn nhiều, sách vở, quy trình hướng dẫn, rồi tiếp xúc quốc tế giao lưu trao đổi khoa học … đều thuận tiện hơn 30 40 năm trước đây, nhưng  vấn đề xử trí dịch bây giờ, lại hết sức lúng túng và dường như không ăn nhập gì với điều kiện làm việc hiện có.

Đất Việt – Một vấn đề khác, nhiều nghi vấn cho rằng có tới 4,4% số trẻ đã tiêm chủng vẫn mắc bệnh, điều này phải giải thích thế nào?

BS. TS TRẦN TUẤN:

Trước hết, cần xác định con số “4.4%” này tính chính xác đến đâu? Bởi dường như thông tin được giải phóng cho thấy còn đưa vào cả “mắc sởi” và “phát ban dạng sởi”, rồi ngay đến con số “tử vong” được báo cáo cũng ở mức chênh lệch đến không ngờ.  Câu hỏi đặt ra: Liệu có xác định đúng số trẻ mắc sởi trong thời gian qua?

Muốn có được con số trẻ mắc sởi chính xác, thì một định nghĩa rõ ràng về trường hợp được cho là mắc sởi phải đượcthống nhất, thông suốt trong hệ thống báo cáo dịch tễ học.Và với mỗi trường hợp đúng theo định nghĩa này, phải tiến hành làm “case-report” (báo cáo trường hợp mắc) đúng quy chuẩn, lúc đó mới tính ra được “tỷ lệ trẻ đã tiêm vaccine sởi bị mắc sởi” đáng tin cậy.

Việc xác định tỷ lệ này rất quan trọng, vì đấy là cơ sở để tỉnh hiệu lực bảo vệ của vaccine. Khi hiệu lực bảo vệ của vaccine thấp, phải đi đến quyết định tiêm lại vaccine sởi để khống chế dịch! Vì thế, con số “tỷ lệ trẻ đã tiêm vaccine mắc sởi” phải được làm một cách hết sức nghiêm túc và khoa học.

Đất Việt –  Theo ông để chặn đứng được dịch bệnh ngành y tế phải làm gì ngay lúc này, và phải làm thế nào, thưa ông?

BS. TS TRẦN TUẤN:

Trong điều kiện tỷ lệ tiêm chủng đạt cao nhiều năm như vậy, sởi đã không còn là vấn đề y tế công cộng trong nhiều năm, nay đột nhiên trở lại với số chết lên tới trên trăm trường hợp (và số mắc lên tới gần chục ngàn trẻ), phải được coi là DỊCH TRÊN PHẠM VI TOÀN QUỐC, KHẨN CẤP THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP KHOANH VÙNG DỊCH NGĂN SỰ LÂY LAN TRONG CỘNG ĐỒNG, THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THẤP TỶ LỆ BIẾN CHỨNG Ở NHỮNG TRƯỜNG HỢP MẮC SỞI ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ VÀ Y TẾ CƠ SỞ, CHỐNG LÂY CHÉO VÀ HẠ THẤP TỶ LỆ TỬ VONG TRONG BÊNH VIỆN.

Một kế hoach hành đông khẩn cấp phải đươc xây dựng nhanh chóng, đưa vào triển khai đồng bộ với sự tham gia của truyền thông một cách tích cực. Đưa toàn bộ hệ thống y tế vào trạng thái ưu tiên phòng chống dịch sởi ở trẻ em, và công bố kế hoạch triển khai phòng chống dịch với các hướng dẫn cụ thể cho từng cấp, không chỉ với y tế mà cả cả chính quyền và người dân.

Tổ chức lại hệ thống ghi nhận trường hợp mắc và chết do sởi để đảm bảo có được thông tin chính xác nhất có thể được cập nhật hàng ngày. Những vùng có báo cáo trẻ mắc sởi, phải khoanh vùng cho đóng cửa các nhà trẻ, mẫu giáo, thực hiện quản lý trẻ tại nhà;  tất cả các trường hợp sốt ở trẻ em phải được thông báo ngay với y tế địa phương, thực hiện hướng dẫn dân và y tế cơ sở cách chẩn đoán lâm sàng về trường hợp trẻ mắc sởi, KHUYẾN CÁO  VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN chăm sóc trẻ mắc sởi tại nhà, cách phòng biến chứng và phát hiện những dấu hiệu cần thiết phải đưa trẻ đi viện. Đồng thời, quy trình cách ly ,chăm sóc trẻ nghi ngờ sởi và mắc sởi tại các bệnh viện phải được thông báo rộng rãi cho nhân viên bệnh viện và gia đình người bệnh. Thực hiện khẩn cấp các biên  pháp chống quá tải và khống chế không để xẩy ra lây chéo trong các khoa  và bệnh viện chuyên khoa nhi. Thiết lập đường dây trực giải đáp thắc mắc của người dân và nhân viên y tế trong chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.

Đặc biệt quan trọng, là giải phóng ngay thông tin khoa học giúp dân hiểu đúng về bệnh sởi, dịch sởi,  cách phòng chống, nơi tiếp cận tiêm vaccine cho trẻ chưa được tiêm phòng, cách phát hiện trẻ bị sốt do sởi, cách chăm sóc và điều trị cho trẻ tại nhà bằng chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, cho trẻ uống vitamin A, chống nhiễm trùng mắt, nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu chảy, và thực hiện tốt vệ sinh cho trẻ và cho gia đình phòng biến chứng.

Với y tế cơ sở, thực hiện thăm khám trẻ sốt cao tại nhà, làm mẫu báo cáo trường hợp bệnh cho mỗi trường hơp trẻ hội đủ tiêu chuẩn bị sởi với chẩn đoán lâm sàng  (sôt cao, viêm chảy nước mũi, ho, nổi ban toàn thân, hoặc mắt đỏ); đảm bảo cho trẻ trong độ tuổi được tiêm chủng vaccine sởi 100% và cho uống vitamin A.

Với chính quyền địa phương có trẻ bị sởi, thực hiện chế độ báo cáo dịch và khoanh vùng có dịch trong thời hạn quy định,đóng cửa các điểm tập trung đông trẻ như nhà trẻ, mẫu giáo, khuyên nhân dân không đưa trẻ đi ra ngoài nhằm tránh tiếp xúc rộng mắc bệnh.

Tại các cơ sở y tế chuyên khoa nhi: thực hiện tổ chức khu cách ly chăm sóc trẻ sốt dịch, thực hiện các biện pháp phòng chống lây chéo.

Sở y tế/Bộ Y tế: tổ chức hệ thống giám sát theo dõi dịch, điều tra dịch trực thông suốt 24/24h. tổ chức hệ thống cung  cấp vaccine và đội tiêm chủng lưu động, đội y tế lưu động đến kiểm soát dịch tại các khu vực có bệnh nhân mắc sởi. Lên bản đồ dịch tễ và thực hiện theo dõi số ca mắc, chết chi tiết cho từng xã.

Tôi tin rằng, chỉ sau một tuần, tình hình sẽ trở nên sáng sủa hơn nhiều Bởi bên cạnh việc chống quá tải bằng việc hướng dẫn người dân và y tế cơ sở phát hiện chăm sóc điều trị trẻ tại nhà, thực hiện tiêm vét vaccine cho trẻ chưa được tiêm, thì đi đôi với thời tiết nắng lên, dịch sởi theo quy luật đang đi vào đuôi dịch, Chúng ta có thể an tâm là kiểm soát được dịch.

Nhưng đấy chỉ là bước đầu của một kế hoạch mới. Tiếp ngay sau đó, phải lên kế hoạch dự phòng cho vụ dịch bệnh tiêu chảy xẩy ra, bởi sau dịch sởi, cộng đồng trẻ em ở vào trạng thái sức miễn dịch suy giảm, rất dễ mắc các bệnh phổ biến trong mùa hè.  Và một chương trình củng cố hệ thống y tế dự phòng trên toàn quốc đi đôi với điều chỉnh lai chiến lược vận hành hệ thống thông tin y tế phục vụ quản lý ngành, phải được đặt ra và thực hiện một cách nghiêm túc.

Đất Việt – Xin cảm ơn ông. 

BS.TS. Trần Tuấn

Dự án 2: Tiêm chủng; mục B: "thanh toán bệnh sởi năm 2012" (?). Số ca mắc sởi 1/1.000.000 dân"

Dự án 2: Tiêm chủng; mục B: “thanh toán bệnh sởi năm 2012″ (?). Số ca mắc sởi 1/1.000.000 dân”

Ngày 14/4/2014, phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khoá 13) Bộ Giáo dục – Đào tạo (Bộ Giáo) trình QH “Dự thảo Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015”. Theo đó kinh phí chi cho Đề án “thay sách” này lên tới 34.275 tỷ VNĐ.

Các vị TVQH lên tiếng; làng báo “định hướng chủ nghĩa xã hội” và mạng xã hội cũng sôi lên sùng sục. Thê nhưng mọi người quên rằng, cách đây 3 năm Bộ Giáo đã thảo “đề án này” với số tiền gấp đôi: 70.000 ngàn tỷ VNĐ.  Báo chí cũng đã la làng rầm trời rồi.

Sách GK qua bao lần “cải cách” hiện đầy ứ các siêu thị, nhà sách, nhà kho các nhà xuất bản mà nền giáo dục Việt Nam vẫn loay hoay với với các “đề án”, “dự án” chứ chưa thể “sánh vai với các cường quốc năm châu như Cụ Hồ mong đợi cách đây 69 năm. 
Bộ giáo chỉ chăm chăm “thay sách” vì sẽ có “màu mè” “hoa lá” không chỉ của trang sách giáo khoa dành cho các cháu mà còn có “mùi hương” của đồng ngân sách trong đó.
 
Hôm nay, vào mạng xã hội thấy anh Trần Đăng Tuấn vừa có chuyến “vi hành” đến điểm trường học Trung Lý, Mường Lát, Thanh Hoá. Đoàn của anh dừng chân tại “Ký túc xá” tự túc của học sinh cấp 2, 3 vùng cao Thanh Hoá. Anh Tuấn cho biết, có cháu ở xa trường 1 ngày đi bộ. Tháng mới về nhà một lần. Ký túc xã là những căn lều tạm bợ. Với các em, theo được con chữ không phải dễ dàng.  

Xem những hình ảnh về “ký túc xá” của các em mọi người liên tưởng đến “Đề án thay sách GK” mà Bộ Giáo vừa trình lên QH.

KTX-tu-tuc_Trung-ly_Muong-Lat_Thanh-Hoa_by TĐT-1

Khu “Ký túc xá” tại học sinh cấp 1+2 tại Trung Lý, Mường Lát, Thanh Hoá ( từ FB anh Trần Đăng Tuấn)

KTX-tu-tuc_Trung-ly_Muong-Lat_Thanh-Hoa_by TĐT-2

Trước cửa “phòng ở” của KTX học sinh vùng cao Thanh Hoá (từ FB Trần Đăng Tuấn)

"Phòng trọ" tự túc của học sinh cấp 2, Trung Lý, Mường Lát, Thanh Hoá. Ảnh: Trần Đăng Tuấn.

“Phòng trọ” tự túc của học sinh cấp 2, Trung Lý, Mường Lát, Thanh Hoá. Ảnh từ FB Trần Đăng Tuấn.

THAY SÁCH GIÁO KHOA HAY XÂY PHÒNG Ở CHO HỌC SINH VÙNG CAO CÒN KHÓ KHĂN ?

Nguồn:
– http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/bo-giao-duc-len-tieng-ve-de-an-70-000-ty-dong-2197204.html
– http://vtc.vn/538-483676/giao-duc/hon-34000-ty-dong-doi-moi-sach-giao-khoa-sau-2015.htm
– http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1539781?pers_id=2177092&item_id=125431586&p_details=1
– https://www.facebook.com/trandangtuanavg?fref=photo 


Đăng bởi: SAO HỒNG | 12.04.2014

PHÁT NGÔN QUAN DANH MỤC (List of Statements…)

"Quốc Hội là DÂN..."?

“Quốc Hội là DÂN…”?

Nhân chuyện phát ngôn mang tính “đường cong mềm mại” của ông chủ tịch Quốc Hội đương nhiệm tại “Hội nghị ĐBQH chuyên trách thảo luận Dự án Luật Đầu tư công” hôm qua, 11/04/2014. Bác Cá Gỗ Nguyen Nguyen (họ Nguyễn còn Nguyên, một đồng hương, đồng họ với ông chủ tịch) vừa tổng kết  “list of statements” (Danh mục Phát ngôn quan) của ổng trên Facebook. Mình bê về đây kẻo nhà dịch vụ WP nhắc nhở lâu không post bài nào:

+ Quốc hội là cơ quan lập pháp, nếu quyết sai cũng phải nhận khuyết điểm chứ không phải kỷ luật, Chủ tịch Quốc hội cũng không phải người đứng đầu Quốc hội. Vì thế, không thể vì cả 500 đại biểu bỏ phiếu mà kỷ luật cả 500 vị hay kỷ luật ông Chủ tịch. “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai”.

+ Trong công việc tôi làm thời gian qua còn nhiều khiếm khuyết, trong khi yêu cầu của cuộc sống, của sự phát triển ngày càng cao. Phiếu bầu cho tôi không cao thể hiện rõ điều này. Nếu những việc chưa tốt là non nửa, ứng với số phiếu không được bầu là non nửa thì đó là bình thường. (Khi được bầu làm Phó Thủ tướng với số phiếu chỉ đạt 58% năm 2006)

+ Thị trường đã là đáy, anh nào bán thì thiệt, anh nào mua thì thắng. Chính phủ đảm bảo năm nay thị trường phải tăng trưởng. (3/2008, VN-index khoảng 500 điểm)

+ Không thể không làm đường sắt cao tốc (Phiên chất vấn của Quốc hội sáng 12-06-2010)

+ Hôm nay thấy sai một chút chỗ này xử lý, “cách chức đi, kỷ luật đi”, ngày mai thấy sai chỗ kia, “cách chức đi, kỷ luật đi”, lấy ai mà làm việc các đồng chí ? (Phiên chất vấn của Quốc hội sáng 12-06-2010)

+ Thử hỏi trong số chúng ta ngồi đây, bản thân tôi nhiều khi cũng tự hỏi mình làm trăm việc, làm mười việc thế nào cũng sai một hai việc cũng nên, có khi sai lớn, có khi sai nhỏ, nhưng mà các đồng chí cứ dẹp đi thì bầu không kịp ? (Phiên chất vấn của Quốc hội sáng 12-06-2010)

+ Vấn đề các đại biểu đặt ra là tiền, tiền đâu để làm dự án, tôi không lo lắng lắm về vấn đề này, GDP của nước ta những năm qua cũng ổn và dự kiến đến năm 2050 GDP cũng khả quan.

+ Hiện GDP của Việt Nam là 106 tỉ USD, năm 2020 sẽ gần 300 tỉ, năm 2030 sẽ là 700 tỉ và năm 2040 sẽ là 1.000 tỉ. Thu nhập bình quân đầu người hiện nay 1.200, đến năm 2040 sẽ đạt 20.000 USD.(Phiên chất vấn của Quốc hội sáng 12-06-2010)

+ Tôi yên tâm. Yên tâm rằng phải làm. Yên tâm cùng Chính phủ xin Quốc hội chủ trương để làm. Yên tâm là Quốc hội và Chính phủ tính được bài để làm(Phiên chất vấn của Quốc hội sáng 12-06-2010)

+ Ai dám hạn chế không cho các anh phát hành trái phiếu. Chính phủ sẽ không để xảy ra ngừng trệ vốn kinh doanh cho các tập đoàn”. Trả lời than thở của Phạm Thanh Bình, TGĐ Vinashin trong cuộc họp ngày 23 tháng 4 năm 2008: “Vốn chủ yếu vay từ ngân hàng, nhưng lãi suất cao. Chúng tôi đã trình đề án xin phát hành trái phiếu sáu tháng nay nhưng chưa được phê duyệt”. Sau đó Vinashin được vay 10000 tỷ đồng từ các ngân hàng.

+ “Tôi thì vẫn chưa lo”. Ngày 8 tháng 6 năm 2010, Ông nói câu này khi được các phóng viên hỏi về những lo ngại về hiệu quả kinh doanh tại Vinashin trong kỳ họp Quốc hội.

+ Dù ùn tắc, nhưng rất trật tự, rất lành mạnh, rất vui tươi (phát biểu trong đánh giá về đại lễ 1000 Thăng Long Hà Nội ngày 5 tháng 1 năm 2011).

+ Xin nói thật là làm thủ trưởng thì nó khác, cho ai nói thì nói, không cho nói thì thôi, người ta nói mình nghe thì nghe mà không nghe thì quên!

+ ….
Danh mục “danh ngôn” này sẽ còn được cập nhật cho đến lúc ông chủ tịch về hiu !
Hi hi…

12/04/2014
Sao Hồng

Nguồn tham khảo:
– http://vneconomy.vn/2014041110149512P0C9920/dau-tu-cong-quyet-sai-thi-ai-chiu.htm
– http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140411/quoc-hoi-quyet-dinh-sai-thi-nhan-khuyet-diem-chu-khong-ky-luat-duoc.aspx
– https://www.facebook.com/go.ca.169/posts/634292699998991

Nghề Y  là nghề của LƯƠNG TÂM. Cũng như nghề GIÁO là nghề của NHÂN TÂM !

Ngày 27/2, kể từ 69 năm nay, theo truyền thông nhà nước thì ngày này được coi là Ngày Truyền thống Ngành Y. Thường gọi là NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM. Có sự chọn lựa này là vì ngày 27/2/1955, Cụ Hồ gửi bức thư (thứ 5) tới Hội nghị ngành y tế toàn quốc lần thứ 3.

Tại sao những ngày Hội nghị toàn quốc ngành Y tế lần 1 (2/1948), lần 2 (5/1953), Cụ Hồ đều có thư chúc mừng và động viên những người làm nghề thầy thuôc, không được chọn là ngày truyền thống?  Vì trong thư gửi hai hội nghị này không có câu “LƯƠNG Y NHƯ TỪ MẪU” chăng?
Trước đó, Cụ Hồ cũng gửi thư cho Trường Quân Y (1946) và Trường Y sỹ Liên khu I (1949), khi các trường này mới thành lập. Thư gửi hai trường này (về sau thành một trường là Sỹ quan Quân y, nay là Học viện Quân y), cũng không có câu “Lương y như từ mẫu”.
Thực ra đây là một câu nói của người xưa trong y văn cổ xuất xứ từ Trung Quốc. Cụ chỉ dẫn lại để tóm lược cái phương châm phục vụ và hành nghề của người làm công tác y tế.

Nền y tế Việt Nam và nghề của thầy thuốc Việt Nam đâu chỉ có 59 năm? Lựa chọn Ngày Thầy thuốc (truyền thống) như thế không ổn chút nào. Cách chọn Ngày truyền thống như thế nó thể hiện sự tôn sùng lãnh tụ/lãnh đạo hơn là tôn vinh nghề Y và những người làm nghề chăm sốc sức khỏa và cứu mạng người bệnh.

Hãy xem cách chọn ngày Thầy thuốc của thế giới. Đó là ngày mà đánh dấu sự kiện xuất phát từ bản thân hoặc tổ chức của người thầy thuốc đã để lại dấu ấn cho quốc gia hay tổ chức quốc tế đó. Ví như Ngày (vinh danh) Thầy thuôc của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là Ngày thứ Hai của tuần đầu tiên tháng 10 hằng năm. Nó xuất phát từ sự ra đời của Tổ chức Thầy thuốc Khong biên giới để trợ giúp nạn nhân bị anh hưởng của thảm họa thiên tai, chiến tranh và dịch bệnh trên toàn cầu.

Ngày Thầy thuốc Việt Nam phải là từ Ngày mà từ xa xưa trong lịch sử, những danh y nước Việt đã để lại dấu ấn và tiếng thơm cho nghề y từ hàng trăm, ngàn năm trước.
Lời răn dạy cho nghề thuốc và ngành y nước Việt đâu chỉ một câu thuần Nho – Khổng “lương y như từ mẫu”, mà Cụ Hồ đã trích dẫn trong bức thư THỨ NĂM gửi Hội nghị ngành y tế lần thứ 3, (22-27/2/1955) ?

Thời Lý – Trần, danh y Tuệ Tĩnh đã có thơ tự răn dạy cho mình và cho đồng môn :
Cõi trời Nam gấm vóc
Nước sông Hồng chảy dài
Vườn hạnh phúc nghĩa nhân
Gió mùa xuân áp rộng
Thương nhân dân chết chóc
Chọn hiền triết phương thang”
….
Thời Trinh – Nguyễn, Hải Thượng Lãn Ông (Lê Hữu Trác) đã có 9 điều răn cho những ai bước vào nghề thuốc:
1. Người học thuốc đạo luân lý, luôn nghiên cứu sách thuốc xưa nay; phát huy biến hóa; thâu nhập vào tim, mới tránh phạm sai lầm;
2. Đi thăm bệnh nên cần kíp hay không mà thăm trước thăm sau. Chớ nên vì giàu sang hay nghèo hèn mà đến trước sau hay bốc thuốc lại phân biệt hơn kém;
3. Khi xem bệnh cho đàn bà con gái, bà góa, ni cô, phải có người nhà của họ bên cạnh mới được bước vào phòng thăm bệnh, tránh mọi sự nghi ngờ;
4. Không tự ý cầu vui, vắng mặt ở nhà mà để bệnh cấp cứu phải chờ, hại đến tính mạng;
5. Gặp chứng bệnh nguy cấp phải hết sức cứu chữa, song phải nói rõ cho gia đình biết trước, rồi mới cho thuốc; lại có khi cần cho không cả thuốc;
6. Cần bào chế và cất giữ thuốc men cho cẩn thận, có thêm thuốc hoàn, thuốc tán để ứng dụng kịp thời khi có bệnh khỏi phải bó tay;
7. Gặp bạn đồng nghiệp thì phải khiêm tốn hòa nhã, học hỏi giúp đỡ lẫn nhau;
8. Khi đến xem bệnh ở nhà nghèo, mồ côi góa bụa, hiếm hoi, càng phải chăm sóc đặc biệt. Vì người giàu không lo không có người chữa; còn người nghèo thì không đủ sức đón được người giỏi. Những người con thảo vợ hiền, nghèo đói mà mắc bệnh, ngoài việc cho thuốc lại tùy sức mình mà chu cấp cho họ nữa, vì có thuốc mà không có ăn cũng đi đến chổ chết.
9. Chữa khỏi bệnh, chớ mưu cầu quà cáp, vì nhận của người khác cho thường sinh ra nể nang; huống chi với kẻ giàu sang, tính khí thất thường, mà mình cầu cạnh sẽ bị khinh rẻ. Nghề làm thuốc là nghề thanh cao, ta càng phải giữ khí tiết cho sạch.

Đạo làm thuốc là một NHÂN THUẬT; phải lo cho cái lo của người và vui cái vui của người; chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm phận sự của mình, không nên cầu lợi kể công.

Thầy thuốc ngày nay, chỉ cần lấy 9 điều răn đó mà thực hành thì đã quá tốt cho người dân rồi!  Có lẽ cũng chẳng cần 12 lời thề về y đức (mới) treo dán đầy khắp nơi, mà ngành y vẫn không đáp ứng được mong đợi từ nhân dân và người bệnh,… (phải không?)

Nếu kỷ niệm nghề thuốc/ngành y Việt Nam đúng bản sắc dân tộc, đúng truyền thống cha ông hàng trăm ngàn năm trước. Nếu muốn thay đổi ngành y tế để hướng đến cộng đồng đa số người dân,..
Trước hết, xin hãy thay đổi tư duy về ngày truyền thống ngành y. Không nên tuyên truyền theo lối “sũng bái cá nhân lãnh tụ” của thập niên 50s, 60s thế kỷ trước !
Chính lối tuyên truyền đó đâu có tôn vinh ngành y và coi trọng những người thầy thuốc chân chính đang theo nghiệp của mình.
Chính lối tuyên truyền đó như là sự phủ nhận LỊCH SỬ & TRUYỀN THỐNG của nền y học nước Nam có từ hàng thế kỷ trước !

Sự đổi mới nhận thức nghiệp và nghề của ngành y tế để hội nhập thế giới cũng cần bắt đầu từ công tác truyền thông !
Mong lắm thay !

27/2/2014
Sao Hồng

Hỡi ơi!
Thấm thoắt đã ba nhăm năm
Mới đấy đã thành thiên cổ!
Trời biên giới ầm vang tiếng súng, thanh niên lớp lớp lên đường
Miền biên cương máu nhuộm đỏ sông, dân chúng nhà nhà tan tác

Nhớ linh xưa:
Chiến sĩ tòng chinh
Tuổi hoa niên đang bận sách đèn
Lòng trai tráng chứa bao mơ ước

Đáp lời non sông, hăm hở lên đường
Từ biệt quê hương, gạt niềm thương nhớ
Súng bắn chưa quen, quân sự đôi bài, đánh giặc bằng lòng căm hận
Chiến trận chưa từng, ba lô một gánh, nhắm bắn bằng nỗi hờn căm.

Nhân dân biên giới
Đang yên ổn làm ăn, đâu ngờ phút chốc loạn ly
Gặp buổi thanh bình, ai tưởng được điều thảm khốc
Pháo giao thừa vừa nổ, hội xuân vừa mở rộn ràng
Năm mới vừa sang, hy vọng ngập tràn phơi phới
Đì đùng súng bắn, trẻ con vẫn tưởng pháo giao thừa
Loa réo vang trời, cụ già còn ngờ loa hội mở

Thương thay!
Chiến đấu ngoan cường, xông thẳng nơi mũi tên hòn đạn
Kiên trung giữ đất, sợ chi nơi súng nổ pháo rền.
Máu loang mặt đèo, mùi thuốc súng khét lẹt còn vương
Xác nghẽn gềnh sông, tiếng kêu thương ngút trời đau xé

Địch giết người không ghê tay
Địch nã pháo không ngừng nghỉ
Hãm hiếp đàn bà, lộ mặt loài dê chó. Tiếng kêu thương xé nát một góc trời
Cắt đầu trẻ nhỏ, hiện rõ lũ sài lang. Hồn oan khuất vật vờ miền biên viễn.

Ôi!
Máu xương gửi lại biên cương
Hồn phách tụ về nơi đền miếu
Tuổi thanh xuân dâng Tổ quốc ngàn năm
Hoa chiến thắng dâng Đất Mẹ vạn thưở.
Đền nợ nước nào đợi vinh danh
Chết vì dân đâu chờ tưởng vọng

Hôm nay
Tưởng niệm 35 năm ngày kết thúc chiến tranh
Thương nhớ 60 ngàn đồng bào ra đi vĩnh viễn

Chúng tôi
Đốt nén hương thơm
Dâng vòng hoa thắm
Đơn sơ lễ bạc lòng thành
Thành kính tâm hương dâng cúng
Cúi xin chư vị anh linh sống khôn thác thiêng
Phù trợ cho Non sông đất nước thăng bình muôn thưở

Cũng xin chư vị
Tha thứ hết lỗi lầm
Của những kẻ cố tình vong ân bội nghĩa
Của những kẻ quên hết công lao và máu xương của chư vị anh linh

Lại xin chư vị anh linh, cùng chúng tôi:
Nguyền rủa đời đời bọn bành trướng Bắc Kinh
Nhắc nhở muôn năm mối thù truyền kiếp!

Hỡi ơi!
Hồn có linh thiêng
Xin về nhận hưởng!

17/02/2014

Nhan-dan-se-khong-quen_17-02-1979

Nguồn:
http://xuandienhannom.blogspot.com/2014/02/van-te-tuong-niem-6-van-ong-bao-va.html
– youtube: http://www.youtube.com/watch?v=iyvgr-G3uD4

https://www.facebook.com/photo.php?v=605586442847370&stream_ref=10

35 năm sau cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược (17/02/1979 – 17/02/2014); 13 năm kể từ khi Việt Nam & TQ tái lập quan hệ bình thường, truyền thông nhà nước Việt Nam (khác hẳn TQ) không được đưa tin kỷ niệm cuộc chiến theo thỏa thuận Thành Đô 1991.
Điều đó, làm tổn thương những gia đình quân và dân có người thân đã hi sinh trong cuộc chiến. Điều đó cũng xúc phạm đến vong linh những anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền Tổ Quốc và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. 
Dù kẻ thù thay đổi theo thời cuộc, thì cuộc chiến nào chống quân xâm lược cũng phải được lịch sử ghi nhận và không thể quên ơn dù một giây phút nào. Kỷ niệm cuộc chiến là để giáo dục lịch sử cho các thê hệ sau. Không phải gieo sự thù hận dân tộc.

Thời báo Năng Lượng (Petrotimes) từ hôm 12/02/2014 là tờ báo (có lẽ duy nhất) có loạt bài về cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược này. Cựu phóng viên báo QĐND Bùi Đức Toàn là tác giả của loạt bài này.
Là những người lính từng xông pha chiến trường, các anh không thể không nói, không viết và không một lý do nào có thể bịt miệng các anh mãi được. Bỡi vì chính họ hiểu hơn ai hết xương máu của đồng đội không thể dễ gì quên !

Trong loạt bài đó, mình đăng lại bài phỏng vấn Tướng Nguyễn Hữu Khảm vì quan điểm (chứ không phải nhận định) rất rõ ràng của ông về cuộc chiến !

(Có thể Petrotiems sẽ bị yêu cầu gỡ loạt bài đó, nhưng nó đã được lan truyền nhiều trang mạng và blogs rồi. Mình cũng chuyển sang đây để tưởng nhớ thế hệ đàn anh đã hi sinh vì chống quân xâm lược TQ)

Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm đang tặng hoa cho các cựu chiến binh cao tuổi của Sư đoàn 316

PV: Thưa anh, là người trực tiếp chỉ huy bộ đội chiến đấu chống quân Trung Quốc trên biên giới phía Bắc, sau 35 năm nhìn lại, anh có suy nghĩ như thế nào về cuộc chiến ấy?

Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Trước hết phải nói thế này, tôi có một suy nghĩ khác với nhiều người về cuộc chiến tranh đó. Lâu nay chúng ta quen với tên gọi là Cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung, như vậy không đúng.

Theo tôi, phải gọi đó là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc chống Việt Nam. Lý do là hai nước láng giềng, có quan hệ hữu nghị gắn bó từ những năm chúng ta còn kháng chiến chống Pháp. Biên giới lãnh thổ đã được phân định rõ ràng. Vậy mà phía Trung Quốc ngang nhiên đưa hàng chục vạn quân đánh sâu vào lãnh thổ Việt Nam. Trung Quốc đã dùng sức mạnh áp đảo để chiếm 4 thị xã và hàng chục huyện dọc biên giới của ta trong thời gian gần một tháng. Như vậy rõ ràng phải gọi nó là cuộc chiến tranh xâm lược.

PV: Khi chiến tranh nổ ra, anh đang đóng quân ở đâu và giữ cương vị gì?

Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Lúc đó Trung đoàn 148, Sư đoàn 316 chúng tôi đóng ở huyện Than Uyên, Hoàng Liên Sơn (nay là Lai Châu). Tôi là Phó chính ủy trung đoàn. Ngày ấy thông tin liên lạc còn khó khăn nên chiều ngày 18/2 chúng tôi mới nhận được thông báo Trung Quốc đã đánh vào thị xã Lào Cai. Thế là ngay chiều hôm ấy, trung đoàn tôi và Trung đoàn 174 được lệnh khẩn cấp hành quân về Lào Cai để đánh phản kích.

PV: Tình thế chiến trường lúc đó thế nào, thưa anh?

Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Ở hướng Lào Cai, quân Trung Quốc không đánh theo hướng trực diện qua cầu Hồ Kiều vào thị xã mà tiến bằng hai hướng Quang Kim, Bát Xát và ngã ba Bản Phiệt xuống. Pháo của địch bắn rất dữ dội để dọn đường cho bộ binh nên sau một ngày chúng đã chiếm được thị xã Lào Cai. Lực lượng địch được huy động đông gấp hàng chục lần phía ta.

Trước tình hình đó, Trung tướng Vũ Lập – Tư lệnh Quân khu 2 ra lệnh phá một số cây cầu để làm chậm tốc độ tiến công của địch. Đồng thời, Trung đoàn 148 nhận nhiệm vụ phòng ngự để bảo vệ dân, dàn quân từ Cốc San lên tuyến đường đi Sa Pa. Từ 2 thị xã Lào Cai và Cam Đường, hàng vạn người dân hoảng loạn chạy sơ tán về phía sau. Như vậy là bộ đội tiến lên phía trước, còn dân chạy về phía sau, tránh chết chóc. Trước đó chúng ta quen với chiến tranh giải phóng, bây giờ mới thực hiện chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Cảnh tượng lúc đó giống như trong những bộ phim của Nga trong chiến tranh thế giới thứ 2.

Trung đoàn 148 có tới 80% là chiến sĩ trải qua chiến đấu ở chiến trường chống Mỹ từ phía Nam ra, rất kiên cường, dũng cảm. Đại đội 10 của Tiểu đoàn 6 chiếm giữa điểm cao 608, Trung Quốc dùng một sư đoàn tấn công 7 ngày nhưng không lên nổi. Sau đó họ lấn chiếm được một nửa điểm cao thì tôi tổ chức cho bộ đội đánh giáp lá cà khiến quân địch hoảng sợ, bỏ chạy tán loạn. Chính vì thế, Sư đoàn 316 đã đánh thọc sườn, chặn quân Trung Quốc không tiến sâu được nữa.

Suốt 1 tuần lễ, Trung Quốc dùng hơn một quân đoàn và lực lượng pháo binh rất mạnh để đánh về Cam Đường và Sa Pa nhưng rồi cũng chỉ quanh quẩn ở thị xã Lao Cai. Khi địch vào được Sa Pa thì chúng tôi đã bảo vệ dân rút an toàn về phía sau. Nếu tiến thêm nữa thì Trung Quốc sẽ gặp khó khăn vì Trung đoàn 148 đã chặn đánh chúng ở đèo Khí tượng.

Bây giờ tôi không muốn nhắc lại chi tiết những trận chiến đấu ác liệt ngày đó nữa. Chỉ biết rằng, cuộc chiến đã để lại những hậu quả nặng nề cho cả hai phía. Sau mấy trận chiến đấu, tôi được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng ba và được bổ nhiệm thẳng lên làm trung đoàn trưởng Trung đoàn 148.

PV: Là cán bộ trực tiếp chỉ huy chiến đấu, anh rút ra những điều gì về cuộc chiến tranh đó?

Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Đó là những vấn đề tôi vẫn suy nghĩ từ nhiều năm nay. Thứ nhất là chúng tôi bất ngờ trước sự tấn công của Trung Quốc. Mà Trung Quốc thì quá vội vã. Chỉ 15 ngày sau khi Đặng Tiểu Bình gặp Tổng thống Mỹ Ca-tơ là đánh ta luôn. Trong tư duy của chúng tôi trước đó thì không thể có chuyện Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh quân sự để đánh Việt Nam mà vẫn chỉ là những mâu thuẫn trong quan hệ đối ngoại, sẽ được hai nhà nước giải quyết bằng con đường ngoại giao. Vì thế, một số đơn vị đóng quân ở phía Bắc chỉ huấn luyện và tham gia sản xuất. Mà huấn luyện thì cũng vẫn huấn luyện bộ đội theo cách đánh Mỹ.

Thứ hai là nếu chúng ta xác định rằng Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam thì chủ động hơn trong cách đánh phòng ngự. Và với kinh nghiệm chiến đấu nhiều năm ở chiến trường đánh Mỹ, chắc chắn bộ đội ta sẽ chặn đứng được bước tiến của địch trong những ngày đầu.

Thứ ba là qua thực tế chiến trường, chúng tôi thấy trình độ tác chiến, kỹ năng chiến đấu của quân Trung Quốc còn kém, lính rất nhát. Bởi bao nhiêu năm quân đội Trung Quốc không đương đầu với cuộc chiến tranh nào nên khi chạm trán với những người lính thiện chiến Việt Nam, lính Trung Quốc rất lúng túng, chỉ dựa vào quân đông và hỏa lực mạnh. Tư tưởng của người lính trên chiến trường có ý nghĩa quyết định thắng bại. Quân đội ta đánh Pháp, đánh Mỹ và vừa đánh thắng bọn Pôn Pốt ở Campuchia hơn một tháng trước đó có tác động đến tư tưởng của quân Trung Quốc. Họ run sợ. Nếu cố tiến sâu nữa thì Trung Quốc sẽ thiệt hại nặng nề hơn.

Xe tăng Trung Quốc bị bộ đội ta bắn cháy trong cuộc chiến tranh biên giới.

PV: Với kinh nghiệm chiến đấu trên chiến trường, anh thấy quân Trung Quốc với quân đông, hỏa lực mạnh như thế thì tốc độ tấn công, hiệu suất chiến đấu của họ trên thực tế thế nào?

Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Tôi cho là tốc độ tấn công của họ quá chậm. Ở các hướng, tính bình quân mỗi ngày họ chỉ tiến được hơn 1 cây số. Bởi họ đã vấp phải sự kháng cự dũng cảm của quân và dân ta. Như ở Lào Cai, một quân đoàn của Trung Quốc mà đánh nhau với một trung đoàn của ta còn mất hàng tuần mới tiến được có mấy cây số. Chính vì thế, khi quân Trung Quốc vào được Sa Pa và Cam Đường thì chúng tôi đã bảo vệ dân rút hết về phía sau rồi.

Trung Quốc nói tiêu diệt quân chủ lực của ta nhưng không có chuyện đó. Mặc dù lực lượng mạnh như thế nhưng tấn công xâm lược mà không diệt gọn được đại đội nào của ta. Ta lượng sức mình yếu trước kẻ mạnh nên phải bảo toàn lực lượng, có đơn vị vừa đánh vừa rút. Và thực chất là tháng 2/1979, Trung Quốc mới đánh nhau với bộ đội địa phương và dân quân tự vệ ở biên giới của ta thôi. Thế mà họ đã bị thiệt hại nặng nề.

PV: Anh có nhận xét gì về cuộc tấn công xâm lược ấy của Trung Quốc?

Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Trung Quốc đã thất bại cả về quân sự, chính trị, ngoại giao; cả về ý nghĩa xã hội, nhân văn. Phát động một cuộc chiến tranh xâm lược như thế, họ muốn gây sức ép buộc ta rút quân khỏi Campuchia và kéo dài việc đàm phán phân định biên giới. Nhưng qua cuộc xâm lược ấy, họ thể hiện sự yếu kém. Cho nên tôi cho rằng, cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc đã thua về nhiều mặt chứ chẳng vẻ vang gì như họ vẫn tuyên truyền lâu nay.

PV: Anh muốn nói gì với thế hệ trẻ hôm nay qua cuộc chiến tranh ấy?

Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Tôi muốn thế hệ trẻ hôm nay hiểu rõ sự thật của cuộc chiến tranh xâm lược ấy của Trung Quốc. Từ đó tự hào với truyền thống đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc – truyền thống quý báu của bất kỳ thế hệ nào. Như vậy, vấn đề giáo dục truyền thống phải được chú trọng. Tôi thấy các bảo tàng quân sự của ta không có nội dung phản ánh cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc. Đó là một thiếu sót, cần phải bổ sung ngay. Lịch sử là lịch sử. Thế hệ trẻ cần được hiểu rõ sự thật lịch sử tháng 2/1979!

PV: Xin cám ơn Trung tướng về cuộc trò chuyện!

  Đức Toàn

Đăng bởi: SAO HỒNG | 05.02.2014

MÙA XUÂN VÀ NỔI NHỚ ĐỒNG ĐỘI XƯA

(Để tưởng nhớ đồng đội đã hi sinh ở chiến trường K)

Một năm mới lại đến. Mùa Xuân đã về rồi. Khi mỗi một mùa xuân sang, tôi lại nôn nao nhớ về những cái Tết năm xưa ở chiến trường K. Nhớ những đồng đội đã vĩnh viễn không còn được đón xuân ở quê nhà. Những thân xác  đồng đội còn thất lạc nơi rừng khộp rừng le và những đầm lầy mênh mông nước mùa mưa và trơ gốc lác thân năn mùa khô,.. với linh hồn lang thang mỗi chiều hoàng hôn xứ chùa tháp.

Nơi đó, trong mười năm (1979-1989), biết bao người lính Việt Nam đã ngã xuống. Họ hy sinh vì chính quyền Việt Nam không chấp nhận một trong những chế độ diệt chủng tàn bạo nhất của thế kỷ 20. Chế độ đó được hoài thai từ đảng cộng sản Căm-pu-chia thập niên 1950s – 1960s và bị tiếm đoạt quyền điều hành bỡi một nhóm theo chủ nghĩa Maoist có nguồn gốc từ nhóm du học sinh ở Pháp.

Chính quyền Khmer Đỏ, khi đã chiếm được thủ đô Phnompenh với sự hỗ trợ của cố vấn quan sự Trung Quốc đã bắt đầu chính sách thanh lọc xua đuổi cộng đồng người Khmer gốc Việt, những viên chức và gia đình chính quyền Lonnon, người ngoại quốc có nguồn gốc phương Tây; thanh trừng những người Khmer kháng chiến thân Việt và diệt chủng cả dân tộc mình.

Bao máu xương, nước mắt, mồ hôi của người lính Việt Nam đã đổ xuống để xoá bỏ một chế độ diệt chủng tàn bạo đó

***

Nơi đơn vị mình đóng quân thuộc Đông Bắc nước bạn. Đó là vùng lưu hành sốt rét nặng nhất theo bản đồ dịch tể của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Thủ phủ vùng Đông Bắc là S’tưng-t’reng. Một thị xã nhỏ nằm cạnh ngã ba sông. Những dòng sông Sê-san, Sê-kông, bắt nguồn từ Tây Nguyên Việt Nam, chảy về hướng Tây hòa nhập vào sông Mẹ (Mê-kông, Mè-khỏng).

Một thị xã giữa miền rừng bao la bạt ngàn cây cối, được ví như “vầng trăng trôi giữa rừng thốt nốt”. Nơi đó, từ bao đời nay những người dân mang các sắc tộc Khmer, Lào, Thái, Hoa, Việt chung sống hiền hòa và đoàn kết bên nhau. Dù họ có nguồn gốc, sắc tộc từ những miền quê khác nhau nhưng họ cùng uống nước một dòng Mê-kông.

Thế mà hơn ba năm tồn tại, chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, được Trung Quốc hậu thuẫn, đã phá tan cuộc sống yên bình đó. Thị xã hoang tàn sau nạn diệt chủng. Dấu ấn của sự chết chóc vương vãi khắp nơi. Những đầm lầy đầy thây xương người thối rữa, Những hố chôn tập thể với những sọ người còn nguyên vết nứt, thủng. Sự chia lìa tứ tán của các sắc tộc cộng đồng cư dân.

Sau thời kỳ diệt chủng khủng khiếp, những người dân còn sót lại và ly hương đã quay về xây dựng cuộc sống mới dưới sự chở che và giúp đỡ của những người lính Việt Nam. Mặc cho đài báo nước ngoài và phương Tây hồi đó ra rả suốt ngày bịa đặt và vu cáo, những người lính Việt Nam ngày đêm vẫn đồng cam cộng khổ giúp dân xây dựng, tổ chức lại cuộc sống.

Đơn vị mình, bệnh viện Quân y 21 (B21, MT579) một bệnh viện tiền phương quân khu, có nhiệm vụ thu dung điều trị cả vùng Đông Bắc Căm-pu-chia và Nam Lào. Bệnh nhân là lính Việt, lính Cămpuchia và người dân địa phương. Không phân biệt sắc dân, tôn giáo, họ đều được điều trị và phục vụ hoàn toàn miễn phí như nhau.

Người dân Khmer, Hoa, Lào, Việt đều rất quý trọng bộ đội Việt Nam. “Coong-tốp Việt Nam lơ-o-ná” (Bộ đội Việt nam tốt lắm!) là câu nói mình thường nghe mỗi khi đi đến đâu, tiếp xúc với bất cứ sắc dân nào ở đó.  

Khoa Truyền nhiễm – Da liễu của mình có bà mẹ nuôi gốc Hoa bị lính Khmer đỏ cắt gót chân Achille, coi bọn mình như con. Có anh chị nuôi Khăm-muội, người Lào coi cả khoa như người thân. Có những gia đình ngư dân gốc Hồng Ngự, Đồng Tháp mừng rỡ khi mình đến thăm bệnh cho con cái họ. Mỗi khi nhà có giỗ chạp, đám cưới hỏi, họ đều trân trọng mời bọn mình đến dự. Mỗi dịp Tết Nguyên đán hay Tết năm mới (Chuôn – Chơ – Năm – Thơ – Mây), bộ đội và dân là khách quý của nhau. Vui bên nhau với tiếng trống bập bùng lửa trại thâu đêm. Chúc cho nhau cuộc sống hòa bình an lành mãi mãi.

Mình có những đứa trẻ người Khmer, người Lào, người Việt nhận làm cha đỡ đầu vì đã cứu chúng thoát khỏi tử thần từ những ca sốt rét ác tính, những ca tiêu chảy cấp. Dù đêm khuya hay mưa gió, bệnh viện mới khôi phục của bạn gọi yêu cầu là anh em lên đường chi viện và hỗ trợ cấp cứu, điều trị. Mình cũng đã từng nhiều lần cứu sống những người lính Khmer mà khi họ trốn ra viện, mới biết là quân của Polpot. Cũng chẳng sao, mình thường tâm niệm, họ là con bệnh. Cứu người thì không phân biệt chính kiến, phe phái. Có thể vì thế mà họ sẽ thức tỉnh và rời bỏ hàng ngũ Pôn-pốt để trở về làm người dân lương thiện.

Mình còn nhớ như in, nhiều đồng bào ở thị xã Stưng-teng nắm tay chia sẻ sự hốt hoảng và lo lắng khi nghe Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch tuyên bố với đài BBC là Việt nam sẽ rút quân về nước vào năm 1990. Họ sợ Pôn-pốt trở lại. Họ sợ chính quyền mới không giữ được cuộc sống bình yên vừa có được.

Mười năm sau, trước khi Việt Nam rút quân năm 1989, Căm-pu-chia đã hồi sinh. Cuộc sống đã khôi phục trở lại màu xanh của cây cối. Chùa chiền, trường học, bệnh viện, chợ búa đã được khôi phục và xây dựng lại. Những cánh rừng cao su xanh mướt trải dài không còn tiếng thét la của người dân vô tội. Những đêm hội dập dìu điệu múa lăm vông của những đôi trai gái. Cuộc sống lại đâm chồi nãy lộc như cấy cối sau mùa nắng hạn. Mùa xuân đã về trên đất nước Chùa Tháp. Đó cũng là giai đoạn khó khăn nhất của Việt Nam. Mỹ và phương Tây cấm vận kinh tế, vì đã coi Việt Nam xâm lược. Trung Quốc thì duy trì tình trạng chiến tranh ở biên giới phía Bắc. 

Bây giờ, sau ba mươi lăm năm nhìn lại, mới thấy trong đục trắng đen. Nhưng nhìn lại những máu xương bao thế hệ người lính Việt đã đổ xuống, mình vẫn băn khoăn liệu có hoài phí?

***

Những năm 1979s -1989s, cuộc sống người dân Việt Nam vô cùng khó khăn nhọc nhằn. Nhưng vẫn là một cuộc sống hòa bình không có tiếng bom rơi đạn nổ. Trong tâm tư rất nhiều người, cuộc sống đan xen giữa thời bình thời chiến; giữa hai dòng tư tưởng hưởng thụ và cống hiến; giữa những hi sinh mất mát và bon chen tinh toán được thua ở đời. Với đa số người lính Việt, khi đã bước chân sang biên giới K là chỉ biết đang sống ở chiến trường. Cuộc sống người lính nay còn mai mất. Lương không đủ tiêu. Nhu yếu phẩm dùng chung. Cùng chia sẻ ca nước mát mùa khô và chuyền tay nhau điếu thuốc mùa mưa.

Nhìn những đồng đội với tấm thân gầy xanh xao vàng bủng hay khấp khểnh trên chiếc nạng gỗ, những bệnh binh run lên từng cơn sốt rét rừng, sốt đái ra huyết; và biết ngày mai đến lượt mình,.. thì ai nỡ so đo tính toán thiệt hơn.

Mình đã nhiều lần khóc thầm và thao thức trắng đêm mỗi khi không cứu được đồng đội là bệnh nhân của mình. Họ đến bệnh viện khi đã quá muộn. Đó là những ca đã suy thận hay mất máu nhiều vì đường xa, vì mưa liên miên tắc nghẽn giao thông, vì thiếu thuốc cần thiết; không cách gì cứu sống được nữa. Mình khóc vì lực bất tòng tâm. Khóc vì những cái chết trẻ của đồng đội. Đa số họ đều ở độ tuổi hai mươi và chưa được yêu lần nào.  

*****

Nỗi nhớ Mùa Xuân còn là nỗi nhớ về mùa khô nơi nước bạn. Nhớ những cơn khát cháy họng khi đi qua những cánh rừng khộp, rừng săng lẽ bạt ngàn trơ trọi cành cây và lốp xốp lá khô. Nhớ những mùa chiến dịch giành lại các cao điểm trọng yếu, thương đồng đội bị thương, bị sốt rét hàng loạt đổ về nằm chật kín phòng bệnh.

Nhớ những cơn mưa triền miên mút mùa làm nôn nao người lính; nhớ những tháng mùa khô cháy bỏng đất đá khô trắng rừng cây cỏ và thèm những cọng rau xanh…

…. và văng vẳng còn đâu đây lời ca mỗi dịp xuân về :

Con biết bây giờ mẹ chờ em trông…

Bao lứa trai làng chào xuân chiến trường

Không lẽ riêng mình êm ấm…

……  (Xuân này con không về)

Đồng đội ơi, những ai còn nằm bên đó mà chưa được đưa về với đất mẹ? Xin cho tôi gửi về miền xa ấy chút tình của người đồng đội cũ của các anh năm xưa ! Xin cho vong hồn các anh được siêu thoát !

Bạn bè ơi, những ai còn nhớ đến một thời gian khổ mà thấm đẫm tình người, tình đồng đội ? Xin hãy đừng làm gì hổ thẹn với vong linh đồng đội mình còn lang thang nơi đất khách quê người !

Sao Hồng

Khu vực đền Preah Vihear nhìn từ Thailand, nơi đây để giành lại đền từ tay Polpot, bộ đội Sư đoàn 2 QK5 đã thương vong rất nhiều trong chiến dịch mùa khô 1984-1985. Trong đó có đại tá Lê Hồng Anh, sư trưởng bị mìn tăng làm bỏng độ II, III toàn bộ lưng, khi mất mới 38 tuổi.
Quinvaxem vẫn đang được tiêm chủng cho các cháu từ 2 tháng tuổi đến 7 tháng tuổi (Ảnh Thu Uyên- Báo Tuổi Trẻ)

Quinvaxem vẫn đang được tiêm chủng cho các cháu từ 2 tháng tuổi đến 7 tháng tuổi (Ảnh Thu Uyên- Báo Tuổi Trẻ)

TTCT giới thiệu bài viết tiếp tục nêu những câu hỏi cần làm sáng tỏ.

Tính từ năm 2007 đến hết tháng 11 năm nay đã có 61 trẻ tử vong sau khi tiêm chủng các loại, trong đó có 43 ca sau tiêm Quinvaxem. Đặc biệt trong sáu tháng từ 1-10-2012 đến 1-3-2013 đã có 21 ca tai biến sau tiêm Quinvaxem với 12 trẻ chết và 9 trẻ cứu được.

Những ca tử vong sau tiêm Quinvaxem ở Việt Nam theo các nhà chức trách là “không liên quan đến văcxin”. lẽ mà họ nêu ra là Quinvaxem đạt yêu cầu về an toàn theo tiêu chuẩn và dựa vào thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Sự thật, Quinvaxem có an toàn không? Tại sao “văcxin đạt tiêu chuẩn an toàn” mà có tử vong liên tiếp sau tiêm chủng? Trả lời câu hỏi này cần hiểu rõ ba vấn đề cốt lõi liên quan đến Quinvaxem. Đó là chất lượng văcxin; sự giới hạn của kỹ thuật kiểm định; cơ chế phản ứng cấp của cá thể sau tiêm chủng.

Chất lượng Quinvaxem

Chất lượng văcxin liên quan đến thế hệ văcxin. Thế hệ văcxin cũ có nghĩa là chất lượng kém. Đánh giá chất lượng Quinvaxem dựa vào hai yếu tố: thành phần kháng nguyên ho gà và chất bảo quản. Kháng nguyên ho gà của Quinvaxem là toàn tế bào. Chất bảo quản trong Quinvaxem là thiomersal. Ho gà toàn tế bào (wP) (*) khác với ho gà vô bào (aP) (**) như thế nào?

Toàn tế bào là nguyên con vi trùng ho gà với khoảng 3.000 đơn chất khác nhau. Khi vào cơ thể, không phải tất cả đều có giá trị miễn dịch chống bệnh ho gà, nhưng là chất có thể gây dị ứng. Toàn tế bào là kháng nguyên tạp, không thuần khiết.

Vô bào là chỉ có ba chất, giải độc tố (pertusis toxoid), ngưng kết tố hồng cầu dạng sợi (fibrinogen haemagglutinin) và pertactin. Ba chất này có tính sinh miễn dịch cao nhất phòng bệnh ho gà. Chỉ có ba chất so với 3.000 sinh chất của vi trùng ho gà nên gọi là “vô bào”, kháng nguyên tinh khiết.

Chất bảo quản của Quinvaxem

Một văcxin cổ điển có ba thành phần cơ bản: kháng nguyên (antigen), kích thích miễn dịch; tá chất (adjuvant), làm tăng miễn dịch và chất bảo quản (preservative), chống nhiễm trùng cho văcxin. Quinvaxem là văcxin cổ điển. Chất bảo quản trong Quinvaxem là thiomersal. Thiomersal được dùng làm chất bảo quản văcxin từ những năm 1930. Thành phần chính tạo nên cấu trúc thiomersal là thủy ngân (Mercury, chiếm 50%).

Thủy ngân là một kim loại độc. Từ lâu, thiomersal là “nghi can” gây bệnh tự kỷ, nhiễm độc thần kinh tiềm tàng và tăng nhạy cảm phản ứng cục bộ ở trẻ em sau tiêm văcxin. Độc tính và hậu quả của thiomersal trong văcxin là vấn đề gây tranh cãi.

Mặc dù WHO, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA)… thông cáo “không có bằng chứng thuyết phục thiomersal liên quan đến các cáo buộc nghi ngờ”; chỉ thừa nhận “có phản ứng sưng đỏ, đau tại chỗ tiêm” nhưng họ lại đặt ra lộ trình loại bỏ thiomersal hoàn toàn khỏi văcxin và sinh phẩm từ năm 1998. Từ năm 2001, các nước phát triển không cấp phép văcxin có thiomersal.

Trước đây, người ta dùng thiomersal là vì văcxin không được bảo quản lạnh, một lọ chứa nhiều liều, dùng thiomersal để chống nhiễm trùng. Ngày nay, công nghệ sản xuất mới, siêu màng lọc đã loại bỏ tất cả tế bào vi khuẩn và vi nấm; bao gói đã thay đổi, mỗi liều một lọ hoặc một bơm tiêm, đã hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Do đó không cần thiết có thủy ngân trong văcxin nữa.

Sự “giới hạn” của khoa học trong kỹ thuật kiểm định

Trong quá trình sản xuất, việc kiểm soát chất lượng và kiểm định sinh phẩm đều tuân thủ quy trình và tiêu chuẩn chặt chẽ. Khi xảy ra tử vong sau tiêm mẫu văcxin “nghi can” vẫn “đạt tiêu chuẩn an toàn” hoặc “phù hợp với tiêu chuẩn”. Vì sao?

Với kỹ thuật kiểm định hiện nay, không phải tất cả các phân chất tạo nên hỗn dịch văcxin đều được kiểm soát hết. Các chỉ số bắt buộc phải kiểm định theo các tiêu chuẩn (trong dược điển) rất ít so với thành phần tạo nên hỗn dịch văcxin.

Phương pháp kiểm tra (nhất là ở Việt Nam) cũng rất lạc hậu và còn rất nhiều chất trung gian tồn dư trong sản phẩm chưa được kiểm soát hết. Các chất trung gian (các gốc hóa học) được tạo ra trong quá trình tinh chế văcxin chưa được kiểm soát hết. Chính các chất này thuộc nhóm phản ứng của dị nguyên trong cơ chế gây dị ứng.

Các thí nghiệm kiểm tra thành phần hóa học của văcxin diễn ra trong phòng thí nghiệm là những thí nghiệm riêng rẽ, kiểm tra đơn chất. Các thử nghiệm an toàn trên súc vật thí nghiệm là cơ thể khác loài so với con người.

Ngoài ra, kết quả “kiểm định an toàn của WHO” chỉ để xác định ngưỡng an toàn của liều văcxin. Vì khi đánh giá kết quả thử nghiệm chỉ căn cứ vào độ tăng cân và tỉ lệ chuột chết (vẫn có chuột thử nghiệm bị chết). Điều đặc biệt lưu ý nữa là mẫu kiểm định chỉ mang tính đại diện. Không phải lọ văcxin nào cũng được kiểm tra hết. Có nghĩa là xác suất an toàn của lọ văcxin được kiểm soát không phải là 100%.

Điều đó cho thấy sự hữu hạn của khoa học kỹ thuật.

Cơ chế phản ứng đáp ứng của cơ thể

Quinvaxem là một hỗn dịch có nhiều chất lạ khi đưa vào cơ thể. Phản ứng chung của cơ thể là tạo ra kháng thể để ngừa bệnh, đồng thời cũng tạo ra các kháng thể… gây bệnh dị ứng. Phức hợp kháng nguyên – kháng thể gây dị ứng tức thì, quá ngưỡng gọi là sốc phản vệ. Hội chứng gây tử vong cho các cháu sau tiêm văcxin đều là sốc phản vệ.

Sốc phản vệ là hiện tượng quá mẫn của cơ thể đối với lần tiêm lặp lại. Lần tiêm thứ nhất kháng nguyên tạo nên ở cơ thể một tình trạng tăng cao mẫn cảm gọi là sự gây nhạy cảm. Lần tiêm lặp lại cùng một loại kháng nguyên vào máu cơ thể đó gây nên phản ứng toàn thân nghiêm trọng gọi là sốc phản vệ. Phản ứng của cơ thể người với văcxin vừa là khác loài vừa là tổng hòa của nhiều phản ứng sinh hóa – miễn dịch – thần kinh – sinh lý… xảy ra cùng lúc theo một cơ chế phức tạp.

Trong khi, thử nghiệm an toàn (trên chuột, thỏ) là tiêm một lần không lặp lại. Kết quả “đạt tiêu chuẩn an toàn” không khẳng định được liệu văcxin có gây ra phản ứng dị ứng cho người dùng (cơ thể khác loài) hay không? Hơn nữa, trong thực hành tiêm chủng chưa bao giờ có thử phản ứng trước tiêm?

Như vậy, liên quan đến tai biến tử vong sau tiêm Quinvaxem không thể lấy “kết quả kiểm tra hồi cứu” để nói rằng “lỗi không phải do văcxin”. Nói như thế là không hiểu gì về cơ chế bệnh tật cũng như sản xuất văcxin. Cũng không thể lấy kết quả kiểm tra đó để làm cơ sở cho một quyết định (dùng lại Quinvaxem) liên quan đến tính mạng của con người. Càng không thể lấy đó làm bình phong che chắn cho trách nhiệm của ngành với lý do “kết quả kiểm tra đạt an toàn”, dù là của WHO.

Về nguyên tắc, dù bất cứ văcxin gì liên quan đến tử vong sau tiêm, phản ứng duy nhất của các cơ quan chức năng sau mỗi vụ là không dùng lại sản phẩm đó. Bắt buộc phải thay thế sản phẩm khác có tiêu chuẩn chất lượng cao hơn và đã được kiểm chứng trên thực tế nhiều năm. Mạng sống của ai, dù một người, không thể đánh đổi bằng “tỉ lệ thống kê cho phép”.

BS TRẦN SONG HÀO

Lọ Quinvaxem của loạt vaccine liên quan đến các ca tử vong

Lọ Quinvaxem của loạt vaccine liên quan đến các ca tử vong

(*): Bordetella Pertusis whole cell, ký hiệu là wP
(**): acellular Pertussis, ký hiệu là aP

Tài liệu tham khảo:

www.who.int/immunization_standards/vaccine_quality/quinvaxem_pqnote_may2013/en/
www.fda.gov/BiologicsBloodVaccines/SafetyAvailability/VaccineSafety/ucm096228.htm#t1
www.npr.org/blogs/health/2012/12/17/167280941/experts-argue-against-proposed-ban-on-vaccine-preservative

Bài này đã post ở Facebook hôm October 27, 2013 at 11:50pm, với tiêu chí “VÌ SỰ MINH BẠCH VÀ VIẾT CÓ Ý THỨC”. Tính đến 11:50 PM, hôm nay (31/10/2013) có hơn 400 người thích và 237 người chia sẻ.
Mình đăng lại đày để chia sẻ với bạn bè không chơi facebook !

Lời dẫn: 

Mình chơi blog và mạng xã hội đã vài năm. Ngay từ đầu, mình xác định là chém gió cho vui. Và qua đó học hỏi thế giới đa chiều để tư duy và tế bào não không già cỗi.

Thế nên mình dấu tông tích nghề nghiệp. Chưa bao giờ mình viết một bài riêng về chuyên môn hay nghề nghiệp liên quan đến công việc và nơi mình công tác. Phần vì sợ ảnh hưởng đến công việc cơ quan, đồng nghiệp. Phần vì ngoài đời, có nhiều lý do để mình không thích khoe nghề nghiệp với thiên hạ. Thế mà một vài bạn facebooker khi biết sơ sơ mình là ai liền “phong hàm” cho mình bác sỹ chuyên ngành… “cu bướm”. Lại có người gán cho mình là “nhà văn” nữa chứ. “Nhà văng.. mạng” thì đúng hơn.

Là người thuộc ngành Y, mình có nhiều bạn cùng khóa khắp mọi miền đất nước. Họ thầm lặng làm việc vì người bệnh và cả vì nồi cơm của họ. Cũng có người đang làm quan to và có nhiều phẩm hàm danh giá. Cũng như mình, họ cũng bức xúc trước những vụ việc chết người của ngành y gần đây. Những bức xúc đó mình có chia sẻ trong các status trên Facebook.

Hôm kia (25/10) sau khi chém gió trên một status mà Mụ Chung Le tag cho mình. Mình biết một vài bạn chưa thỏa mãn với bình luận đó mà muốn biết nhiều hơn về vấn đề này (nguyên nhân tử vong của 3 bé). Thậm chí đến hôm sau, Mụ Chung Le còn nhắc nhở “viết xong chưa, tag cho tui một…nhát”. 

Với mục tiêu, “viết vì sự minh bạch và viết có ý thức”, từ nay mình sẽ viết thêm những bài mang tính chuyên môn sâu và “bệnh nghề nghiệp”của mình. Có những vấn đề mà báo chí không muốn đề cập thì mình chơi ở “báo Cu Mark”. Bắt đầu từ bài  này: “Trao đổi về nguyên nhân gây chết 3 bé sơ sinh sau tiêm vắc-xin” (20/7/2013) ở Bệnh viện Đa khoa Hướng Hóa, Quảng Trị.

Bài báo của báo Lao Động

Bài báo của báo Lao Động chụp lại màn hình   

Theo báo Lao Động (1) điện tử (Số 247 – Thứ sáu 25/10/2013 06:50),  nguyên nhân gây chết cho 3 bé sơ sinh ở BV Đa Khoa Hướng Hóa (20/7/2013) là tiêm nhầm thuốc Oxytocin. Tít của bài báo là: “Ba trẻ sơ sinh tử vong tại Quảng Trị: Do tiêm nhầm thuốc gây co bóp tử cung”. Nguyên văn bài báo như sau:

Theo nguồn tin riêng của Báo Lao Động, cơ quan chức năng đã đưa ra kết luận ban đầu về  nguyên nhân tử vong của 3 trẻ sơ sinh sau khi tiêm vắcxin viêm gan B ngày 20.7 tại BV Đa khoa Hướng Hóa (Quảng Trị).

Thời điểm tiêm chủng, BV mất điện nên nhân viên tiêm chủng đã dùng điện thoại soi tìm vắcxin. Do ở đây, vắcxin được bảo quản chung với thuốc gây co tử cung Oxytocin nên thay vì lấy vắcxinviêm gan B, họ đã lấy nhầm thuốc gây co tử cung tiêm cho 3 cháu bé.

Vì thế, 3 ca tử vong đều giống nhau. Điều này được làm rõ khi cơ quan chức năng lấy thuốc còn lại trong xi-lanh đã tiêm cho các cháu và kiểm tra.

Sai phạm thứ hai, khi tiêm chủng cho trẻ sơ sinh, nhân viên y tế đã không đưa vào phòng tiêm riêng cho trẻ mà vẫn để ở phòng tiêm cho người lớn

Hiện nay, cơ quan công an đã quyết định khởi tố vụ án để làm rõ việc hai nhân viên y tế BV Đa khoa Hướng Hóa, Quảng Trị sơ ý vô trách nhiệm, vi phạm quy định an toàn tiêm chủng dẫn đến chết người(1).

****

Bài báo vừa đăng lên trong vòng vài giờ là một loạt báo điện tử như Dân Trí, VTC, VOV, VietNamNet,… đua nhau giật tít “tìm thấy” và đăng lại nguyên nội dung đó. Mạng xã hội (dẫn link và bình luận) và báo lề trái cũng dậy sóng vì cái kết luận gây sốc đó. “Kết luận ban đầu” của bài báo có thể sẽ “định hướng”kết cục điều tra gây “đau thương” cho những người thấp cổ bé miệng.

Một số tờ báo như Tuổi Trẻ, Thanh Niên thì thận trọng đặt lại vấn đề và tìm gặp những người có thẩm quyền để làm sáng tỏ thêm. Nhưng hôm nay, 27/10, trên trang 9 báo Tuổi Trẻ mình đọc thấy mẫu tin của phóng viên Lan Anh (2): “VỤ TAI BIẾN VẮCXIN Ở QUẢNG TRỊ: Loại trừ nguyên nhân do vắc-xin”. Mẫu tin đề cập đến “kết quả kiểm định vắc-xin và đủ căn cứ loại trừ nguyên nhân vắc-xin”.

Nghĩa là kết quả kiểm định các mẫu vắc-xin cùng lô tiêm cho các cháu… an toàn. Đoạn cuối mẫu tin 170 chữ (Lan Anh, phóng viên chuyên theo dõi ngành y, người mà mình“follow” trên báo TT nhiều năm nay) có dẫn tin về vụ tiêm nhầm Insulin cho 70 trẻ (21 tử vong) tại Yemen 1997. Vụ này và nhiều vụ khác chẳng liên quan gì đến vụ Hướng Hóa cả. Ý suy diễn quy nạp để định hướng rất rõ.

Chuyện các báo đăng thông tin về vụ việc như thế nào là quyền của họ. Nhưng khi đọc những tin bài đó, mình muốn trao đổi với tư cách là một người đã có thâm niên hành nghề sản xuất, kiểm định chất lượng vắcxin, quản lý chất lượng và trực tiếp thực hành tiêm chủng. Cũng vì cái “bệnh nghề nghiệp”, mình đã quan tâm theo dõi nhiều vụ việc tai biến chết người do tiêm vắc-xin, cả của thế giới và ở Việt Nam. Trong đó có những vụ là sản phẩm chính của cơ quan mình sản xuất (rất muốn viết thành sách).

Để khỏi loãng vấn đề, mình chỉ trao đổi quanh bài báo trên. 

Mình không mấy tin tưởng những thông tin và kết luận mà bài báo này đưa ra. Bỡi vì sự võ đoán, cảm tính chủ quan, có phần thiếu hiểu biết về chuyên môn và thực tế thực hành tiêm chủng, rất rõ. Xem xét vấn đề bài báo nêu, mình muốn “mổ xẻ” theo 3 nội dung sau:

 –  Tính xác thực của nguồn tin và độ tin cậy của “kết luận ban đầu”;

 –  Phương pháp điều tra và “kết luận ban đầu” có liên quan đến kết quả kiểm định mẫu vắc-xin gây tai biến không?;

 –  Gánh nặng áp lực của cơ quan điều tra và trách nhiệm của báo chí.

                                                                2 mẫu lọ vắc xin VGB 1,0ml & 0.5 ml của Vaibiotech (HN) cung cấp cho EPI. Các bé sơ sinh ở Hướng Hóa tiêm loại này

2 mẫu lọ vắc xin VGB 1,0ml & 0.5 ml của Vaibiotech (HN) cung cấp cho EPI. Các bé sơ sinh ở Hướng Hóa tiêm loại này

Về Tính xác thực của nguồn tin và độ tin cậy của “kết luận ban đầu”: 

Mở đầu, bài báo viết:Theo nguồn tin riêng của báo”, “cơ quan chức năng đã đưa ra kết luận ban đầu”. Thì mình nghĩ người viết bài này có “nguồn tin” từ chính cơ quan điều tra hoặc từ “cơ quan chức năng” (là người của Bộ Y tế) tham gia điều tra vụ việc. Tính xác thực của “nguồn tin” có vẽ rất cao. Nhưng “kết luận ban đầu” thì quá vội vã, mang tính võ đoán và tính định hướng dư luận. 

Cùng thời điểm, để làm rõ vấn đề, phóng viên thường trú của TuổiTrẻ ở Quảng Trị, nhà báo Lê Đức Dục, đã trực tiếp làm việc với những người có thẩm quyền cao nhất với vụ việc tại địa phương (công an và y tế). Thì họ cho biết là chưa biết hoặc chưa có kết luận nào cả(3). Ngày 10/10/2013, công an chỉ “khởi tố vụ án” (chưa “khởi tố bị can”) để thuận lợi cho việc điều tra.

Vậy thì “kết luận ban đầu” đó chỉ xuất phát từ người của… Bộ y tế?

Có thể “nguồn tin” muốn “định hướng dư luận”. Có thể phóng viên viết theo lối quy nạp và suy diễn từ kết quả kiểm tra “mẫu lọ/ống tiêm đã dùng”. Độ tin cậy của “kết luận ban đầu” này gây nghi ngờ cho nhiều người, trong đó có mình. Phảic ó chứng cứ thuyết phục và có chuyên sâu chuyên môn mới điều tra và kết luận đúng.

Trên mạng xã hội Facebook, Mụ Chung Le, một viên chức mẫu mực của UNICEF (tổ chức của LHQ đã có 25 năm đồng hành với ngành sản xuất vaccines Việt Nam), treo status tối 25/10/2013, rằng: “Chả hiểu tại sao nhà cháu không tin lắm vào kết quả điều tra vụ tiêm nhầm vắc xin cho trẻ sơ sinh bằng oxytocin. Cứ nghi ngờ đây là màn Lê Lai cứu chúa vì chất lượng vắc-xin nhập (kho) kém. Đồng thời kết quả thông báo sẽ trấn an được tinh thần các bà mẹ hoặc sắp làm mẹ..”. Mụ lăn tăn 4 vấn đề mà bất cứ ai theo dõi kỹ vụ “3 bé sơ sinh tử vong…” cũng đều thắc mắc:

 1-     Vắc xin và Oxytocin có chứa trong lọ cùng kiểu dáng dễ gây nhầm lẫn hay không?

 2-     Mỗi ống vắc xin tiêm được cho mấy trẻ?

 3-     Nếu mỗi ống chỉ có 1 liều thì tại sao cả ba trẻ cùng tử vong?

 4-     Nếu mỗi ống có nhiều liều thì sau khi mở ra sẽ bảo quản thế nào để đảm bảo chất lượng khi tiêm cho trẻ tiếp theo?

Trong một bình luận (comments), mình đã trả lời rằng:
1) Không! Ở thị trường Việt Nam (hiện nay), tất cả các vaccines ngừa Viêm gan B (VGB) ngoại và nội đều là MỘT LIỀU/MỘT LỌ (vial). Trẻ em lọ 0.5ml (~10 mcrg đơn vị kháng nguyên). Người lớn 1.0ml (~20mcrg…). Oxytocin chỉdùng ỐNG (ampoule) 05 IU. Nếu là lọ (dung tích lớn >10ml) chỉ dùng cho… trâu bò ngành thú y (lưu ý là thị trường VN và bệnh viện tuyến huyện miền núi thanh toán BHYT không có nhiều lựa chọn để dung Oxytocin ngoại nhập)!

2) Vắc-xin Viêm gan B, mỗi lọ (vial)/01 liều 0.5ml chỉ tiêm cho 01 bé! (vaccines tiêm cho các cháu ở BV Hướng Hóa là sản phẩm của Cty VX & SPYT số 1 (Vaibiotech, thuộc Viện VSDT Hà Nội) sản xuất. Loại tiêm (miễn phí) cho các cháu trong Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia (EPI)! Vắc-xin VGB dùng cho người lớn liều gấp đôi (01 ml=20mcrg…/vial) cũng 01 liều/01 lọ. Không được phép chia sẻ 02 liều cho 2 bé, vì nắp lọ vaccines chỉ được đâm kim hút một lần(bơm tiêm cũng dùng một lần. 

Các nước giàu nhiều vaccines đóng luôn trong bơm tiêm (syrine) một liều). Tiêm xong vứt luôn bơm tiêm vào “hộp an toàn” (chứa chất thải rắn y tế)! Đó là quy định mà nhân viên tiêm chủng đã/phải được tập huấn hằng năm. Cô Thuận (BVHH ở Khe Sanh) đã có tuổi nghề 20 năm không thể không biết điều đó !

3) Từ lâu ngành sản khoa cấm “thúc đẻ” cho sản phụ bằng TIÊM BẮP Oxytocin (chỉ được pha với dịch truyền ung đường IV, tĩnh mạch). Tiêm bắp Oxytocin thường chỉ dùng khẩn cấp khi bị băng huyết sau sinh và mổ bắt con (tiêm thẳng vào cơ tử cung). Nếu “tiêm cho 3 bé cùng một lọ (như bài báo nêu) chỉ có dùng cho “bé”… BÊ (của bò/trâu)

4) Tất cả vaccines ngừa VGB đều bảo quản ở nhiệt độ 2oC– 8 oC!  Oxytocin (thuốc nội: 10 ống/hộp; thuốc ngoại: 05 ống/hộp) bảo quản ở nhiệt độ phòng từ 20 oC – 28oC! Không ai bỏ tủ lạnh vì nhiệt độ không kiểm soát, quá lạnh có thể làm kết tinh thuốc.

                                                                   
Nên nhớ rằng, từ trước đến nay, khi có tai biến do tiêm chủng gây chết người, hầu hết các mẫu chứng cứ cùng lô/loạt được niêm phong để lấy mẫu để kiểm tra song song mẫu lưu của nhà sản xuất và kiểm định. Sau đó tất cả đều có kết quả trả lời… “đạt yêu cầu về an toàn”.

Không nên lấy kết quả đó để LOẠI TRỪ nguyên nhân tai biến do vắc-xin đã sử dụng (lý do, hãy xem phần cuối bài). Ứng xử bắt buộc của nhà quản lý, nên là KHÔNG SỬ DỤNG loại vắc-xin/sản phẩm đó nữa. 

Mọi người cũng nên biết rằng, chỉ có những vụ tai biến tiêm chủng những năm đầu thế kỷ 20, khi công nghiệp sản xuất vắc-xin mới hình thành, thì mới tìm ra nguyên nhân cụ thể như nhiễm độc tố tạp khuẩn, độc chất “hồi phục” (thuật ngữ chuyên môn gọi là hồi độc) trong sản phẩm. Nhưng kết quả điều tra thường có rất lâu sau khi vụ việc xảy ra. Có khi cả mấy năm trời. Và dân chúng chỉ biết được qua các tác phẩm văn học mang tính… điều tra.  

Thời nay, khi khoa học công nghệ phát triển thì ngay ở các nước Mỹ, Âu các chuyên gia theo dõi “phản ứng có hại cấp tính sau tiêm chủng” (VAE)(4) cũng thấy khó khăn trong điều tra VAE. Vì sao lại thế? 

Loại thuốc tiêm Oxytocin 5 IU/ống (ampoule) do VN sản xuất. Dùng cho thai phụ trong hỗ trợ chuyển dạ và chống băng huyết hậu sản,...

Loại thuốc tiêm Oxytocin 5 IU/ống (ampoule) do VN sản xuất. Dùng cho thai phụ trong hỗ trợ chuyển dạ và chống băng huyết hậu sản,…

 

 Về Phương pháp điều tra vàkiểm định mẫu vắc-xin gây tai biến:

Phải nói trước điều này. Điều tra một vụ tai biến chết người do vắc-xin rất phức tạp. Phương pháp điều tra chủ yếu là “hồi cứu”. Hỏi/sưu tra sổ sách/số liệu/vỏ hộp/nhãn mác,.. còn lưu lại. Thu thập thông tin của nhà sản xuất/cung cấp để đối chiếu so sánh với tiêu chuẩn quy định,… Nó không giống như điều tra một vụ phẩu thuật thẩm mỹ; một vụ đẻ/mổ bắt con hay một vụ phản ứng với thuốc Tây,…

Nguyên do là công nghệ sản xuất và kiểm định vắc-xin rất phức tạp. Vô vàn yếu tố rủi ro có thể có trong quá trình sản xuất. Khác với dược phẩm, để sản xuất một vắc-xin, tính từ nguyên liệu đầu vào cho đến khi có sản phẩm, danh mục hóa chất, sinh phẩm, tá chất, phụ gia,… có thể lên hàng trăm mục. Phải kiểm soát tất cả các công đoạn và nguyên liệu trung gian. Có nghĩa là có hàng trăm chất trong một sản phẩm vắc-xin phải được kiểm soát kiểm tra chi tiết. Nhưng phương pháp kiểm tra (tương ứng với số mục/chỉ tiêu kiểm tra) lại hữu hạn và còn rất nhiều chất trung gian tồn dư trong sản phẩm chưa được kiểm tra/kiểm soát hết. (Xem TCVN về văc-xin ở Dược Điển VN III sẽ biết).

Trở lại bài báo, ký giả viết rằngThời điểm tiêm chủng, BV mất điện nên nhân viên tiêm chủng đã dùng điện thoại soi tìm vắcxin. Do ở đây, vắcxin được bảo quản chung với thuốc gây co tử cung Oxytocin nên thay vì lấy vắcxin viêm gan B, họ đã lấy nhầm thuốc gây co tử cung tiêm cho 3 cháu bé. Vì thế, 3 ca tử vong đều giống nhau. Điều này được làm rõ khi cơ quan chức năng lấy thuốc còn lại trong xi-lanh đã tiêm cho các cháu và kiểm tra (1)

Vụ việc xảy ra hôm 20/7/2013, nhiều người đã biết giờ tiêm cho các cháu từ 8g00 – 8g30. Hôm đó trời không mưa (xem ảnh báo đăng là biết). Dù có “mất điện” cũng không cần “dùng điện thoại di động” để soi, mà vẫn đọc được nhãn lọ vắc-xin để thực hành “3 tra 3 chiếu”.

Ngoài chuyện bảo quản thuốc và vắc-xin khác nhau, với thâm niên 20 năm trong nghề, kỷ năng và thói quen của y tá/y sỹ không thể không nhớ/phân biệt liều tiêm vắc-xin một lọ cho một cháu hay cho “3 cháu bé cùng một lọ”. Sự khác biệt nhau của liều lượng/lần tiêm của vắc-xin và Oxytocin rất rõ (xem các hình minh họa).

Đáng chú ý nhất là câu: “Điều này được làm rõ khi cơ quan chức năng lấy thuốc còn lại trong xi-lanh đã tiêm cho các cháu và kiểm tra.

Như đã nói, “cơ quan chức năng” cũng chỉ thực hiện “điều tra hồi cứu”. Lọ vắc-xin đã tiêm (quy định) “lưu theo ngày/tháng” (có ghi nhãn) trong vòng một tháng. Theo các bài báo khi vừa xảy ra vụ việc, “nhân viên không  thực hiện đúng quy trình” nên “không tìm thấy lọ vắc-xin đã tiêm”.

Ở mỗi khoa của một bệnh viện đều có các “hộp an toàn sinh học” đựng chất thải rắn y tế. Trong đó, bơm/kim tiêm để riêng; vỏ ống/lọ thuốc để riêng, nhất là vắc-xin. Thực tế ở Khoa Sản, Bệnh viện Hướng Hóa, mình không biết có dùng “hộp an toàn…” như quy định hay không? Họ có phân loại rác thải rắn y tế không (không thấy báo chí đề cập)?

Nhưng khả năng “thùng rác thải rắn” đó chứa nhiều vỏ lọ/ống thuốc tây và vắcxin, syrine/kim tiêm lẫn lộn nhau là rất cao. Vậy thì khi không tìm thấy vỏ lọ vắc-xin (VGB) tất sẽ tìm thấy vỏ/lọ thuốc tây khác. Có nghĩa là có cả bơm tiêm (syrine), vỏ/lọ Oxytocin đã dùng cho các thai phụ trước & sau sinh cũng có ở thùng/giỏ rác đó.

Điều này, về nguyên tắc, cũng không thể quy nạp là nhân viên y tế tiêm Oxytoxin cho cháu thay vì tiêm vắc-xin! Với kỷ năng được huấn luyện và thực hành thanh tra GMP, GLP mình  không bao giờ tin lý lẽ quy nạp mà bài báo đưa như vậy (“kiểm tra từ vỏ lọ thuốc”). 

*** 

Thực tế những vụ “phản ứng cấp có hại sau tiêm vắc-xin”(VAR) đã xảy ra nhiều. Trong những nguyên nhân gây tử vong do tiêm vắc-xin, có những yếu tố mà chẳng liên quan gì đến chất lượng thực của vắc-xin. Người điều tra chỉ nghĩ đến giả thuyết nhưng không dám loại trừ. Như, nghi ngờ các “đồng nghiệp chơi xấu nhau” bằng đánh tráo sản phẩm,… Không chỉ tại nơi sử dụng, trong quá trình phân phối, mà cả từ khâu sản xuất, vô bao gói. Hậu quả là gây thiệt hại cho người vô tội.

Nghi ngờ thế thôi chứ nhà điều tra không bao giờ dám khẳng định khi chưa tìm ra chứng cứ thuyết phục. Họ cũng vô cùng khó khăn khi cố gắng đi tìm chứng cứ theo giả thiết này và đành bó tay.

Ví dụ, đầu thập kỷ 1980s (1981-1982),liên quan đến vụ 10 cháu bé ở Thanh Hóa tiêm vắc-xin Tả -TB (vắc-xin đa giá 3thành phần, gọi là Tam Liên, do Viện Vắc-xin Đà Lạt-Nha Trang sản xuất) bị taibiến nặng và tử vong. Cùng thời kỳ đó, nội bộ lãnh đạo nơi sản xuất rất mấtđoàn kết và đấu đá thù hằn nhau rất căng. Ban Bí thư TW phải có thông tư riêngchỉ đạo trực tiếp (mình đọc thông tư này 1987, khi làm trợ lý Viện trưởng). BộCông an vào cuộc và điều tra rất lâu. Nhưng cuối cùng cũng không tìm ra ‘thủphạm” từ các… lọ vắc-xin Tam Liên.

Nhưng cách ứng xử của Bộ Y tế lúc đórất rõ ràng và đầy trách nhiệm:

– Cách chức phụ trách y tế dự phòng địa phương. Điềuđộng một thầy giáo “Hoa Thanh Quế” (quê Thanh Hóa) thuộc Bộ môn VSDT Đại học Y Hà Nội vềtham gia quản lý (giám đốc). 

– Cách chức và điều chuyển Viện trưởng (giám đốc nhàsản xuất). Kỷ luật và cho nghỉ hưu một phó giám đốc. 

– Loại bỏ vắc-xin Tả-TB ra khỏi chương trình tiêmchủng (không giống kiểu cho “tái sử dụng vắc-xin Quinvaxem” như hiện nay).

Đó là cách ứng xử của những người Thầyvà người tiền nhiệm của bộ trưởng Bộ Y bây giờ.

Loại Oxytocin mà phụ nữ phương Tây hay dùng để kích thích... tình yêu (hormon).<br /><br /><br /><br /><br /><br /><br />
Các bệnh viện miền núi và nông dân nghèo sử dụng BHYT liệu có tiền xài loại này không?

Loại Oxytocin mà phụ nữ phương Tây hay dùng để kích thích… tình yêu (hormon). Các bệnh viện miền núi và nông dân nghèo sử dụng BHYT liệu có tiền xài loại này không?

Về Gánh nặng áp lực của cơ quan điều tra và trách nhiệm của báo chí.

Trở lại câu hỏi, vì sao vắc-xin gây tai biến mà kết quả kiểm tra (mẫu cùng lô/loạt) lại đạt yêu cầu về an toàn? Phải chăng, đây là lý do chính để Bộ Y tế cho sử dụng lại lọai vắc-xin đó? Là lý do để các nhà báo không hiểu chuyên môn, vô tình đổ tội cho người thấp cổ bé họng?

Đây là một vấn đề sâu và rộng về chuyên môn, nếu có thời gian (và báo nào chịu đăng trên diễn đàn), mình sẽ tiếp tục trao đổi. Riêng cá nhân, mình coi đó là sự “bất lực” của khoa học công nghệ.

Nói tóm tắt (ai động não một chút làhiểu ngay): khi tất cả các phương pháp kiểm tra/kiểm định vắc-xin, đều là nhữngthí nghiệm đơn lẻ (test/assay), riêng rẽ cho từng đơn chất ở mức độ phân tử(trong một hổn hợp vắc-xin) theo nguyên tắc “chìa khóa – ổ khóa”, do con ngườitạo ra (trong phòng thí nghiệm).

Còn cơ chế mà thuốc (vắc-xin và hóachất tồn dư trong vắcxin), làm chết bệnh nhân/người dùng là “sản phẩm tổng hòa”của nhiều chuổi phản ứng sinh hóa học, sinh lý học, thần kinh – hóa học rấtphức tạp, trong cơ thể sống xảy ra trong một khoảng thời gianrất ngắn, tức là do… “Tạo hóa” hay “Chúa trời” gây nên.

Ngoài ra, điều cơ bản cần nhớ là các thử nghiệm an toàn (saferty test) của vắc-xin đều lấy chuột lang (guinea pigs) và thỏ (rabbits) làm vật thử nghiệm. Kết quả “saferty test” này chỉ để xác định ngưỡng an toàn của liều văc-xin. Không có nghĩa là vắc-xin an toàn100%.
Cũng thuộc hệ máu nóng nhưng cơ thể con người đáp ứng với kháng nguyên (chất lạ) hoàn toàn không giống như động vật thí nghiệm. Ai cũng biết như thế.
Nên, không thể lấy “kết quả kiểm tra an toàn” để làm cơ sở cho một quyết định liên quan đến sức khỏe và tính mạng của con người. Càng không thể lấy đó làm bình phong che chắn cho trách nhiệm của ngành.

Dư luận và báo chí cũng đừng nên kỳ vọng mà gây áp lực vào điều tra của ngành công an. Bỡi vì họ có thể rất giỏi về lĩnh vực tội phạm hình sự và kinh tế, nhưng trong chuyên môn sâu/hẹp như vắc-xin và tiêm chủng, họ phải dựa vào các nhà sản xuất, các nhà quản lý chuyên ngành. Liệu có ai lại “vạch áo” cho… công an xem “lưng” mình không? Vì sao, thường có các cuộc họp quán triệt về phát ngôn đối phó với báo chí và công an?

Trên thực tế, sai sót và vấn đề chất lượng sản phẩm chỉ có nhà sản xuất tư phát hiện và điều chỉnh. Bản thân các nhà quản lý chất lượng cũng phát hiện khi thanh tra GMP, GLP nhưng nguyên tắc của QA là edit và validation để giúp hành động sửa lỗi hệ thống (sản xuất và quản lý) chứ không phải tố cáo hay thay đổi hệ thống. 

Ngay tại các nước có luật lệ chặt chẽ, khoa học quản lý/điều tra hiện đại, điều tra độc lập (như Mỹ, có chuyên gia sâu các lĩnh vực trong mỗi đội điều tra được tuyển từ CDC, FDA,..), đã thiết lập lập hệ thống báo cáo theo dõi (VARS),.. mà cũng chịu bó tay. Có khi họ cũng “understanding vaccine safety information…” từ các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ.

Nhưng phản ứng “cơ quan chức năng” của họ là loại ngay các sản phẩm gây nhiều tai biến bằng cách đưa ra các tiêu chuẩn/chỉ tiêu khắt khe hơn; không cấp phép lưu hành; thông báo rộng rãi đến các nhà sản xuất và phân phối cũng như người dùng. Như sản phẩm Quinvaxem là một ví dụ. Nhiều nước đã không dùng khi tỷ lệ phản ứng phụ cao. FDA không cấp giấy phép lưu hành tại Mỹ (lý do mình sẽ nói trong một bài khác).

Các báo dù chạy đua cạnh tranh nhau với tin nóng và tính thời sự, cũng nên nghĩ đến số phận của mỗi con người còn sống và nổi đau của những người có nạn nhân đã khuất với gia đình họ. Để mà thận trọng hơn, chính xác hơn, khoa học hơn và nhân bản hơn,… trong việc tiếp cận vấn đề và tung ra nhận định. Hãy minh bạch thông tin nhưng vẫn phải viết có ý thức.

Tóm lại, từ thế kỷ 21 trở đi khi khoa học công nghệ phát triển thì các hệ thống quản lý chất lượng (QA), kiểm soát chất lượng (QC) như GxP, ISO,.. được áp dụng trong sản xuất, cấp phép và phân phối vắc-xin, thì gần như không tìm ra nguyên nhân VAR.

Phản ứng nhanh chung nhất của các cơ quan chức năng là tư vấn cho nhà nước sau mỗi một vụ tai biến là KHÔNG DÙNG LẠI SẢN PHẨM ĐÓ. Bắt buộc phải dùng sản phẩm thay thế khác có tiêu chuẩn chất lượng cao hơn và đã được kiểm chứng trên thực tế nhiều năm.

Về mặt quản lý, bất luận lỗi tại ai, thì phản ứng nhanh là lên tiếng ngay sau đó. Đình chỉ/cách chức/cho thôi việc các nhà quản lý trực tiếp của ngành từ trung ương đến địa phương. Xem xét toàn bộ hệ thống sản xuất và kiểm định; phân phối lưu thông. Chứ không phải tìm cách đổ thừa và “thí chốt” như “tính định hướng” rất rõ của bài báo nêu trên.

Loại Oxytocin dung tích lớn mà các bác sỹ Thú y hay dùng cho các em Hoa hậu... Bò

Loại Oxytocin dung tích lớn mà các bác sỹ Thú y hay dùng cho các em Hoa hậu… Bò

                                                                          ***

 Chủ Nhật, 27/10/2013

 Sao Hồng

Chú thích nguồn tham khảo:

(1)     http://laodong.com.vn/Y-te/Ba-tre-so-sinh-tu-vong-tai-Quang-Tri-Do-tiem-nham-thuoc-gay-co-bop-tu-cung/144494.bld

(2)     http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Song-khoe/576745/vu-tai-bien-vacxin-o-quang-tri-%C2%A0loai-tru-nguyen-nhan-do-vacxin.html

(3)     http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Song-khoe/576463/vu-3-tre-so-sinh-chet%C2%A0sau-tiem%C2%A0vacxin-van-dang-dieu-tra-nguyen-nhan.html

(4)     http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15071280

(5)     Vắc-xin đa giá 5/1 do Hàn Quốc sảnxuất đang được tái sử dụng và đợt mới nhất có 27 cháu ở Tiền Giang nhập việnsau tiêm trong 2 ngày 25/10 & 26/10/2013.

 GS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện VSDTTW, Chủ nhiệm EPI (trái) và BS Viên Quang Mai, Phó Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang (phải) thăm hỏi vợ chồng có bé sơ sinh tử vong ngày 21/7/2013. Ngày đó, bà BT cũng đang ở Nghĩa trang LS Đường 9 & Trường Sơn cách đó ~45 - 50km.

GS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện VSDTTW, Chủ nhiệm EPI (trái) và BS Viên Quang Mai, Phó Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang (phải) thăm hỏi vợ chồng có bé sơ sinh tử vong ngày 21/7/2013. Ngày đó, bà BT cũng đang ở Nghĩa trang LS Đường 9 & Trường Sơn cách đó ~45 – 50km
Đăng bởi: SAO HỒNG | 21.10.2013

ĐỒ TIỂU NHÂN

Cây đa Làng Đông khi xưa không còn nữa. Giờ chỉ còn trong tâm trí người già làng Đông và trong tranh thủy mặc mà thôi!
Cây đa làng Đông khi xưa không còn nữa. Giờ chỉ còn trong tâm trí người già làng Đông và trong tranh thủy mặc.
 Câu chuyện này mình đã post lên facebook đêm thứ Hai (14/10/2013). Nay post lại ở đây để chia sẻ với bạn bè không chơi mạng xã hội facebook.
Mình viết trước đó một ngày, đêm chủ nhật, 13/10/2013. Sau khi theo dõi đám tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên các báo lề trái và lề phải.
10 ngày tang của Đại tướng với biết bao hình ảnh câu chuyện về tấm lòng người dân với Đại tướng. Nhưng trong ngày cuối quốc tang lại diễn ra những việc làm trái với truyền thống đạo lý của người Việt bao đời nay. Nó  trơ tráo và lộ liễu của kẻ tiểu nhân.

Rose

Làng Đông có đại tang. Cụ Cố của làng qua đời sau ngày cúng Thành hoàng một tuần trăng. Đám tang rất to. Dân làng các tổng khắp nơi đổ về. Xưa nay cả vùng này chưa có ai sống thọ và có Nhân như cụ Cố. Vì thế, tang của Cụ không còn là của riêng làng Đông nữa. 

Gốc đa đầu làng. Lão ăn mày ngồi đó với cái nón mê có dây vải đen. Áo quần vá chằng vá đụp nhưng sạch sẽ. Ánh mắt mờ đục nhìn xa xăm.

Người làng Đông cũng không biết lão từ đâu đến. Chỉ biết rằng, đã lâu lắm lão trôi dạt về đây và lấy gốc đa làm chổ trú thân qua đêm. Dân làng thấy lão hiền lành tử tế nên cũng ít nhiều cưu mang lão. Dịp lễ tết hay có hội hè gì lão cũng có phần. 

Ngày tang cuối. Lão mặc bộ áo quần lành lặn nhất. Lục lọi trong tay nãi, lão lấy ra một đoạn vải đen. Lão gắn lên chóp chiếc nón rách bằng cái gai bưởi. Lão để tang cụ Cố theo cách của lão. Chờ khi đám tang đi qua, lão sẽ cúi đâu vái lạy Cụ và mong linh hồn Cụ phù hộ độ trì cho thân già này. Rồi sau đó, lão sẽ vào trong làng xem có ai sai bảo dọn dẹp gì không. Lão định bụng sắp đặt thế.  

Lão đang miên man nghĩ ngợi thì chợt thấy một đoàn khách lạ đến. Họ dừng lại dưới gốc đa mà chẳng thèm để ý lão. Không phải người vùng này. Họ xì lồ xì là trao đổi với nhau. Lão nghe và nhận ra đây là đám lục lâm thảo khấu từ phương bắc. Cũng nhờ gần hai chục năm làm cửu vạn miền biên ải nên lão biết được tiếng người ta. 

Mắt lim dim như ngủ, lão lắng nghe họ kháo với nhau:

–     Nhà đó có tang sao không báo hả mầy?

–     Thưa đại ca, đúng là có tang. Chờ qua Ngọ rồi hẵng hay. Đại ca có thấy lá cờ nhị sắc đầu ngõ không? Khi nào nó hạ xuống là ta vào. Ám hiệu của thằng trưởng nhóm đầy tớ đó.

–     Huậy, để khi khác mậy. Nhà người ta…

–     Đại ca yên tâm. Em hỏi rồi. Thằng nội gián này thâm lắm. Nó nói với em là cứ vô. Không sao đâu đại ca.

–     Nhà người ta đang tang gia bối rối. Sao đành mầy. Làm ăn lâu dài mà.

–     Thế mới hay. Tang gia bối rối nhộn nhạo thì mình dễ dò khảo sát nội tình. Tụi đầy tớ và sai nha sẽ nghi ngờ lẫn nhau. Cũng bớt rủi ro cho đồng minh của ta.

–     Thất đức lắm mầy. Làm ăn cả đời lo giề. Dù sao, cụ tổ Quỳ của tao cũng xuất thân từ Lương Sơn Bạc mầy. Thôi. Biến. 

Khi đám thảo khấu rút đi, lão ăn mày phủi đít đứng dậy. Chụp cái nón mê lên đầu, hất mảnh vải đen ra sau, lão tiến vô làng. Chờ đến khi đoàn tang ra khỏi làng. Chỉ còn thằng đầy tớ trưởng và đám lâu la ở lại. Lão hất mặt về phía cổng làng vắng lặng và cất giọng: Đồ tiểu nhân!  Đồ thất đức! 

Từ hôm đó, lão ăn mày biến mất. Làng Đông không còn ai ăn xin. Nhưng cướp giật trộm cắp đỉ điếm nổi lên làm náo loạn cả vùng chẳng biết khi nào dứt.

Đêm cuối ngày quốc tang, 13/10/2013
Sao Hồng

Cây đa Làng Đông khi xưa không còn nữa. Giờ chỉ còn trong tâm trí người già làng Đông và trong tranh thủy mặc mà thôi!

Cây đa Làng Đông khi xưa không còn nữa. Giờ chỉ còn trong tâm trí người già làng Đông và trong tranh thủy mặc mà thôi!

 

Bác Hồ đã dạy:Dân chủ là làm cho dân mở miệng. Cái đáng sợ nhất không chỉ là người dân không dám mở miệng vì anh dùng quyền lực. Cái đáng sợ nhất là người dân không thiết mở miệng!

****************************************************************************************

Những năm cuối đời Đại tướng có những ý kiến đóng góp cho Đảng và nhà nước về nhiều vấn đề quan trọng. Nhưng không được hồi âm và lắng nghe. Câu hỏi đặt ra là “TẠI SAO Ý KIẾN ĐẠI TƯỚNG KHÔNG ĐƯỢC LẮNG NGHE?”
Hôm qua, có một bài bài phỏng vấn của VNN với GS Chu Hảo và Đại biểu QH, Dương Trung Quốc (một bài rất đáng đọc nhưng sau đó đã bị gỡ bỏ). Bài này nhấn mạnh về vai trò trí thức trong phản biện những vấn đề chính sách đường lối của đảng và nhà nước. Và sau đây là lời dẫn của Nhà báo Kim Dung/Kỳ Duyên: 

Đây là câu hỏi một dạo dư luận xã hội xôn xao, và bức xúc. Ai sẽ trả lời câu hỏi này của ĐB QH- Nhà sử học Dương Trung Quốc? Bài trả lời phỏng vấn rất hay này còn  đề cập đến hai yếu tố cần, mà quốc gia văn minh nào cũng phải có, như một động lực lớn để thúc đẩy xã hội phát triển: Đó là cơ chế dân chủ và tầng lớp trí thức- tinh hoa xã hội phải có ý chí, có khí phách, và được lắng nghe.

Nhưng mình lại tự đặt câu hỏi: Đến ý kiến Đại tướng còn “chưa được “nghe” hết, thì ý kiến trí thức là cái “đinh” gì? :(

Dương Trung Quốc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Đại tướng và bà con Mường Phăng  tháng 5/2004

Bày tỏ nỗi niềm với thời đại

Trong kháng chiến chống Mỹ, bà má miền Nam đào hầm nuôi chiến sĩ, bà mẹ miền Bắc đưa con ra chiến trường. Những bà mẹ đó đã tin  Bác Hồ, tin Đảng, tin tưởng vào cách mạng. Vậy thì điều gì đã xảy ra với chúng ta hôm nay khiến niềm tin ấy biến mất khi mà nó đã từng là điều rất đương nhiên với dân tộc này?

Ông Dương Trung Quốc: Đảng Cộng sản đã thực thi được trách nhiệm lịch sử của mình, trước hết không phải là do lý thuyết cộng sản, mà khi đó nó còn là hiện thân của lòng yêu nước và người dân đi theo.

Nếu nói về lịch sử, chúng ta nhớ rằng thời kỳ năm 1945, cụ Hồ tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản, đưa Đảng vào hoạt động bí mật để mà tiếp tục thu hút lòng dân khi người dân chưa hiểu hết về học thuyết, về chủ nghĩa cộng sản. Nhưng người dân vẫn đi theo, vì tấm gương và sự thu hút của những con người rất cụ thể.

Lúc đó về chính danh, Đảng Cộng sản không tham gia Quốc hội. Người đảng viên cộng sản tham gia Quốc hội qua những tổ chức xã hội khác. Lúc đó cụ Hồ đã nói: “Đảng của tôi là Đảng Việt Nam”.

Mong muốn của thế hệ Hồ Chí Minh là kết hợp chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa cộng sản. Sự kết hợp đó đã thành công trong một giai đoạn nhất định. Nhưng sự kết hợp đó hiện nay đang có vấn đề, và những người đảng viên có trách nhiệm phải xem lại chuyện đó.

Bởi tất cả các vấn nạn xã hội đều phải có nguồn gốc. Đảng đã nhận mình là người lãnh đạo cao nhất thì cũng phải chịu trách nhiệm toàn bộ.

Tại sao những ý kiến Đại tướng đóng góp chưa được tiếp thu đầy đủ? Thậm chí có những ý kiến của Đại tướng còn không được trả lời.

Khi nói về Luật phòng chống tham nhũng ở Quốc hội mấy năm trước, tôi từng nói tham nhũng là một căn bệnh, nhưng có bao nhiêu đảng viên “dính líu” tham nhũng. Vì hầu hết những vị tham nhũng đều là những quan chức, đều phải là đảng viên. Việc chống tham nhũng cũng có nghĩa là tự bảo vệ Đảng.

Không chống được tham nhũng cũng có nghĩa là Đảng không còn đủ năng lực để tự bảo vệ mình. Vì thế tôi cho rằng vấn đề quan trọng nhất kể cả trong những chuyện chúng ta bàn liên quan đến Đại tướng, chúng ta có thể có nhiều câu hỏi: Tại sao những ý kiến Đại tướng đóng góp chưa được tiếp thu đầy đủ? Thậm chí có những ý kiến của Đại tướng còn không được trả lời.

Có lẽ,  người dân trong tâm thức khi bày tỏ tình cảm với Đại tướng cũng chia sẻ nỗi niềm của mình về xã hội.

Ông Chu Hảo: Càng ngày, trình độ nhận thức của người dân càng cao và yêu cầu đối với những người đứng đầu ngày càng khắt khe. Khi hiểu biết của đại bộ phận nhân dân còn hạn hẹp, thông tin đa chiều hạn chế việc vận động quần chúng thực hiện mục tiêu chính trị do những người đứng đầu đề ra không mấy khó khăn.

Nhưng nay thì khác …

Do đó, nếu những người đứng đầu vẫn theo lối  nói một đằng làm một nẻo, không nhất quán, nhất là đưa ra một số chủ trương, đường lối không đúng đắn khiến đất nước ngày càng tụt hậu với khu vực và thế giới, thì dù có bao nhiêu thành tựu, bao nhiêu chiến công hiển hách của thế hệ trước cũng sẽ không thể bù đắp được.

Chúng ta phát động phong trào “Học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nhưng cái đạo đức “Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư” của Hồ Chí Minh chúng ta lại không học được.

Các hiện tượng giả dối, chuộng hình thức và tham nhũng ngày một nặng. Điều mà chúng ta thực sự cần nghiêm túc nhìn nhận lúc này là xem nguyên do của nó bắt nguồn từ đâu. Nếu không dũng cảm thừa nhận và quyết sửa thì không bao giờ có được niềm tin của dân.

Một trong những điều chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận lại là công tác tuyên truyền- hệ thống giáo dục hiện nay. Trong một xã hội, chất lượng của nguồn nhân lực phụ thuộc chủ yếu  vào nền giáo dục quốc dân.

Nền giáo dục quốc dân ở các nước thường có ba thành tố chính: Giáo dục học đường, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội.

Ở nước ta, cũng như ở tất cả các nước XHCN, có một thành tố khác, là công tác tuyên truyền giáo dục của các hệ thống trường Đảng. Cần nhìn nhận những tồn tại trong hệ thống này để tìm hướng khắc phục.

Dương Trung Quốc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lãnh đạo Đảng, Nhà nước
GS Chu Hảo

Thời đại nào cũng cần những “cá nhân”

Trên Tuần Việt Nam từng có một bài viết ví những cá nhân xuất chúng, những con người có nhân cách vĩ đại giống như “bảo hiểm” của dân tộc trước những thử thách, khó khăn. Đặt giả thiết nếu như những người lãnh tụ thực sự, những cá nhân kiệt xuất không xuất hiện khi đất nước cần, thì điều đó sẽ nguy hiểm thế nào đến vận mệnh dân tộc? Qua sự ảnh hưởng mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tạo ra trong những ngày vừa qua với người dân, với xã hội khi ông ra đi, cũng như qua những dẫn chứng lịch sử khác, ông nghĩ gì về vai trò của cá nhân kiệt xuất đối với lịch sử và ảnh hưởng của họ với nhân dân?

Ông Chu Hảo: Tôi luôn cho rằng vai trò của cá nhân lúc nào cũng tác động rất lớn đến sự thay đổi của lịch sử.

Dĩ nhiên nếu không có cá nhân này, có thể sẽ xuất hiện các cá nhân khác, nhưng trình tự lịch sử, diễn biến lịch sử sẽ không diễn ra đúng như những gì chúng ta đã nhìn thấy nữa. Dù thế nào, xã hội cũng sẽ luôn phải vận động để đi lên. Sẽ rất nguy hiểm nếu xã hội không thể xuất hiện những con người như thế nữa.

Một xã hội có dân chủ, có tự do tư tưởng, thì sẽ xuất hiện nhiều những người có tài kinh bang tế thế. Và ngược lại. Nhưng có một điều đặc biệt là trong những lúc khó khăn mà một nhân vật như vậy xuất hiện thì có khi lại làm nên chuyện.

Phải nói thêm rằng khái niệm “lãnh tụ” chỉ tồn tại ở những cộng đồng xã hội chưa trưởng thành.

Ở các nước dân chủ và văn minh những người đứng đầu quốc gia cũng chỉ thực hiện nhiệm vụ của mình như một hình thức phân công lao động xã hội, không “oai nghiêm ” không “thần thánh” gì đâu.

Ông Dương Trung Quốc: Mỗi thời kỳ lịch sử có những nhân vật khác nhau với những tầm vóc khác nhau. Thế kỷ 20 của chúng ta, những nhân vật kiệt xuất đều gắn với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Từ những chí sĩ Cần Vương đến những nhà dân chủ và những người cộng sản. Những thế hệ đó để lại hình tượng, để lại bài học. Đương nhiên sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng – đó không chỉ là khẩu hiệu mà là sự thực.

Thời đại nào cũng cần những cá nhân. Những cá nhân ấy cộng với một cơ chế để có thể tập hợp được những cá nhân tiêu biểu nhất. Đó là nhân tố để thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Hiện tượng chúng ta đang bàn đến cũng mang tính chất cách mạng, cũng là một yếu tố cách mạng: Cách mạng về mặt lối sống, cách mạng về mặt văn hóa, cách mạng về mặt tinh thần và những giá trị xã hội. Nhưng vai trò người lãnh đạo cũng vô cùng quan trọng.

Thời đại nào cũng cần những cá nhân. Những cá nhân ấy cộng với một cơ chế để có thể tập hợp được những cá nhân tiêu biểu nhất. Đó là nhân tố để thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Tuy nhiên những nhà lãnh đạo lớn, những nhân vật kiệt xuất chỉ xuất hiện trong một thời điểm, một giai đoạn nào đó. Nhưng có thể thay thế điều đó bằng một cơ chế để tập hợp những người tiêu biểu nhất. Cơ chế đó là sự dân chủ.

Dương Trung Quốc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lãnh đạo Đảng, Nhà nước
ĐBQH Dương Trung Quốc. Ảnh: Lê Anh Dũng

Lỗi ở trí thức

Thời điểm Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, rất nhiều người đã nói, đây là một trong những người cuối cùng của thế hệ cách mạng tháng Tám đầy lý tướng và trong sáng, đã ra đi.  Những bài học để lại sẽ gợi cho người đương thời suy nghĩ gì?

Ông Chu Hảo: Muốn thay đổi không có cách nào khác là phải xây dựng một thể chế chính trị dân chủ lành mạnh, để phát huy được hết sức mạnh của nhân dân trong  xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước, trong đó  xã hội dân sự là một thành tố quan trọng.

Tức là, trong bối cảnh của nước ta hiện nay,  phải xây dựng một nền móng cho phong trào dân chủ từ dưới lên. Nhưng để cải cách thể chế thì phải làm từ trên xuống.

Trong khi có phong trào dân chủ làm nền móng như vậy, thì trong đội ngũ người đứng đầu phải có những  lực lượng tiến bộ dũng cảm và sáng suốt đặt lợi ích của dân tộc lên trên hêt, dựa vào khối đại đoàn kêt của toàn  dân, tiến hành cải cách triệt để từng bước.

Ông Dương Trung Quốc: Chúng ta phải đặt Việt Nam trong một tiến trình phát triển. Cũng có những giai đoạn lịch sử, cũng có những giai đoạn chuyển tiếp.

Hoàn cảnh hiện nay đã thay đổi và chắc chắn sẽ không còn những nhân vật như trong quá khứ nữa – thời điểm mà vai trò của cá nhân rất quan trọng. Chúng ta thường hay nói đến câu chuyện giữa Nhân trị và Pháp trị. Để xã hội phát triển, càng ngày chúng ta càng phải chuyển đổi từ Nhân trị sang Pháp trị.

Nói Pháp trị không có nghĩa là phủ nhận hay không đề cao vai trò cá nhân. Nhưng con người ấy phải nằm trong cơ chế, một cơ chế thật sự dân chủ.

Tại sao cụ Phan Chu Trinh nói nhiều về dân chủ, tại sao Bác Hồ cũng đề cao dân chủ? Là vì họ nhìn thấy cơ chế dân chủ có thể đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội, giúp ta hội nhập với thế giới.

Thời đại đã thay đổi. Thay vì ngồi chờ cá nhân xuất hiện, chúng ta hãy dùng cơ chế dân chủ để bảo vệ và xây dựng đất nước. Có thể người dân vẫn hy vọng, vẫn chờ đợi những người như Hồ Chí Minh, như Võ Nguyên Giáp xuất hiện, nhưng tôi cho rằng chúng ta phải chấp nhận xu thế, phải nhận thức xu thế.  Và tôi nhấn mạnh, quan trọng nhất vẫn là cơ chế.

Ngày xưa người ta gắn kết được lợi ích cá nhân với lợi ích của cộng đồng, của quốc gia, dân tộc. Bây giờ sự gắn kết đó khó hơn nhiều. Ngày xưa mẫu số chung là chống giặc ngoại xâm. Ai cũng nghĩ đến điều đó. Bây giờ sự lựa chọn nhiều hơn, sự gắn kết cũng giảm đi.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi còn sống, ông từng dặn thế hệ trẻ:”Thế hệ cha anh đã rửa nỗi nhục mất nước, thế hệ ngày nay phải rửa nỗi nhục nghèo nàn, lạc hậu”. Nhìn lại đất nước, chúng ta đã có những bước phát triển đáng kể so với thời điểm chúng ta giải phóng đất nước vào năm 1975, nhưng vẫn còn có những cái nghèo khác nữa. Nhiều người dường như đang kêu về các bất cập nhưng con người hành động  lại không chịu xuất hiện… Vậy ai có lỗi trong tất cả những sự tụt hậu này?

Ông Chu Hảo: Lỗi trước hết là trí thức, là tầng lớp tinh hoa.

Ngoài lỗi của những người đứng đầu đất nước, thì bản thân tầng lớp trí thức chậm giác ngộ, thiếu ý chí là những người phải nhận phần lỗi không nhỏ khi xã hội không phát triển được.

Trong thời chiến, các tầng lớp xã hội đều có vai trò nhất định, nhưng lực lượng nòng cốt phải là đông đảo quần chúng.

Còn trong thời bình, lực lượng nòng cốt phải là những người có tri thức  Ngoài lỗi của những người đứng đầu đất nước, thì bản thân tầng lớp trí thức chậm giác ngộ, thiếu ý chí là những người phải nhận phần lỗi không nhỏ khi xã hội không phát triển được.

Người đứng đầu phải do dân chọn

Ông Dương Trung Quốc: Xã hội sẽ có những chuyện như thế. Nhưng cũng vì thế mà chúng ta mới cần những người quản lý.

Ở làng xã ngày xưa, họ quản lý bằng truyền thống, bằng tập quán, bằng văn hóa. Xã hội cũng thế. Câu “Thượng bất chính, hạ tắc loạn” rất hay và rất đúng. Nếu ở trên nghiêm thì dưới cũng sẽ nghiêm. Phải có một sự kiên trì làm thay đổi từng bước trong xã hội, đó không phải chỉ là sự đổi mới ở thượng tầng mà nhân dân cũng nhất định phải thay đổi.

Nhưng muốn dân đổi mới thì phải cho dân thấy lợi ích. Nhà nước chưa tạo ra được giá trị đó. Lỗi này không phải là do kỹ năng, mà là do cơ chế. Khi một người làm không tròn nhiệm vụ mà cấp trên của họ không thể xử lý họ, như Thủ tướng Phan Văn Khải nói trước khi nghỉ hưu: “Không thể kỷ luật ai được”, thì những người đó sẽ câu kết nhau thành nhóm lợi ích và tạo ra sự hủy hoại xã hội, hủy hoại lòng tin.

Sự phát triển của xã hội, sự phát triển của dân trí luôn có quan hệ biện chứng với vai trò của những người đứng đầu. Muốn xã hội phát triển, anh phải đi đầu, phải gương mẫu, phải sáng suốt. Và người đi đầu phải do dân chọn. Đó phải là cơ chế dân chủ, như chúng ta nói nãy giờ.

Tôi tham gia Quốc hội, tôi thấy cứ có vấn đề gì đem ra bàn là chúng ta lại lấy lý do “đó là cách làm của ta”. Hay như câu nói cửa miệng của một trí thức đã mất “cái nước mình nó thế”.

Vấn đề rất cụ thể như vấn đề doanh nghiệp Nhà nước mà Quốc hội đang bàn đến rất nhiều. Cả thế giới khác chúng ta mà chúng ta cứ bám vào lý do “đó là đặc thù của Việt Nam”.

Chẳng nói đâu xa, nếu muốn thay đổi, thứ đầu tiên chúng ta có thể xem lại chính là những di cảo, những kiến nghị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Một người rất sớm nhận thức được các vấn đề của xã hội.

Chúng ta nói nhiều đến Đại tướng với tư cách là Tổng Tư lệnh quân đội. Chúng ta đừng quên rằng một trong những vai trò cực kỳ quan trọng của ông là Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Vì Võ Nguyên Giáp vốn là một nhà Luật học.

Thời đó rất nhiều nhà trí thức làm Luật được cụ Hồ trọng dụng để tạo ra nền tảng ban đầu. Nhưng sau này chúng ta không kế thừa được nó mà biến nó thành một thứ duy ý chí của những người lãnh đạo. Những chuyện đó là những bài học. Nói về vấn đề biển đảo, ngay trong khi chỉ đạo cuộc chiến tranh giải phóng, Võ Nguyên Giáp đã quan tâm đến lợi ích quốc gia về vấn đề biển đảo.

Ông không những chỉ đạo giải phóng những đảo thuộc chủ quyền của chính quyền Sài Gòn mà còn khẳng định không gian chủ quyền của chúng ta trong vấn đề biển đảo. Năm 1977, hai năm sau chiến tranh, Võ Nguyên Giáp đã có cả một đường lối về kinh tế biển, chiến lược biển. Các nhà lãnh đạo của chúng ta ca ngợi Đại tướng rất nhiều, nhưng đã bao giờ chúng ta thực sự nghiêm túc nhìn nhận và tiếp thu những ý kiến đóng góp của ông trong quá trình xây dựng đất nước chưa? Tôi cho đó là câu chuyện cần phải làm ngay.

Tôi muốn mượn câu của cụ Hồ nói một điều cuối cùng: “Dân chủ là làm cho dân mở miệng. Cái đáng sợ nhất không chỉ là người dân không dám mở miệng vì anh dùng quyền lực. Cái đáng sợ nhất là người dân không thiết mở miệng!”

Mùa gieo hạt mới

– Trong một cuộc trò chuyện cách đây mấy ngày, nhà thơ Việt Phương có nói với tôi rằng: Sự kiện Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất giúp ông cảm nhận được sự thay đổi. Ông đã nhìn thấy tình yêu và lòng tự hào dân tộc trỗi dậy trong những dòng người đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Điều đó khiến nhà thơ Việt Phương hy vọng về những hạt mầm mới sẽ được gieo, để cho một mùa gặt mới? Các ông nghĩ sao?

Ông Chu Hảo: Tôi trân trọng và  chia sẻ ý tưởng của nhà thơ Việt Phương. Tuy nhiên từ đáy lòng mình tôi vẫn nghĩ rằng dân tộc ta là một dân tộc không được may mắn cho lắm: Quá nhiều đau thương và bỏ lỡ quá nhiều cơ hội.

Sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp hình như đã làm bùng lên khát vọng của nhân dân có những nhà lãnh đạo tài ba sáng suốt thật sự vì nước vì dân. Rồi sống mãi trong lòng dân.

Sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp hình như đã làm bùng lên khát vọng của nhân dân có những nhà lãnh đạo tài ba sáng suốt thật sự vì nước vì dân. Rồi sống mãi trong lòng dân.

Những điều đang diễn ra đã giúp tôi  hiểu thêm được rằng sự phán xét của lịch sử trước hết là sự phán xét của lòng dân.

Lòng kính yêu của những ngưới dân bình thường dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng là một thông điệp: Ai thực sự vì dân vì nước dân đều biết cả.

Ông Dương Trung Quốc: Nhưng ai là người tổ chức chăm sóc những hạt mầm tốt đẹp cho mùa gặt mới?  Rất khó làm được điều đó, nếu chúng ta không nhận ra và không phát huy được vai trò của các tổ chức dân sự xã hội, vì họ là những người thực hiện nó tốt nhất.

Còn bộ máy của chúng ta, kể cả Đoàn Thanh niên, dù tôi rất quý trọng nhưng vẫn phải thẳng thắn nói rằng nó vẫn còn quá quan liêu và thậm chí nó có thể làm thui chột đi những nhân tố mới vừa thành hình. Không gì tốt bằng sức mạnh của dân.

Trong những ngày qua, ai là người tổ chức mua nước uống, mua bánh mì phát cho bà con nhân dân đến viếng Đại tướng? Ai là người nghĩ ra việc in áo, in phù hiệu có hình Đại tướng để làm quà tặng cho người dân Quảng Bình? Đó hoàn toàn là những ý tưởng, những hành động xuất phát từ cá nhân, không phải do bất cứ tổ chức, cơ quan nhà nước nào cả.

Hiện tượng này quan trọng nhất là làm cho chúng ta có niềm tin hơn rằng vẫn có tiềm năng rất to lớn.

Nhưng vấn đề ai khai thác, ai tổ chức cũng là một câu hỏi lớn. Một mùa gieo hạt mới nhưng không có môi trường, không có điều kiện phát triển thì tất cả những hạt mầm đó cũng bị thui chột.

Tôi rất mong những người có trách nhiệm hiện nay sẽ nhận ra điều đó và coi đây là cơ hội để phát huy. Còn nếu sự kiện này chỉ thoảng qua và mọi thứ lại quay lại như cũ, và câu chuyện mấy ngày vừa qua trở thành ký ức, thì nó có thể làm tăng thêm niềm thất vọng?

Thưa nhà sử học Dương Trung Quốc, vậy theo ông thì làm thế nào để mùa gieo hạt đó gặt được mùa bội thu? Cần những điều kiện gì để thành công?

Ông Chu Hảo: Một xã hội dân chủ thực sự – đó chính là con đường nhanh nhất.

Nếu không đi được con đường nhanh nhất đó, có thể vẫn sẽ xuất hiện được những con người có nhân cách lớn, thay đổi bộ mặt đất nước, nhưng chúng ta sẽ phải chờ đợi rất lâu và cái giá mà dân tộc này phải trả cho sự chờ đợi đó sẽ là rất đắt.

Ông Dương Trung Quốc: Trong thời điểm này, điều quan trọng nhất là cả dân tộc phải tụ tâm. Hiện có quá nhiều điều khiến chúng ta phải phân tâm.

Dù cuộc sống là phức tạp, cạnh tranh là xu thế, nhưng cuối cùng sự tụ tâm vẫn là quan trọng. Chúng ta hướng tới sự tụ tâm, từ các nhà lãnh đạo đến nhân dân, để tìm ra cái chúng ta thiếu.

Mà theo tôi cái thiếu quan trọng nhất là sự gắn kết nhau vì lợi ích quốc gia, như là thế hệ của Bác Hồ, của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Xin cảm ơn hai ông!
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Nguồn:
– 
http://kimdunghn.wordpress.com/2013/10/15/tai-sao-y-kien-dai-tuong-chua-duoc-nghe-het/ 

Thương binh hạng 2/4 Đoàn Minh Tâm (84 tuổi) vẫn một mình quyết tâm đạp xe kịp giờ đón và theo Đại tướng ra Vũng Chùa

Thương binh hạng 2/4 Đoàn Minh Tâm (84 tuổi) vẫn một mình quyết tâm đạp xe kịp giờ đón từ sân bay và theo Đại tướng ra Vũng Chùa

Sáng nay Chủ nhật, 13/10/2013, mình không đi cà phê quán như mi khi. Đnh bng s “d” l tang Đi tướng Võ Nguyên Giáp qua màn hình Ti-vi.

Cứ tưởng sẽ được dõi theo đoàn xe tang qua các tuyến phố cho đến sân bay Nội Bài; sẽ được thấy cuộc “DIỄU BINH LÒNG DÂN” một lần cuối. Thế mà, sau buổi lễ tại Nhà tang, VTV chỉ chiếu có một vài đoạn, hai điểm khi đoàn xe tang qua các phố đến Quảng trường Ba Đình. Không có cả cảnh dừng thắp hương tại 30 Hoàng Diệu.

Nhà đài họ mãi dành thời gian cho một vị giáo sư sử học (Phan Huy Lê) và một ông lạ hoắc nào đó, có ngôn ngữ rất khó chấp nhận khi “bình luận” về Đại tướng… (nói về Đại tướng ở ngôi thứ ba, cha này dùng chữ “ông a/ta”)

Mình đã theo dõi CNN truyền trực tiếp tang lễ của Nữ hoàng Anh Elizabeth II và Giáo hoàng (Pope) John Paul II. Ống kính của CNN theo sát đoàn tang suốt hành trình trong cả buổi mấy giờ liền.

Ai đó sợ bà con trong và ngoài nước thấy cảnh long dân diễu hành chăng? Một facebooker thốt lên: “khốn nạn thật, tổ chức bình luận đám tang anh hùng của nhân dân như bình luận một trận bóng đá!”


Với mình, cái đáng chú ý nhất sự xuất hiện “bình luận viên quốc tang” của vị giáo sư sử học đầu ngành, ông Phan Huy Lê. Mình đã từng đọc, nghe ông Phan Huy Lê viết và nói nhiều lần. Nhưng đây là lần gây phản cảm và thất vọng nhất đối với mình. Vì không chỉ mình xem mà còn có hàng triệu khán thính giả đang dõi theo đám tang của Đại tướng.

Ông Phan Huy Lê là con nhà dòng dõi khoa bảng và quan lại nhiều đời. Thời nay, ông cũng được báo chí tôn là “tứ trụ sử học” Việt Nam đương đại. Nhiều năm nay ông cũng làm chủ tịch Hội Khoa Học Lịch Sử (HKHLS).

Hôm nay quốc tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cụ không chỉ là một người con vĩ đại của dân tộc mà còn là vị Chủ tịch Danh dự của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Cái Hội mà ông được nhà đài giới thiệu là chủ tịch đương nhiệm.

Trong khi nhân dân đang đội nắng mưa đứng chờ tiễn biệt Đại tướng. Có những bà mẹ trên 90 tuổi lặn lội từ Huế ra Quảng Bình; có thương binh cựu chiến binh cụt chân già yếu vẫn đạp xe lặn lội hàng chục cây số đến đứng chờ bên đường chỉ để được bái vọng linh cửu Đại tướng đi qua,…

Thế mà, ông giáo sư Chủ tịch Hội Lịch sử lại nhận lời ngồi phòng thu máy lạnh chém gió nói nói cười cười trước hằng triệu đôi mắt dõi theo… Thiệt là hết biết!

Ông cười gì hở ông? Ông cười thế được sao ?

Mình không tin là ông giáo sử học bị buộc phải thực hiện chỉ đạo của ai đó. Mình cũng không nghĩ là ông bị dẫn dắt bỡi một biên tập viên trẻ tuổi, chỉ bằng tuổi con cháu mình. Mình cũng không tin ông thích lên sóng lên hình vào dịp quốc tang đẫm tình tình với người anh hùng của nhân dân.

Một trí thức dòng dõi như ông phải là một người thâm trầm và sáng suốt. Đám tang của Chủ tịch danh dự cái Hội mà ông đương là chủ tịch thì ông phải tham gia như một thành viên trong gia đình chứ?  

Với nụ cười của ông trên TV trong ngày quốc tang, ông giáo sư sử học bổng trở thành đứa trẻ thơ ngây ngô trong con mắt của mình. Từ nay, mình chẳng tin những gì ông giáo sư này viết và nói nữa !

Xin hương hồn của Cụ Võ Nguyên Giáp tha thứ cho con và tha thứ cho cả ông ấy nữa !

Ngày tiễn đưa Đại tướng về đất Mẹ

Sao Hồng

cụ bà Công Tôn Nữ Trí Huệ và cháu rể Garcia Jean đang thắp hương viếng Đại tướng.

Cụ bà Công Tôn Nữ Trí Huệ và cháu rể Garcia Jean đang thắp hương viếng Đại tướng.

Cụ bà Công Tôn Nữ Trí Huệ (92 tuổi, ngụ tại Thừa Thiên-Huế, là chắt nội của vua Minh Mạng, là cháu nội của Hoàng tử Miên Lâm), người may chiếc gối dựa tặng Đại tướng đến viếng Đại tướng tại Lệ Thủy (báo Thanh Niên)

Cụ bà Công Tôn Nữ Trí Huệ (92 tuổi, ngụ tại Thừa Thiên-Huế, là chắt nội của vua Minh Mạng, là cháu nội của Hoàng tử Miên Lâm), người may chiếc gối dựa tặng Đại tướng đến viếng Đại tướng tại Lệ Thủy (báo Thanh Niên)

12-13_10-2013_Vo-Nguyen-Giap_Muneral_Press 019

Hai bình luận viên đám tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đăng bởi: SAO HỒNG | 11.10.2013

Vĩnh biệt Người – Con của dân tộc.

Quoc-tang_Đại-tướngHọc đủ ngoan, đủ giỏi được gặp Bác Hồ
Nhưng thừa anh dũng mới được bên Tướng Giáp

Có một thời,
Người dựng bản hùng ca, dân tộc ta thắng Pháp
Gửi binh pháp tài tình, biến Mỹ thành hùng binh bại trận

Lận đận,
rồi cũng qua một kỳ,
Người bị đầy-vùi bắt sống như bản nháp

Thế nhưng.
Ông không thành hình nhân – tượng sáp
Dù tiểu nhân vấy – bôi bác, đẩy tới lui.
Kệ kẻ hèn nghĩ – muốn mình phải luồn chui
Từ nơi tối thui, Vị Tướng của lòng tôi
vẫn hóa thành Chúa NHẪN
Thừa ung dung, đủ tự tại, ngự cao sang.
Phú quý không màng, việc – phân nào cũng đàng hoàng, mải miết…

Rồi cũng hết,
một đời liệt oanh hoành tráng
Người bước đi như gió lật vở sang trang
Không mang vào hư vô những thứ chẳng màng
Nhưng để lại đời – hàng đoàn người rớm lệ

Xót như thể mình mất Cha, lìa Mẹ
Khóc như người thân thất thần ra đi.
Họ hàng đâu gắn chi, mà người gọi Ông, Anh Cả
Nước mắt tuôn trào mà ai nhẹ lòng đâu.
Bởi vương xót người có tâm – tầm thiếu
Làm yếu dần dân tộc Việt Nam ta.

Người đi xa, làm Thánh của muôn nhà
Làm chỗ dựa cho dân thêm khí phách
Tâm thế Người dựng núi – thành vách cao sừng sững
Cho Việt Nam ta tựa bền vững mai sau

Biết vòng đời là đây, Người đi nhẹ là vậy,
Sao nặng lòng trong nỗi niềm thẳm sâu.

Xin vĩnh biệt Người – Con của dân tộc!
Vĩnh biệt Cha – lối gọi thuở con còn lộc ngộc

Nguyễn Phú Đức
10/10/2013

Đăng bởi: SAO HỒNG | 09.10.2013

ÁP LỰC VÀ NIỀM TIN

Hồ An Mã, nơi đầu nguồn Kiến Giang, Lệ Thủy

Hồ An Mã, trên sông Con, nơi đầu nguồn Kiến Giang, Lệ Thủy

Ngày hôm qua, 07/10/2013, đã có ý kiến (quyết định) cuối cùng về địa điểm an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp (theo như báo chí đưa tin). Khu vực Mũi Rồng nhìn ra Vụng Chùa thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình sẽ là nơi Đại tướng “yên nghỉ ngàn thu”.

Mình không muốn bàn luận hay viết về vấn đề này. Nhưng thấy luồng dư luận hai chiều làm “nóng” vấn đề. Trong đó một số bài viết của giới văn nghệ sỹ (NM & TNV) có vẽ bức xúc nên dùng từ khá nặng lời.


ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP khi đã là huyền thoại trong lòng dân thì Người đã thuộc về NHÂN DÂN. Điều đó sẽ vô tình tạo ra một áp lực tự nhiên cho con cháu và gia đình của Cụ.
Càng tôn vinh và thần thánh hóa Cụ thì áp lực đó càng lớn. Một áp lực vinh quang và buộc con cháu sẽ phải sống cùng. Điều đó có nghĩa là con cháu của Cụ cũng phải sống sao cho xứng đáng với niềm tin và lòng ngưỡng mộ của nhân dân!
Đó là một gánh nặng thực sự đã từng xảy ra với nhiều nhân vật trên thế giới.

Việc chọn địa điểm “yên giấc ngàn thu” của Cụ không ngờ lại là áp lực đầu tiên và đến quá sớm với gia đình trong khi “tang gia bối rối”. Và cũng rất bất ngờ với đa số suy nghĩ thông thường của nhiều người quan tâm đến Cụ khắp mọi miền đất nước.

Với Cụ Quảng Bình hay bất cứ đâu trên dải đất hình chữ S này, nhân dân đều có thể dành cho Cụ một nơi trang trọng nhất. Những nơi đó chắc chắn họ còn tự hào vì đã có mộ phần của Cụ.

Với nhân dân Quảng Bình nói chung và Lệ Thuỷ nói riêng, như truyền thống cha ông, họ cũng có quyền mong mỏi được Cụ yên nghỉ chính nơi cội nguồn Cụ sinh ra khi hay tin Cụ sẽ về quê nhà. Đó là mong muốn thường tình và rất tự nhiên như bao năm nay họ tự hào và tin tưởng Cụ.

Danh nhân Quảng Bình xưa đã có danh tướng mở cõi nước Nam thời Chúa Nguyễn Phúc Chu. Đó là Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700).
Với danh nhân Nguyễn Hữu Cảnh thì nhân dân Sài Gòn-Bến Nghé và miền Đông Nam Bộ xưa cũng mong muốn ông được an táng nơi vùng đất mà họ đã theo Ông vào lập nghiệp và đang sinh sống. Thực tế tên tuổi và đền thờ Ông được nhân dân nơi đó lập nên vẫn còn lưu lại đến ngày nay, đã hơn ba thế kỷ rồi.

Cũng theo tâm nguyện của Ông, sau khi “Phú Xuân cũng trải Đồng Nai đã từng”, hậu duệ của Ông, một danh nhân khác là Nguyễn Hữu Bài đã đưa đi hài về quê và lập mộ Ngài tại vùng đồi núi sơn thuỷ hữu tình, nơi đầu nguồn dòng Kiến Giang thuộc Lệ Thuỷ. Mộ phần Ông được phát hiện cùng bia đá sau bao năm tìm kiếm, bàn cãi tranh luận của các nhà nghiên cứu, sử học. Nay người dân Quảng Bình và Lệ Thủy rất tự hào về điều đó.


Theo thông tin báo chí thì di nguyện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là được yên nghỉ tại Mũi Rồng, nhìn ra Vụng Chùa, cuối dãy Hoành Sơn. Đã là di chúc thì người dân chẳng ai thắc mắc nữa. Di nguyện của Cụ đối với chúng ta đó là “quân lệnh”. Tuân thủ di chúc chính và làm theo ý nguyện của Cụ là lẽ đương nhiên. Chẳng nên bàn cãi vào lúc này.

Những ngày này, nhiều người bàn luận về việc chọn địa điểm an táng của Đại tướng. Ngay cả công sở trường học giữa giờ giải lao người ta đều mang ra bàn cãi.
Phải nói rằng, ai cũng tán thành đưa Cụ về quê là sáng suốt.  Những người mà mình trao đổi họ đều băn khoăn và không tán thành với việc chọn Mũi Rồng – Vụng Chùa, khi biết nơi đó có “khu du lịch sinh thái” do con cháu Cụ làm chủ.

Nếu như một số tờ báo (không biết vô tình hay cố ý) đừng quá nhấn mạnh dòng thông tin “khu du lịch sinh thái”, thì chẳng bao giờ gợn chút lăn tăn nơi mọi người.
Mọi người chỉ được thông tin qua báo chí và truyền thông.  H
ọ cũng chỉ nói lên ý kiến cá nhân theo tập tục và tư duy thông thường. Họ chưa và không có thông tin CHÍNH XÁC ĐẦY ĐỦ về LÝ DO chọn nơi an táng của Đại tướng. Và cũng rất cần những phản ánh suy nghĩ của họ. Những ai phản đối sự lựa chọn Mũi Rồng, cũng xuất phát từ lòng mến mộ và cảm phục Cụ. 
Khi Cụ đã là di sản chung của nhân dân, thì người dân không muốn hình ảnh Cụ vướng vào bất cứ cái gì liên tưởng đến hai chữ “kinh doanh”!

Thiển nghĩ đây chính là nguyên do làm mọi người thắc mắc. Một thắc mắc chính đáng!

Mặt khác người dân đã có kinh nghiệm về sự thật… “Di chúc” và “ngày mất” của Cụ Hồ, người mà tên tuổi luôn gắn bó với Đại tướng. Chuyện “an tang theo ý nguyện của Đại tướng” đã gợi nhớ đến chuyện Di chúc của Bác Hồ.

Không phải lúc nào cũng có thể công bố ngay di chúc của người vừa mất. Nhất là những người như Cụ Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Như vậy, với nhiều người niềm tin của người dân không còn nguyên vẹn nếu không MINH BẠCH & CÔNG KHAI di nguyện của Cụ!

Cũng nên nhớ rằng, Đại tướng đã vượt qua ngưỡng đại thọ thông thường đến 102 tuổi, thì mọi chuyện gia đình đã có sự chuẩn bị từ lâu. Có thể sự chuẩn bị đã hơn 20, 30 năm rồi. Kể cả di nguyện với bút tích của Cụ. Chọn một nơi “còn hoang sơ” như thế thì có thể nguyện vọng của Đại tướng và gia đình chỉ mong đám tang diễn ra bình thường như mọi gia đình khác thôi.  


Trao đổi với một đại tá hải quân đã nghỉ hưu, rất thông thạo địa hình Mũi Rồng – Vụng Chùa – Đảo Yến. Ảnh cũng là một người con Quảng Trạch, Quảng Bình và cũng rất bức xúc với việc lựa chọn Mũi Rồng mà không là Lệ Thủy. “Bất cứ ở đâu trên đất nước này, Cụ đều có thể yên nghỉ. Nhưng Lệ Thủy là tốt nhất. Chọn nơi nào thuận tiện cho người dân bình thường cũng có thể đến với Cụ miễn phí. Và đừng dính dáng đến chuyện kinh doanh. Gia đình cũng nên công bố với truyền thông cho nhân dân biết di nguyện với bút tích của Cụ càng sớm càng tốt”!

Mình tin rằng Cụ và con cháu đã có sự chuẩn bị kỹ càng mấy chục năm nay. Họ sẽ vượt qua mọi áp lực danh tiếng của Cụ để mà sống, làm việc theo tinh thần và di sản của Cụ để lại.

Hãy để Cụ bình yên trong giấc ngủ ngàn thu !

Mũi Rồng - Đảo Yến - Hòn La, nhìn từ vệ tinh (Google Map)

Mũi Rồng – Đảo Yến – Hòn La, nhìn từ vệ tinh (Google Map)

Khu mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh ở Khe Ho, Lệ Thủy, Quảng Bình

Khu mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh ở Khe Ho, Lệ Thủy, Quảng Bình

 

 

Đăng bởi: SAO HỒNG | 04.10.2013

VĨNH BIỆT ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Tối nay, mình đang xem thời sự trên CNN về vụ chìm tàu thuyền nhân ở Italia thì hay tin Cụ Võ Nguyên Giáp ra đi. Mình nhắn tin hỏi hai bác Mèo Hen & Tấn Lộc (là cháu gọi Cụ bằng cậu ruột), hỏi cho chắc ăn. Hai bác ấy xác nhận là đúng. Cụ đi lúc 18g08′.
Viết về Cụ thì quá nhiều người viết rồi. Mình post lên đây hai bài thơ của Nhà thơ chiến sỹ Dương Hương Ly (Bùi Minh Quốc) và Tiến sỹ Nguyễn Xuân Tụ, (cả hai hiện đang sống ở Đà Lạt,) sáng tác nhân dịp ngày sinh của Cụ và ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam cách đây 11 năm, 22/12/2002).

Đại tướng Võ Nguyên Giáp 1950s

Đại tướng Võ Nguyên Giáp 1950s

THƠ TẶNG ANH VĂN,
          ĐỒNG TẶNG CÁC ĐỒNG ĐỘI

Nguyên Giáp phong trần giáp chẳng nguyên
Võ công lừng lẫy quá, cho nên…
Vừa xong đại thắng xương thành ghế
Văn tướng đành thua máu võ biền
Ba miếng đỉnh chung đồng chí choé
Một đời dân khổ vẫn triền miên
Những năm tháng cũ vì dân thế
Dân chủ bao giờ có Điện Biên ?

Đà Lạt
19.8.2002

TỰ HỌA BÀI “THƠ TẶNG ANH VĂN”

Giáp chẳng nguyên, còn tâm trí nguyên
Tâm thanh trí sáng cốt làm nên…
Ai say đại thắng mình lo tiếp
Tiếp bước văn minh vượt võ biền
Sáu mặt giành ngôi ngôi chấp choé
Ba hồi đục nước đục liên miên
Đã vì dân, nguyện vì dân mãi
Dân chủ quyết làm có Điện Biên .

Đà Lạt
22.12.2002
BÙI MINH QUỐC

THƠ TẶNG ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
(2011)


Trăm năm nguyên giáp

Tính sổ trời cho đã bách niên

Thử cân hạnh phúc với ưu phiền

Tiếc trang độc lập còn dang dở

Thương chữ quyền dân chửa đáp đền

Một đời ái quốc văn thành võ

Chưa cởi chiến bào giáp vẫn nguyên

NGUYỄN XUÂN TỤ

Nguồn: http://bolapquechoa.blogspot.com/2013/10/vinh-biet-ai-tuong-vo-nguyen-giap.html

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Thượng tướng Hoàng Minh Thảo

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Thượng tướng Hoàng Minh Thảo

 

Đăng bởi: SAO HỒNG | 29.09.2013

Dzin Dzắc-que Ru-ô-sê là thằng nào?

Jean Jacques Rousseau trên đồng france

Jean Jacques Rousseau


Một ngày cuối tuần tại tư gia…

 –       Da, thưa anh có món quà em cầm sang cho anh… giải trí cuối tuần ạ.

        Cái gì đấy?

        Em không rõ vì chưa bóc. Nhưng bên an ninh họ cho chó nghiệp vụ kiểm tra rồi ạ.

 –       Được rồi, để đó rồi qua sẽ coi.

Mười lăm phút sau chuông điện thoại nhà thư ký reng reng. Vừa bốc máy, đầu dây bên kia có giọng sang sảng quen thuộc.

       –    Dzin Dzắc-que Ru-ô-sê là thằng nào?

       –    Thưa anh, nó làm gì ạ? Nó đang ở chổ anh phải không?

       –    Đang ở chổ qua. Cậu vừa mới cầm sang mà.

       –    A, món quà phải không? Thấy cái hộp đẹp em đã nghi nghi rồi. Thế mà em cứ tưởng…

       –    Tưởng giề? Chỉ là quyển sách. Tên nó làDzin Dzắc-que Ru-ô-sê”. Nó là thằng nào?

       –    Anh đã đọc chưa? Anh xem phần giới thiệu hoặc lời nói đầu thử coi.

       –   Hừm. Đây rồi. Một bảy một hai đến một bảy bảy tám (17121778). Ba thế kỷ rồi mầy.

      –   A, đó là Giăng – Giắc – Rút-sô. Chắc là cụ kị mấy đời của lão Giăng Mắc Ê-rô đó! Hèn chi nó tặng cho anh… Để đầu tuần sau em sang rồi cho anh biết kỹ hơn. Hình như ổng là tác giả của “Những người khốn khổ” được Hô-li-út dựng phim đó..

       –    Giăng Mắc Ê-rô à, nghe quen quen..

     –   Thì anh vừa đàm đạo tuần trước đó.. Thôi, anh cúp máy chờ tí. Để em vào Gúc-gồ-Tiên-Lãng-chấm-com, tra rồi gọi lại cho anh… Nhanh thôi ạ…

      – …..

     –  A lô, anh à. Lão Giăng – Giắc – Rút-sô là triết gia anh à. Có người coi lão là cha đẻ của cách mạng Pháp đấy. Lão viết nhiều lắm.Cơ sở của Sự Bất bình đẳng của Con người” nè. Đề án Hiến Pháp cho đảo Cóc” nè. “Bàn về Bất bình đẳng” nè, “Khế ước xã hội” nữa nè. A, lão còn là bậc tiền bối của chủ nghĩa xã hội hiện đại và chủ nghĩa cộng sản khoa học” đấy! Lão còn đưa ra nguyên tắc cơ bản của triết học chính trịchính trịđạo đức không được tách rời nhau… Toàn là những vấn đề hay. Tiên sư bố anh Giăng Mắc Ê-rô. Hắn thâm thiệt !

      –     Thôi mầy. Tối sang qua lấy, đưa qua bên bộ phận ngôn ngữ. Bảo tụi nó đọc rồi tóm lược lại cho qua.

      –    Dạ, nhưng theo em anh trực tiếp đọc vẫn hay hơn chứ ạ. Toàn những vấn đề kinh điển mà phù hợp thời sự và công việc của anh…

       –     Biết dzậy, nhưng…

       –    Dạ, đúng là ổng viết mang tính triết học và cao siêu, tuy nhiên…

          Thôi mậy! Đừng có giảng bài cho qua. Vòng vo hoài. Qua đọc đâu có được mầy. Nó viết bằng tiếng mẹ đẻ nó, tiếng Pháp.

       –    Dạ dạ… em hiểu rồi… Để em qua liền (Cúp máy). Tiên sư cụ kị lão Giăng Mắc Ê-rô. Rách việc quá !

He he….

Hãy học tập và làm theo Giăng-giắc-Rust-sô (Jean-Jacques Rousseau) !

Hãy học tập và làm theo Giăng-giắc-Rust-sô (Jean-Jacques Rousseau) !

Chuyến thăm chính thức của Thủ tướng chính phủ Việt Nam đến nước Cộng hòa Pháp đã kết thúc chiều 26/9/2013. Sau đó thủ tướng bay sang Nữu Ước dự Hội nghị thường niên lần thứ 68 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Ba ngày hoạt động bận rộn của Thủ tướng tại Pháp đã đạt kết quả “hai nước Việt – Pháp là quan hệ đối tác chiến lược”.

Khác với báo chí trong nước, cập nhật và đưa tin đầy đủ hằng ngày. Các báo Pháp đưa tin rất nghèo nàn. Kể cả kênh hỗn hợp TF1 Asia của Pháp phủ sóng ở Việt Nam qua truyền hình trả tiền.

MỘT bức ảnh “ấn tượng” đến phản cảm: Thủ tướng Dũng đổ sâm-banh lên quốc kỳ trên thân máy bay.
B
ức ảnh này báo VietNamNet và trang nguyentandung.org tải sau khi VTV1 chiếu rất rõ trong chương trình thời sự tối 27/9/2013.

Thủ tướng dự lễ “giao hàng” chiếc may bay A320 Sharklet đầu tiên mà hãng VietJetAir đặt mua từ tập đoàn Airbus (trong hợp đồng trị giá 9,1 tỷ USD để mua 92 chiếc, thuê 8 chiếc, trong 10 năm).
Lễ lạc kiểu Việt tại trời Âu.
Đổ rượu lên quốc kỳ có nên không? Theo mình là quá phản cảm. Bởi nhìn quốc kỳ, biểu trưng quốc gia Việt Nam bị vấy bẩn bằng bọt rượu. Chẳng khác khi bị bôi bẩn !

ĐỔ (RÓT) RƯỢU LÊN QUỐC KỲ CÓ NÊN KHÔNG?

2) Báo chi Pháp không đưa tin về chuyến thăm nước Pháp của thủ tướng chính phủ Việt nam, nhưng trong chương trình giải trí cuối tuần tối thứ Sáu, 27/9, của đài Canal Plus (Con Vịt Cộng), một đài chủ yếu có mục đích giải trí, đã trích chiếu một đoạn trong buổi họp báo chung của ông Nguyễn Tấn Dũng với thủ tướng Pháp Jean Marc Ayrault để làm trò cười.
Đoạn mà làm các ký giả và khán giả cười ngặt nghẹo là cử chỉ và ngôn ngữ ngớ ngẩn của ông thủ tướng chính phủ VN, như: yêu cầu đóng cái phông nền rất đẹp về ánh sáng và vườn cây (bằng hai cánh cửa); ông Dũng nhắc thủ tướng Pháp bằng… tay chứ không phải bằng lời.
Cách phát âm rất sai khi ông nói tên thủ tướng Jean Marc Ayrault là “Giăng Mắc Ê Rô”….
Tuy vậy họ không hiểu tiếng Việt để cười vì câu mở đầu rất ngộ nghĩnh của ông Dũng: “Tôi xin bày tỏ vui mừng được trở lại thăm nước Pháp ở Châu Âu và trên thế giới”.
Có thể xem đoạn phim của Canal Plus theo link sau đây. Hi hi...

http://player.canalplus.fr/#/941808 

http://youtu.be/1VMb683TeNM

Sao Hồng

Đăng bởi: SAO HỒNG | 21.09.2013

AI ĐỒNG CẢM VỚI NGƯỜI NGHÈO ?

Buổi họp phụ huynh đầu năm học. (Tranh của báo TTC-8-2013)

Buổi họp phụ huynh đầu năm học. (Tranh của NOP, báo TTC 01-9-2013)

Buổi họp phụ huynh đầu năm học sau khai giảng một hai tuần. Là là buổi họp đầu tiên trong ít nhất ba lần của một năm học. Đây là lần họp hồi hộp nhất của phụ huynh. Vì phụ huynh sẽ biết khoản tiền phải đóng đầu năm học của con mình.

Sáng sớm chủ nhật, bên bàn cà phê vỉ hè, một phụ huynh tâm sự.

Hôm nay đi họp cho thằng em. Năm cuối cấp cơ sở. Mong nó năm tới vào được trường công. Thằng anh nó năm nay học lớp 12 trường dân lập. Đã họp phụ huynh giữa hè. Vẫn biết là chi phí sẽ cao hơn năm trước. Vừa là năm cuối cấp, trường đang xây mới. Nhưng không ngờ nó cao đến vậy. Cao gấp bốn năm lần. Cao hơn cả đại học. Lại có nhiều khoản chẳng liên quan gì đến sự học. Giống như cái mục “múa lân trong lễ khai giảng” của nhiều trường. Rồi phải thay đồng phục màu mới khác màu với năm trước.

Hôm họp, bà chi hội trưởng đứng lên đọc các khoản đóng góp đầu năm. Em mới nghe ù cả tai. Bà dông dài ngoài lề thêm một hồi rồi chốt: “Mong các phụ huynh thông cảm và đồng hành cùng chủ trương của nhà trường để có một môi trường giáo dục chuyên nghiệp cho con em chúng ta..”.

   Nghe nói, học phòng máy lạnh mà. Thế ai có ý kiến gì khác không? Tôi hỏi.

  Máy lạnh có phải đứa nào cũng quen. Con em lại hay bị cảm khi trời lạnh… Mọi năm, không ai nói gì thêm. Sợ nói ra có điều gì không phải thì thiệt cho con mình. Đồng ý hay không cũng đều im lặng. Tưởng năm nay cũng thế. Đến khi cô giáo nhắc lần nữa thì có một phụ huynh đứng lên. Ông bố có vẻ lam lũ. Mấy năm trước em không thấy ông này đi họp. Ông nói nhỏ nhẹ rành mạch đủ nghe. Đại ý, kinh tế ngày càng khó khăn. Cái gì cũng tăng giá. Nhiều doanh nghiệp giải thể. Người mất việc tăng lên. Người có việc cũng giảm thu nhập. Bản thân ông cũng đang thất nghiệp và đi làm thuê đủ thứ việc. Vợ ông cũng không có việc ổn định, sáng bán quán cóc chiều làm osin theo giờ, hôm có hôm không. Con ông về nhà là phụ mẹ nên sức học cũng thường. Nhưng ông vẫn mong hai đứa con học cho xong. Bây giờ ông thấy mức đóng góp năm học mới quá tầm khả năng của gia đình… Ông dừng một lúc như nuốt cơn nghẹn. Phòng họp lặng ngắt. Ông nói tiếp: “Mong thầy cô và nhà trường bớt đi những chi phí không cần thiết ngoài các nội dung phục vụ học tập cho các cháu. Để con em những người nghèo được tiếp tục đến trường”. Rồi ông hướng về các phụ huynh như phân trần: “Chúng ta, vì con em mình, sẵn lòng đồng hành cùng với nhà trường. Nhưng…  ai cảm thông và đồng hành với người nghèo?” Cô giáo chủ nhiệm cũng lặng đi mội hồi rồi hứa sẽ đề đạt ý kiến của ông lên hội đồng. Cô nói thêm, nhà trường cũng thông báo, nếu ai không đủ điều kiện kinh tế thì có thể rút hồ sơ và chuyển trường… Chỉ còn một năm học lại chuyển trường. Khó cho các cháu…  Mới đây, thằng con em cho biết, “Nhiều bạn đã chuyển trường chứ không riêng gì bạn ấy”. Hôm họp đó, chỉ có một ý kiến phát biểu đó thôi. Nhưng hầu hết các phụ huynh trước lúc ra về đều xiết chặt tay ông cảm thông và chia sẻ.

Cái trường ông kể là “tư hữu hóa” từ một trường công theo quy trình “công lập – bán công –  tư thục” đấy. Khu đất vàng trung tâm thành phố giờ đem cho “tư sản đỏ” thuê 50 năm. Giáo dục cũng rơi vào vòng xoáy “lợi ích nhóm” và kinh tế thị trường, thì thế thôi.  

Ông bạn trầm tư. “Biết thế. Nhưng phải chi, họ đồng cảm, chia sẻ với người nghèo thì sẽ bớt đi gánh nặng cho phụ huynh. Có nghĩa là góp phần giảm bớt tình trạng bỏ học giữa chừng của học sinh”.

“Ai đồng cảm với người nghèo?” Câu hỏi đang nhức nhối hiện nay. Vị cà phê như đắng chát đầu môi.

 

Vì sao đồng phục học sinh thay đổi và may mới liên tục?  (tranh trang bìa TTC, 15/9/2013)

Vì sao đồng phục học sinh thay đổi và may mới liên tục?(tranh của DAP+NOP, báo TTC, 15/9/2013)

21/9/2013
Sao Hồng

Đăng bởi: SAO HỒNG | 11.09.2013

TẤN CÔNG SYRI, BAO GIỜ ?

Tổng thống Mỹ Barack Obam

Tổng thống Mỹ Barack Obam

Tối hôm qua, lúc 9 PM ET (tức 8 giờ sáng nay, VN) Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có bài phát biểu  về SYRI.
Chúng ta không thể khắc phục được tất cả các sai trái trên đời, nhưng với nỗ lực khiêm tốn và tối thiểu nguy cơ, chúng ta có thể ngăn chặn việc trẻ em bị chết vì hơi độc… Tôi tin rằng chúng ta phải hành động” …. (xem toàn văn bên dưới)
(Tổng thống Mỹ, Barack Obama)

Nước Nga của ông Putin đã đưa ra sáng kiến cho cả Syri và thế giới về kiểm soát kho vũ khí hóa học của Syri. Trung Quốc lập tức lên tiếng ủng hộ giải pháp của Nga. Ngoại trưởng Syri cũng đã lên tiếng Syri đồng ý “giao nộp” kho vũ khí hóa học cho cơ quan kiểm soát và giải trừ vũ khí. Đồng nghĩa với Syri sẽ tham gia Hiệp ước giải trừ vũ khí hóa học… Dường như ngòi nổ chiến tranh vùng Vịnh lần 3 đã được tháo bỏ.

Thế nên dù triển khai tàu chiến tại vùng biển Đỏ nhưng ông Obama đang trì hoãn giờ G để tìm kiếm một giải pháp ít đỗ máu hơn. Có vẽ như các nghị sỹ quốc hội Mỹ cũng đỡ lăn tăn hơn. Cũng có nghi sỹ Mỹ tỏ ra lo lắng cho Israel. Nếu Mỹ tấn công Syri, Israel cũng bị chịu ảnh hưởng bỡi phản ứng của thế giới Hồi giáo và đồng minh của Syri,..
Nhưng liệu các thế lực diều hâu, các tập đoàn buôn bán và sản xuất dầu mỏ, vũ khí và đồng minh Mỹ ở Trung Đông có chịu dừng lại, khi mà nguyên cớ “Syri đã dùng vũ khí hóa học giết hơn 1400 người, trong đó có hơn 400 trẻ em?
Có vẽ như ông Obama vẫn quyết tâm và còn để ngõ quyết định đánh Syri. Ông muốn danh chính ngôn thuận với Quốc Hội Mỹ và các nước khác như một chia sẻ có trách nhiệm.
Hơn nữa, hôm nay là ngày 11/9, ký ức sau 12 năm sự kiện World Trade Center  và cuộc chiến Vùng Vịnh lần 2 (2003) tại Irak vẫn còn để lại hậu quả mà ông phải giải quyết !

Quan điểm của mình là có thể thay đổi chế độ ở Syri một cách hòa bình. Chiến tranh là phương cách cuối cùng và luôn luôn tệ hại. Khi tên lửa phóng đi rồi, con số thường dân vô tội tử vong (trong đó có phụ nữ và trẻ em) của Syri sẽ còn tiếp tục tăng cao. Nhân dân vô tội Syri sẽ chịu nhiều thiệt thòi nhất!
Chưa kể chiến tranh sẽ đẩy nền kinh tế thế giới khó khăn hơn. Có khi lại thay đổi không lường trước được theo chiều hướng xấu hơn.

Tội ác giết người hàng loạt bằng vũ khí hóa học, do ai gây ra sẽ phải tìm đích danh và đưa ra xét xử trong tương lai!

Không nên tấn công Syri mà công lý vẫn được thực thi !

Tổng thống Barack Obama sẽ phát biểu...

Tổng thống Barack Obama sẽ phát biểu…

Nhà Trắng, Washington

Good evening —

I just addressed the nation about the use of chemical weapons in Syria.

Over the past two years, what began as a series of peaceful protests against the repressive regime of Bashar al-Assad has turned into a brutal civil war in Syria. Over 100,000 people have been killed.
In that time, we have worked with friends and allies to provide humanitarian support for the Syrian people, to help the moderate opposition within Syria, and to shape a political settlement. But we have resisted calls for military action because we cannot resolve someone else’s civil war through force.
The situation profoundly changed in the early hours of August 21, when more than 1,000 Syrians — including hundreds of children — were killed by chemical weapons launched by the Assad government.

What happened to those people — to those children — is not only a violation of international law — it’s also a danger to our security. Here’s why:
If we fail to act, the Assad regime will see no reason to stop using chemical weapons. As the ban against these deadly weapons erodes, other tyrants and authoritarian regimes will have no reason to think twice about acquiring poison gases and using them. Over time, our troops could face the prospect of chemical warfare on the battlefield. It could be easier for terrorist organizations to obtain these weapons and use them to attack civilians. If fighting spills beyond Syria’s borders, these weapons could threaten our allies in the region.
So after careful deliberation, I determined that it is in the national security interests of the United States to respond to the Assad regime’s use of chemical weapons through a targeted military strike. The purpose of this strike would be to deter Assad from using chemical weapons, to degrade his regime’s ability to use them, and make clear to the world that we will not tolerate their use.
Though I possess the authority to order these strikes, in the absence of a direct threat to our security I believe that Congress should consider my decision to act. Our democracy is stronger when the President acts with the support of Congress — and when Americans stand together as one people.
Over the last few days, as this debate unfolds, we’ve already begun to see signs that the credible threat of U.S. military action may produce a diplomatic breakthrough. The Russian government has indicated a willingness to join with the international community in pushing Assad to give up his chemical weapons and the Assad regime has now admitted that it has these weapons, and even said they’d join the Chemical Weapons Convention, which prohibits their use.
It’s too early to tell whether this offer will succeed, and any agreement must verify that the Assad regime keeps its commitments. But this initiative has the potential to remove the threat of chemical weapons without the use of force.

That’s why I’ve asked the leaders of Congress to postpone a vote to authorize the use of force while we pursue this diplomatic path. I’m sending Secretary of State John Kerry to meet his Russian counterpart on Thursday, and I will continue my own discussions with President Putin. At the same time, we’ll work with two of our closest allies — France and the United Kingdom — to put forward a resolution at the U.N. Security Council requiring Assad to give up his chemical weapons, and to ultimately destroy them under international control.

Meanwhile, I’ve ordered our military to maintain their current posture to keep the pressure on Assad, and to be in a position to respond if diplomacy fails. And tonight, I give thanks again to our military and their families for their incredible strength and sacrifices.
As we continue this debate — in Washington, and across the country — I need your help to make sure that everyone understands the factors at play.

Please share this message with others to make sure they know where I stand, and how they can stay up to date on this situation. Anyone can find the latest information about the situation in Syria, including video of tonight’s address, here:

http://www.whitehouse.gov/issues/foreign-policy/syria

Thank you,

President Barack Obama

“““““““““““““““““““““““““`
Nguồn:
http://www.whitehouse.gov/issues/foreign-policy/syria?utm_source=email&utm_medium=email&utm_content=email238-text1&utm_campaign=syria

http://edition.cnn.com/video/data/2.0/video/politics/2013/09/09/tsr-wolf-obama-syria-interview-entire.cnn.html

Cách đây 12 năm, cũng vào lúc 8 giờ, WTC của Mỹ bị khủng bố bằng hai máy bay Boing (American Airline) do al-Queda thực hiện...

Cách đây 12 năm, cũng vào lúc 8 giờ, WTC của Mỹ bị khủng bố bằng hai máy bay Boing (American Airline) do al-Queda thực hiện…

Đăng bởi: SAO HỒNG | 31.08.2013

SAO LẠI LÀ… SÔNG ÁP LỤC ?

Sông Áp Lục (Yalu), biểu tượng hữu nghị Trung-Triều

Sông Áp Lục (Yalu), biểu tượng hữu nghị Trung-Triều

Hôm qua có người nhắn tin hỏi: “Sông Áp lục ở đâu ta?”. Mình không rịp-lai (trả lời tin nhắn) vì biết người hỏi cũng chẳng cần câu trả lời. Nhưng câu hỏi bổng đánh thức ký ức thời học sinh của mình.

Hồi xưa học cấp 3 (tên gọi cho 3 nãm cuối phổ thông ở miền Bắc), mình được thầy Khoát (người Hà Nội dạy môn Địa lý) khen là học khá, hiểu biết chắc về địa lý. Có khi lên bảng kiểm tra miệng được thầy cho điểm 8/10 là sướng ngây ngất con cà cưỡng.

Thời đó rất nghèo, dẫu đang “tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” nhưng cả làng rất nghèo, nghèo đều như nhau. Mà có lẽ cả nước cũng nghèo như thế.
Dụng cụ học tập chẳng có gì. Chỉ có cây viết và mấy quyển sách giáo khoa đã chuyền tay qua nhiều thế hệ học sinh. Toàn học chay.
Nhưng mình cũng sưu tầm được vài bản đồ hiếm hoi. Từ bản đồ quân sự đến bản đồ cơ cấu và phân bổ ngành nông nghiệp. Mình treo đầy hai bức tường đất của căn phòng mình ngồi học. Nhưng bản đồ thế giới thì chịu. Thế nên sau này mình rất quan tâm môn địa chính trị.

Hồi đó sách giáo khoa những môn Sử, Địa có nội dung cùng mô-típ… “ta thắng địch thua” và “trăng Trung quốc tròn hơn trăng nước Mỹ“, “đồng hồ Liên xô tốt hơn đồng hồ Thụy sỹ“(*),…
Như môn Địa lý, phần thế giới các nước khối xô-viết được mô tả rất kỹ tài nguyên khoáng sản, vùng cây trồng nguyên liệu,… và sự phân công vùng kinh tế trong khối SEV. Phần viết về các nước tư bản thì chỉ lướt qua. Thậm chí ngay ở môi trường đại học cũng rứa. Không lướt qua cũng không được. Về địa chính trị của tư bản chủ nghĩa, chính các thầy soạn sách cũng chẳng biết kỹ hơn học sinh phổ thông bao nhiêu. Biết quá hóa phản động!
Thầy nào tâm huyết và hay tìm tòi đọc thường giảng hay. Cứ xong mỗi tiết Địa hay Sử, học sinh thấy tự hào về quê hương đất nước và phe xã hội chủ nghĩa, là đạt mục tiêu rồi. Hi hi…

Nói thế để biết rằng, từ hồi đó mình đã biết sông Áp lục ở đâu, thuộc nước nào. Thậm chí mình nhớ, các trận chiến trên sông Áp lục thời Nga hoàng, Nhật hoàng và triều nhà Thanh  cũng được mô tả như là… là chiến thắng của phe ta !? Hi hi… (không hi hi không chịu nổi..).

Nhưng càng lớn lên càng khôn ra thì mình lại thấy đồng hồ Rolex lại tốt hơn và đắt gấp hàng chục lần Poljot… Trăng nước Mỹ cũng tròn như trăng Trung quốc. Thậm chí còn thật hơn trăng Trung quốc vì lão Neil Amstrong đã bay lên nhặt đá trên đó vào thế kỷ trước!

Sau thập kỷ 1990s, mình tưởng lối tuyên truyền nhồi sọ xưa đã đi vào dĩ vãng. Và sẽ chẳng ai còn nhắc đến Liên Xô, Trung Quốc với niềm tin là… “thành trì vững chắc” là “tương lai xán lạn của chủ nghĩa xã hội” nữa!
Mà trên thực tế thì bản thân Trung quốc cũng chẳng còn “hô phong hoán vũ” về chủ nghĩa xã hội như cái thời “đại nhảy vọt”, cái thời cộng sản bắt toàn dân đi đào sắt luyện gang và xua đuổi chim sẻ cho đến chết, nữa ! Xưa như… Diễm rồi! 

Thế mà hôm trước đọc được một bài… “chính luận phê bình” đầy quy chụp và ấu trĩ, trên báo SGGP. Nó làm mình gợi nhớ đến thời hoàng kim của… Xít-ta-lin-nít (Stalinist) và Mao-ít (Maoist).
Nhưng mình hơn băn khoăn là tại sao chỉ … “từ sông Áp lục đến mũi Cà Mau” mà không là từ xa hơn như… sông Hắc Long Giang (Amur) hay đỉnh Everest? Chắc tác giả là “trẻ trâu” nên bị thiểu… nhiều cái, chăng???

Tối hôm qua tra Gu-gồ cũng như Wiki cũng chẳng tìm thấy cái tiểu sử nào của tác giả bài chính luận đó. Nhưng hoá ra lại biết thêm tác giả vốn là “trò ruột” của một nhân vật bị coi là “đầy thủ đoạn, tham vọng chính trị” và … “thất nhân nhất” của lịch sử hiện đại nước Nam!

Mình định viết một bài phản biện mang tính hài hước với tác giả bài báo đó. Nhưng thôi! Chấp làm gì. Ở cái độ tuổi “cổ lai hy” đó, cứ để cho họ mang cái “lạc quan cách mạng” và “âm hưởng hào hùng” xưa đi gặp các cụ… Mao-ít và Xít-ta-lin-nít!

Mình chỉ muốn nhắn với họ rằng, thời A-còng đã khác xưa rồi các cụ ơi! Có thể cứ việc tiếp tục áp…”lục” cái “chuyên chính vô sản bạo tàn” của Mao-ít và Xít-ta-lin-nít cho dân tộc này! Chứ đừng hòng áp đặt cái tư duy ấu trĩ cũ rích đó cho thế hệ trẻ thời nay. Kể cả con cháu của chính các vị !

Ừ nhỉ! Sao lại là sông Áp lục? Sao không là sông Amua (hay Hắc Long Giang)??
Sao không là sông Mè-khỏng (Mekong) mà là Cánh đồng Chum??
Sao không là Nicaragoa mà là Cu Ba?
????

Ôi, Chết cười với các cụ ! Hi hi…

(Bài edited từ Facebook)
31/8/2013
Sao Hồng

(*) Thơ Việt Phương

Hai cây cầu lịch sử bắc qua sông Áp lục tại biên giới Trung - Triều (Yalu river)

Hai cây cầu lịch sử bắc qua sông Áp lục tại biên giới Trung – Triều (Yalu river)

Lưu vực Hắc Long Giang (tức là sông Amur), khu vực biên giới Nga- Trung

Lưu vực Hắc Long Giang (tức là sông Amur), khu vực biên giới Nga- Trung

 

Nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9

Nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9

Tối nay giữa hai cuốc xe ôm, mình tranh thủ đọc bài phỏng vấn “phê bình” âm nhạc của Nhạc sỹ NGUYỄN ÁNH 9 trên báo “Vê Tê Xê chấm Vi-en” (qua mobile).

Mình không rành về kỷ thuật thanh nhạc; mình cũng không thích sự phô diễn hình ảnh, khoe giọng và làm dáng của các “ca sỹ thời thượng”, trên các sân khấu và băng đĩa của các đi-va hiện nay.
Thế nên, những nhận xét của Nhạc sỹ lão làng Nguyễn Ánh 9, mình thấy quá đúng. Mình cũng thích cách nhận xét thẳng tưng một cách bình thản nhẹ nhàng của ông. Chắc các ca sỹ nổi tiếng sẽ giận ông đến chết luôn! Hi hi…

Ví như nhận xét về ca sỹ mà một số báo chí lăng xê là “ông hoàng” nhạc Việt hiện nay:
Đàm Vĩnh Hưng hát bài AI ĐƯA EM VỀ của tôi, tôi bảo ‘con đừng hát bài của bố nữa, tội nghiệp bố lắm’. Tôi không thích, tôi nói thẳng luôn. Đàm Vĩnh Hưng nói ‘nhưng con thích hát nhạc bố…’, tôi nói ‘nhưng con không nên hát nhạc của bố thì hay hơn’.
“Thật ra, giọng Đàm Vĩnh Hưng nửa Nam nửa Bắc, cách thức hát cũng không có và lối hát cũng vậy. Hồi xưa, Đàm Vĩnh Hưng mà đi hát thì chỉ xứng là ca sỹ loại C hát lót chứ không được vào hạng ca sỹ chính của phòng trà đâu!”

Những DIVA Thanh Lam, Hồ Ngọc Hà cũng nhận được những lời “khen” … nóng mặt tương tự.
Theo mình thì các ca sỹ đừng nên phật ý hay tự ái. Hãy coi nhận xét của Ông là lời khuyên của một Nhạc sỹ lão làng, nếu không muốn mình được coi là “ngôi sao của dòng NHẠC GIẢI TRÍ” chứ không phải là nhạc HÀN LÂM hay NGHỆ THUẬT thực sự, như “mục tiêu cao cả” của bất cứ ca sỹ nào.

Đang đọc đến đoạnNhiều ca sỹ hát hay nhưng chưa nổi được, tại vì bây giờ còn phụ thuộc vào công nghệ lăng xê. Khán giả cũng bị ảnh hưởng bởi phim ảnh Hàn Quốc nhiều quá, 10 cái clip của Hàn Quốc thì 11 cái có nhảy rồi! Cái đó gọi là âm nhạc giải trí, nghe qua rồi bỏ, khác xa với nghệ thuật…… thì bổng loa ti-vi ầm ầm:
“…
Dâng lên tới Đảng cả niềm tin chiếu sáng ngời
Cờ sao quyết thắng, lấp lánh soi sáng đường cháu đi
Đi, ta đi giải phóng miền Nam
Khi quê hương nhà vẫn còn bóng quân xâm lược
Thì ta còn chiến đấu quét sạch nó đi
…”
Trời ạ! 3M vừa chuyển kênh. VTV6 chiếu năm cu cậu đồng phục, ốm nhách đang rống lên trên sân khấu theo nhịp vỗ tay của cô Em-Xi mặc áo đỏ chóe… Phía sau là phông nền với dòng chữ và con số 20 gì đó to tướng… Hình như là cuộc thi âm nhạc học đường thì phải?

Mình đang lom lom nhìn cho rõ vì chuyển từ viu mô-bai sang viu màn hình bị lóa mắt.. thì 3M lại chuyển sang kênh đang chiếu phim Ấn độ…lời hứa từ trái tim hay từ con chim gì đấy.
Mình lẫm bẩm: “gần bốn mươi năm rồi mà vẫn cứ nhồi cho bọn trẻ gào lên “đi ta đi giải phóng miền Nam.. giết sạch nó đi quét sạch nó đi..”. 3M mình có vẽ rành, “cuộc thi đó bắt buộc hát nhạc… đỏ!” ! Híc

Quay lại đọc tiếp bài phỏng vấn của Nhạc sỹ NGUYỄN ÁNH 9, mình chợt ngộ ra một điều. Nền âm nhạc Việt Nam đang cuốn theo hai trào lưu chính song hành cùng nhau:
1 Âm nhạc giải trí mang âm hưởng… Ka-póp (K-POP).
Nó có nguồn gốc từ các nhãn hàng công nghiệp
của các “đại gia” Hàn Quốc. Họ quảng cáo sản phẩm điện tử, mỹ phẩm và khuyến mãi thêm bằng các bộ phim, chương trình âm nhạc, giao lưu với ban nhạc, ca sỹ,..  cho các nhà đài khi quảng cáo sản phẩm cho họ.

(Thế mới biết Hàn Quốc là bậc thầy về nghệ tuật truyền bá văn hóa…)
2 -… và âm nhạc cổ động tuyên truyền mang âm hưởng… chiến tranh và hoài niệm về chiến tranh.
Chủ yếu là bằng các nhạc phẩm thời chiến tranh chống Mỳ (gọi là “nhạc đỏ). Cuộc chiến tranh đó đã kết thúc gần 40 năm rồi. Hai bên cũng đã trở thành “đối tác toàn diện”. Thế mà dòng âm nhạc vẫn say sưa hào hùng với “chiến thắng vẽ vang” và “quét sạch nó đi”… (Thế nh
ưng các nhạc phẩm “chống quân Trung Quốc xâm lược” thì bị cấm kỵ).
Liệu đây có phải đó là định hướng của… Hội đồng Lý luận Trung ương ?


Phải chăng đó là nền âm nhạc… “đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc” theo đường lối của Đảng ???

(Một status đã post trên Facebook, tối 24/8/2013)
Sao Hồng

Một nhóm nhạc tham gia cuộc thi "Tuổi 20 hát"

…. đi ta đi giải phóng miền Nam/Khi quê hương nhà vẫn còn bóng quân xâm lước..”

 

Đăng bởi: SAO HỒNG | 24.08.2013

VÕ NGUYÊN GIÁP, NGƯỜI “CHIẾN SĨ” SỐ 1

quyenbinhTrong sách “BÊN THẮNG CUỘC” (2012) của Nhà báo Huy Đức, quyển 2, “Quyền Bính”. Phần viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tác giả có viết:

Năm 1984, Nhà nước tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm “30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”, báo chí đăng hàng loạt hồi ký, bài viết của cả người Việt và người Pháp. Các bài viết đăng trên báo Nhân Dân từ tháng 3 đến tháng 5-1984, trong khi nói rất kỹ về Henri NavarreChristian de Castries, đã không hề nhắc tên Võ Nguyên Giáp, vị tư lệnh chiến dịch đã đánh bại hai viên tướng Pháp này.”

Ngày 7-5-1984, đúng ngày kỷ niệm chiến thắng, báo Nhân Dân đăng trên trang nhất bức ảnh chụp Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, nhưng thay vì nêu tên từng cá nhân, Nhân Dân chỉ chú thích: “Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định chủ trương tác chiến Đông-Xuân 1953-1954”. Các bài viết trên tờ Quân Đội Nhân Dân cũng không có tên “Võ Nguyên Giáp”.”

“Từ sau khi tướng Giáp rời khỏi Bộ Quốc phòng, báo chí nhà nước không bao giờ gọi ông là “đại tướng”. Nhưng, cũng trong suốt thời gian ấy, Võ Nguyên Giáp gần như rất ít khi rời khỏi bộ quân phục của mình. Trong những chuyến công du hiếm hoi mà ông được cử, Võ Nguyên Giáp luôn mặc bộ lễ phục cấp tướng sang trọng màu trắng.” (mọi người có thể đọc thêm ở ĐÂY)

“Võ Nguyên Giáp, người “chiến sĩ” số 1” là một bài viết của Huy Đức. Bài này đã đăng trên báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật, ra ngày thứ Bảy, 24/4/2004, nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.Nhân dịp Đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 103 tuổi (25/8/1911 – 25/8/2013), mình post lại để mừng đại thọ của Cụ.(*)

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Võ Nguyên Giáp: người “chiến sĩ” số 1

Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại quê hương (2-1973)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại quê hương (2-1973)

TTCN – Mỗi lần trở lại Điện Biên Phủ, tôi tới nghĩa trang liệt sĩ dưới chân đồi A1 thắp nén hương tưởng niệm những người đồng đội đã nằm lại đây. Đứng trước rất nhiều ngôi mộ không có tên, tôi hình dung ra anh chiến sĩ trẻ tới chiến trường giữa trận đánh, chiến đấu bên những người đồng đội chưa kịp biết tên mình và mình cũng chưa kịp biết là ở đơn vị nào...”(*)

“Ải thẩu dú Điện Biên! Ải thẩu dú Điện Biên!”. Người dân Điện Biên gọi ông là “Ải thẩu”, từ tiếng Thái dành cho người mà họ kính yêu nhất. Chuyến đi Điện Biên Phủ hôm 17-4 vừa qua là chuyến đi được nôn nao chờ đợi của Đại tướng. Đã 50 năm qua Điện Biên Phủ là một cái gì đó thật thiết tha trong lòng ông.

Năm 2001, nhân sinh nhật lần 90 của mình, có hai người khách từ Điện Biên Phủ được Đại tướng mời về Hà Nội. Đó là hai cụ Bạc Cầm Bóng và Lò Văn Nhay, hai người giúp việc thời Đại tướng ở Sở chỉ huy Mường Phăng. Cụ Bóng về đến Hà Nội, vừa bước vào được Đại tướng đón bằng tiếng Thái: “Hoọt lươn te điều ti noọng căn – Về đây là nhà, đừng khách sáo nhé”. Cụ Bóng chỉ còn biết ôm lấy vị tướng già mà khóc. 

Hai ngày trước chuyến đi lên Điện Biên. Hà Nội mưa. Đại tướng hỏi: “Cậu định viết về tôi?”. Ông đưa ra tờ Le Monde, số mới nhất, in chân dung ông trên trang bìa và dòng chữ Ma Victoire (Chiến thắng của tôi)”. Ông than phiền: “Tại sao họ lại viết như vậy!”. “Điện Biên Phủ là chiến thắng của cả dân tộc, cậu đừng viết về tôi”. Cựu tổng giám đốc Thông tấn xã, ông Đỗ Phượng, kể: Có lần Thông tấn xã muốn xuất bản một bộ sách ảnh về ông, nhưng khi xin ý kiến, ông không chịu. Đại tướng nói: “Có biết bao anh hùng đã hi sinh, một tấm ảnh để lại cũng không có…”. Thăm Điện Biên Phủ, nơi những chiến thắng đang được cố gắng tái hiện, vẫn thấy ở khóe mắt ông nước mắt.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh năm 1911 tại thôn An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Tướng Giáp kể: “Ông ngoại tôi vốn là một lãnh binh theo nghĩa quân Cần Vương, mỗi khi Tây về làng bà ngoại lại phải bỏ mẹ tôi vào quang thúng gánh chạy”. Những năm học ở Trường Quốc học Huế, cậu Giáp học rất xuất sắc, thường tới nhà cụ Phan Bội Châu đàm đạo và được cụ Phan cho mặc sức sử dụng kho sách của mình. Giáp cũng chơi thân với thầy giáo Đặng Thai Mai. Con gái cụ Mai, bà Đặng Bích Hà, sau này là phu nhân đại tướng, kể: “Ba tôi lớn hơn nhà tôi một giáp, nhưng hai người là bạn vong niên, rất thân nhau”.

Năm ông 16 tuổi, người Pháp đuổi học anh Nguyễn Chí Diểu, một học sinh hơn Giáp 3-4 tuổi. Giáp khởi xướng một cuộc bãi khóa để phản đối. Vì sự kiện ấy Giáp bị đuổi học, về làng. Anh Nguyễn Chí Diểu đến An Xá tìm Giáp: “Chúng tôi đã lập Đảng Tân Việt”. Giáp bảo: “Tôi đi với anh”.

Tham gia Đảng Tân Việt, Võ Nguyên Giáp góp phần tích cực đưa Tân Việt tham gia Đông Dương Cộng sản đảng. Vừa hoạt động cho Đảng, vừa viết báo Tiếng Dân, vừa tự học. Tháng 10-1930, Giáp bị bắt cùng với thầy Đặng Thai Mai và nhiều người khác, trong đó có Nguyễn Thị Quang Thái, em gái nữ sĩ Nguyễn Thị Minh Khai. Hơn một năm sau ra tù, thầy Mai bị đuổi khỏi Trường Quốc học, về Vinh sinh sống và hoạt động, Giáp ra theo. Năm thầy Mai ra Hà Nội dạy học ở Trường Thăng Long, Giáp cũng ra Hà Nội, vừa dạy sử ở Thăng Long, vừa tự học lấy bằng cử nhân luật và kinh tế. Năm đó, cô con gái cưng của thầy Mai, Đặng Bích Hà, mới chỉ lên bốn, lên năm.

Năm 1929, 18 tuổi, lần đầu tiên tướng Giáp ra Hà Nội. Một người đồng chí của ông ở Tân Việt, ông Nguyễn Văn Tạo, dẫn ông ra Cửa Bắc, thành Hà Nội để nhìn hai vết đạn đại bác của Pháp đánh dấu thành Hà Nội thất thủ. Tướng giữ thành Hoàng Diệu tự sát. PGS Đặng Bích Hà kể: “Lúc dạy học ở Thăng Long, ông Giáp hay đến nhà chơi. Ông thường nói về tinh thần yêu nước và quá khứ anh hùng. Ông vẫn thường dẫn học trò ra đê Giảng Võ coi mộ Francis Garnier; ra Cầu Giấy chỉ cho học sinh mộ Henri Rivière để nung nấu họ tinh thần chống Pháp”.

Nhà văn Hữu Mai, người gần gũi và đã từng chấp bút một số hồi ký của tướng Giáp, nói: “Hồi đó, trước tàu đồng súng lớn của giặc Tây, mất nước như là một định mệnh của các nước yếu. Lịch sử trước đó chưa từng có nước phương Đông nào phá được một đồn Tây. Nhưng đến Điện Biện Phủ thì nước yếu Viện Nam đã phá được cả một tập đoàn cứ điểm”.

Điện Biên Phủ đã đi vào lịch sử bằng chính chiến thắng trước người Pháp chứ không chỉ đi bằng sự tuẫn tiết như Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương… Và, không biết có phải là “một sự an ủi của lịch sử” mà tướng Giáp, sau khi chỉ huy trận Điện Biên Phủ, đã về sống trên con phố mang tên vị tướng Hoàng Diệu tuẫn tiết.

Lần ra Hà Nội năm đó (1929) của Giáp là để bàn với chi bộ Vinh và Hà Nội tổ chức cho nữ đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai đi thoát ly. Theo lời kể của chị Hồng Anh, con gái Tướng Giáp: “Chính vào dịp này, cha tôi lần đầu tiên nghe nhắc đến cái tên Nguyễn Thị Quang Thái, cô em gái trẻ, thông minh và rất xinh của Nguyễn Thị Minh Khai. Trong chuyến tàu cha tôi trở lại Huế, tới Vinh thì gặp mẹ tôi lên tàu, cùng với một nữ sinh Đồng Khánh. Lúc đó mẹ tôi mặc áo dài, tóc để xõa, da trắng, gương mặt sáng. Nhưng điểm gây ấn tượng với cha tôi nhất là đôi mắt”.

Năm 1935, họ cưới nhau. Năm 1940, Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng được tổ chức đưa sang Vân Nam. Giáp chia tay với người vợ trẻ Nguyễn Thị Quang Thái khi họ vừa có Hồng Anh, con gái đầu lòng. Đó là lần chia tay cuối. Sau khi Giáp ra đi, Nguyễn Thị Quang Thái bị Pháp bắt và năm 1944 chết trong nhà tù.

PGS Đặng Bích Hà kể: “Lúc đó (1946) gia đình tôi ở Sầm Sơn, chính phủ thân Nhật mời cha tôi giữ một chức bộ trưởng. Cha tôi không nhận. Ông chuyển ra Hà Nội. Anh Giáp tìm tới thăm”. Năm ấy, Võ Nguyên Giáp đã không khỏi ngỡ ngàng vì Đặng Bích Hà lúc này không còn là một cô bé con nữa. Cô đã bước sang tuổi 19, đẹp và hưởng trọn tinh thần giáo dục của người cha, giáo sư Đặng Thai Mai. Mối tình của họ đã đưa bà theo ông lên chiến khu, sinh cho ông thêm hai cô gái, và đúng năm 1954 sinh hạ người con trai thứ nhất, đặt tên là Võ Điện Biên. Các con ông, kể cả người con gái đầu Võ Hồng Anh, phần lớn sống quây quần bên ông trong một ngôi nhà có vườn rộng nhưng đồ đạc thì hình như đã có từ rất lâu rồi.

Một người có nhiều năm làm việc ở tổng hành dinh (nơi chỉ huy cuộc chiến chống Mỹ 1960-1975) thiếu tướng Lê Phi Long, cục phó Cục Tác chiến, nói: “Tôi đã thử rất nhiều lần và thấy không đủ sức để viết nổi chân dung của ông, tướng Giáp”.

Khi phân công trong Đảng, Bác Hồ nói: “Việc quân sự giao cho chú Giáp”. Bác Hồ cũng đã từng cử Võ Nguyên Giáp sang Trung Quốc học quân sự. Nhưng trên đường đi, Chiến tranh Thế giới thứ hai đưa người Pháp ở chính quốc vào thế thua, Bác thấy thời cơ tới nên gọi ông trở lại. Từ đó ông không có thêm cơ hội để học qua bất cứ một trường lớp quân sự nào. Nhà sử học Dương Trung Quốc, một người làm việc khá nhiều với tướng Giáp, nói: “Có lẽ những năm dạy sử ở Trường Thăng Long đã hình thành nên tư duy quân sự của ông”.

Thiếu tướng Lê Phi Long cho rằng: “Ngoài tài năng còn có một yếu tố quan trọng khác, ông là một người có đầu óc thực tiễn ghê gớm, luôn tổng kết trong thắng trong bại để tìm ra cách đánh mới”. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng đã quyết định thay đổi cách đánh từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chậm, thắng chắc”. Một quyết định mà theo GS Phan Huy Lê, trở thành nhân tố làm nên Điện Biên Phủ. Một quyết định mà theo thượng tướng Lê Trọng Tấn, nếu không đưa ra thì toàn bộ lực lượng của ta đã bị “phơi áo” trong lòng chảo Điện Biên rồi. Nhưng quyết định đó không chỉ là kết quả của “11 ngày đêm trăn trở”. Theo thiếu tướng Lê Phi Long, kể từ tháng 5-1953 sau trận Nà Sản, Đại tướng đã quyết định thành lập một tổ nghiên cứu 24 người nằm trong rừng lim khu căn cứ Định Hóa để “chuẩn bị lý luận đánh tập đoàn cứ điểm”.

Tướng Giáp là vị tổng tư lệnh trực tiếp chỉ huy hai cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi cuối cùng. Cả hai cuộc chiến ấy ông đều có một “cơ duyên” với thượng tướng Lê Trọng Tấn. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đơn vị do tướng Lê Trọng Tấn chỉ huy đã cắm cờ trên nóc hầm tướng De Castries. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, lúc đầu “cánh quân chủ yếu” được xác định là Quân đoàn III, đánh từ Tây nguyên. Nhưng cuối cùng, “Cánh duyên hải” của tướng Lê Trọng Tấn, sau khi nhận được mệnh lệnh “thần tốc” trực tiếp từ tướng Giáp, đã tiến thẳng vào Sài Gòn cắm cờ trên dinh Độc Lập vào trưa 30-4.

Tướng Giáp kể lại rằng vào cái buổi trưa lịch sử ấy, sau khi ra nốt những mệnh lệnh cuối cùng để giải quyết chiến trường, ông đã rời tổng hành dinh, lặng lẽ đi bộ ra bờ hồ. Có lẽ đó là những giây phút hạnh phúc nhất của ông.

Năm 1975, giải phóng miền Nam. Năm 1977, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thôi đảm trách bí thư Quân ủy trung ương và bộ trưởng Bộ Quốc phòng, những chức vụ mà ông được giao kể từ năm 1946. Năm 1982, ông thôi giữ chức ủy viên Bộ Chính trị. Năm 1983, ông kiêm nhiệm chủ tịch Ủy ban Quốc gia về sinh đẻ có kế hoạch. Cũng trong năm 1983 ấy, ông về quê, rồi đi bộ ra chợ Tréo ở huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Đến giữa chợ, ông hỏi: “Bún chợ Tréo chấm ruốc, giờ có còn ngon không?”. Mấy người dân quê nghe, òa khóc.

Đại tướng từng nói với tôi: “Tôi là một người lạc quan. Dù trong tình huống nào tôi cũng không thấy buồn phiền”. Những người sống và làm việc nhiều năm với ông đều có nhận xét như vậy. Nhà văn Hữu Mai nói: “Ngay cả khi sóng gió nhất, ông vẫn bình thản như không”.

Theo lời kể của chị Hồng Anh với nhà báo Lương Bích Ngọc: “Sau những giờ làm việc liên tục, ba tôi thư giãn bằng cách chơi đàn piano. Mấy năm gần đây ba tôi tập thiền và đi bộ nhiều”.

Nhưng hơn cả những điều có thể diễn đạt bằng chữ là uy nghi không thể che giấu được của ông. Tôi muốn nhắc lại điều tôi đã từng viết trên Tuổi Trẻ: Cao hơn cả mọi nghi lễ, người dân và các chiến sĩ đã đón ông bằng tất cả lòng ngưỡng mộ khôn tả. Lòng ngưỡng mộ, chắc chắn không chỉ của một thế hệ này.
“““““““““““““““““““““““““““`
HUY ĐỨC

North Vietnamese Defense Minister Võ Nguyên Giáp

North Vietnamese Defense Minister Võ Nguyên Giáp (Photo credit: Wikipedia)


 Với 30 năm làm tổng tư lệnh và gần 50 năm tham gia chính sự ở cấp cao nhất, ông đã tỏ ra là người có phẩm chất phi thường trong mọi lĩnh vực của chiến tranh; khó có một vị tướng soái nào có thể so sánh với ông trong việc kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính qui ở trình độ cao… Cuộc đời của ông Giáp gắn liền với chiến đấu và chiến thắng, đã làm ông trở thành một trong những thống soái lớn của tất cả các thời  đại”.

 (Ký giả người Anh Peter Macdonald trong cuốn Giap, les deux guerres d’Indochine)

“Ông không chỉ trở thành huyền thoại mà có lẽ còn trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20 và một trong những thiên tài lớn nhất của tất các thời đại”.

(Nhà sử học Mỹ Cecil Curry trong cuốn Victory at any cost)


(*) Trong sách “Võ Nguyên Giáp thời trẻ” (song ngữ Anh – Việt) có chi tiết năm sinh thực chất của Cụ là 1910, theo một hồ ở Pháp để lại và câu chuyện Bà Nội kể cho chị Võ Hồng Anh lúc ở với Bà.

Võ Đại tướng cùng những đồng đội thân thiết...

Võ Đại tướng cùng những đồng đội thân thiết…

Đọc BÊN THẮNG CUỘC :
– http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvn2nvnqntn31n343tq83a3q3m3237nvn

 

Đăng bởi: SAO HỒNG | 21.08.2013

MÊ CUNG…

(liên tưởng sau khi nghe/xem phiên điều trần tại quốc hội)

me-cung-3Mê cung là một thuật ngữ chỉ ra sự rối rắm không có lối thoát dễ dàng của một quần thể kiến trúc.

Người xưa thường xây mê cung bằng các đường hầm trong lòng đất. Ngày nay có nhiều công trình mê cung bằng hàng cây trong những lâu đài cung điện có vườn cây hay những cánh rừng rộng lớn…

Trên thực tế thì mê cung nào cũng có lối ra. Nhưng để tìm được lối ra thì không hề đơn giản và mất rất nhiều thời gian, nếu không có bản sơ đồ thiết kế.
Hãy thử hình dung ta đang lạc trong mê cung. Cứ đi hết một đoạn đường dài lại đứng trước một ngã rẽ. Có khi cuối đường là ngõ cụt hoặc lại mở ra một con đường mới mà ta không biết nó sẽ dẫn ta tới đâu…
Đi mãi mà không tìm thấy lối ra. Cảm xúc thú vị háo hức ban đầu sẽ dần dần được thay bằng cảm giác khó chịu bực bội thậm chí chán nản vì bế tắc.

Theo dõi các bộ trưởng đang điều trần (báo chí gọi là “chất vấn”) trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội mấy hôm nay, cử tri sẽ có cảm giác như mình đang lạc vào… mê cung. Mê cung này có tên là “Sự vận hành của hệ thống quản lý nhà nước…”.

Nói như thế, không có gì là quá đáng. Vì chính ông Thượng thư bộ hình khi đề cập đến nguyên nhân cái sự… tào lao của “hệ thống văn bản pháp lý nhà nước” là “… KẾT LUẬN ĐƯỢC VẤN ĐỀ ĐÚNG – SAI, HỢP LÝ HAY KHÔNG HỢP LÝ, CŨNG LẠI LÀ MỘT CÂU CHUYỆN KHÁC NỮA” (?!?!?).
Không mê cung thì là cái gì?

Câu hỏi vấn đề này đặt ra cho cử tri là: AI/CÁI GÌ ĐÃ TẠO RA “MÊ CUNG… NHÀ NƯỚC” ĐÓ? LIỆU CÓ THOÁT RA ĐƯỢC KHÔNG ?

Đúng là câu hỏi khó nhưng không quá khó để trả lời! Có một điều chắc chắn là HIỆN THỜI CỬ TRI KHÔNG ĐÓNG VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH ĐỂ THOÁT RA KHỎI “MÊ CUNG” ĐÓ !

21/8/2013
Sao Hồng

Me-cung2

Đăng bởi: SAO HỒNG | 17.08.2013

CHỊ ƠI, SAO CHỊ LẠI KHÓC ?

Những giọt nước mắt tủi hờn mặn chát của chị Khuất Thị Điọnh sau buổi lễ

Những giọt nước mắt tủi hờn mặn chát của chị Khuất Thị Điọnh sau buổi lễ

Sở Y tế Hà Nội tổ chức lễ trao thưởng cho ba cán bộ y tế đã tố cáo vụ “nhân bản xét nghiệm” tại Bệnh viện đa khoa Hoài Đức (Hà Nội) sáng hôm qua, 16-8. Buổi lễ diễn ra chóng vánh trong vòng nửa giờ. Việc tổ chức trao thưởng vội vàng và miễn cưỡng như thế chỉ là đối phó với chỉ đạo của ông Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị mà thôi.

Đối với quan chức hệ thống y tế Hà Nội, thì các chị có tội ! Cái tội của các chị là “vạch áo cho người xem lưng”. Các chị cũng giống y chang thầy giáo Đỗ Việt Khoa của ngành giáo dục Hà Tây (nay cũng là Hà Nội).

Ngay cả cái việc hơn 40 nhân viên (trong đó có cả bác sỹ và đảng viên) của Bệnh viện Hoài Đức tố cáo ngược chị Hoàng Thị Nguyệt rồi rútlại là biết các chị thuộc thiểu số trong hệ thống đó. Họ rút đơn lại ngay hôm sau gửi đơn, khi họ được biết chính đích thân ông Bí thư Thành ủy trực tiếp nghe Giám đốc Sở Công an Hà Nội báo cáo kết quả điều tra độc lập với Sở Y tế. Thử hỏi, nếu Công an Hà Nội không vào cuộc nhanh và không có cuộc họp của ông Phạm Quang Nghị thì sự việc sẽ tít tù mù như thế nào?

Về giá trị của “gói thưởng” cho các chị, Sở Y tế Hà Nội chắc chắn sẽ vin vào “quy chế khen thưởng”. Mỗi Bằng khen sẽ được kèm theo ba trăm ngàn đến ba trăm năm mươi ngàn. Điều đó chẳng có gì sai.

Nhưng với tính chất nghiêm trọng của vụ việc, sự dũng cảm và đã phải chịu đựng áp lực của các chị, đáng được tưởng thưởng xứng đáng hơn cái “quy chế khen thưởng” thông thường kia.

Người ta có thể nghĩ ngay đến ẩn ý của “gói thưởng” cho các chị khi liên hệ đến trị giá của một lần “lại quả” của công ty cung cấp hóa chất và máy xét nghiệm (tại bệnh viện Hoài Đức) cho 2 đến 3 nhân viên tham gia “nhóm lợi ích”. Năm triệu đồng cho một lần, một tuần hay một tháng, cũng cao gấp 5 lần “gói tiền thưởng” kèm theo giấy khen cho các chị.

Ẩn ý của lãnh đạo ngành y tế Hà Nội là cho các chị, và cả những nhân viên khác, có dịp để so sánh số tiền thưởng với số tiền được “lại quả” khác nhau một tròi một vực như thế nào!

Những giọt nước mắt của các chị trong suốt buổi lễ và sau đó không phải là giọt nước mắt sung sướng, mừng vui mà là giọt nước mắt tủi hờn và cô độc ! Các chị như thấy được tương lai trước mắt mình khi đối mặt với những đồng nghiệp trong môi trường làm việc từ nay về sau.

Trên Facebook, nhiều người “chứng kiến” những giọt nước mắt của các chị cũng ngậm ngùi cay đắng và khóc theo.

Mình xin đăng lại nguyên văn bài viết bình luận của bác Dân Choa khi dẫn link của báo Tuổi Trẻ về sự kiện “buồn không thể tả” này.

Bình thường nhận được một giải thưởng con người ta tỏ ra vui mừng. Vui mừng là điều hoàn toàn chính đáng, vì công lao của mình cũng được đánh giá và trân trọng.

Nhưng cũng có người thì không kìm được dòng nước mắt. Dòng nước mắt đó là cảm xúc bị dồn nén bật là ngoài ý muốn. Ví dụ như họ nhớ đến những ngày âm thầm cống hiến, những kỉ niệm của một thời cay đắng mà cho đến hôm nay mới được vinh danh. Hoặc là từ nay số phận của họ sẽ bước sang một kỉ nguyên mới, rạng rỡ cho cá nhân.
Thế nhưng giọt nước mắt của các chị trong nhóm nhân viên xét nghiệm ở bệnh viện Hoài Đức trong buổi trao tặng phần thưởng sang nay có lẽ không nằm trong tâm trạng như thế.
320 000 đồng cho một giải thưởng. Quy ra thành gần 5 bát phở ăn sáng cho một tuần. Nói là Lễ trao giải thưởng cho văn vẻ chứ thực tình là chỉ 30 phút ngắn ngủi đưa tờ giấy khen và kèm theo giá trị 5 bát phở không hơn không kém.
Không có bóng dáng cờ, hoa hay tiếng cười tung hô của đồng nghiệp như thường lệ. Cũng không lãnh đạo nào của Bệnh viện xuất hiện hay chụp ảnh lưu niệm chung. Ba cán bộ của sở Y tế đến làm thủ tục cho phải đạo rồi lặng lẽ ra về.
Nhìn cảnh đó ai cũng phải ngậm ngùi trào lệ. Vậy các chị nhận giải thưởng, cố dấu cảm xúc mà khuôn mặt vẫn nhòa nước mắt suốt buổi là một điều dễ hiểu.
Nếu không có các chị thì bệnh viện Hoài Đức vẫn là một điểm sáng của ngành y tế, nơi mà không quản ngày đêm phục vụ nhanh, đầy đủ cho người bệnh. Đáng tiếc sự thật không phải là như vậy. Tất cả đều giả dối.
Vì các chị là những con người còn có lương tâm, không chịu được giả đối, đã dũng cảm đứng lên tố cáo với báo chí.
Không ở trong cuộc, nhưng ai cũng biết. Các chị sẽ đơn độc phải chống lại cả một hệ thống từ trên xuống giới. Cấp trên cao buộc phải khen lòng dũng cảm của các chị, buộc phải có biện pháp chấn chỉnh. Nhưng cấp dưới trực tiếp thì hoàn toàn không hài lòng về hành động của các chị, vì các chị đã giật mất miếng ăn đối với họ.
Chắc các chị cũng từng đọc báo. Các chị biết về trường hợp thầy giáo Đỗ Việt Khoa ở ngành giáo dục. Thầy giáo Khoa cũng từng được tung hô như một người hùng của ngành giáo dục, từ người lãnh đạo cao nhất. Thế nhưng rốt cuộc công lao của thầy giáo Khoa là một con số 0 tròn trĩnh. Thầy bị nơi nhiệm sở cáo buộc nhiều tội và cuối cùng là… mất dạy.
Chắc các chị cũng trăn trở rất nhiều trước khi làm việc này. Đi ngược lợi ích của một tập thể như thế, nơi đấy lại gắn bó với quyền lợi của chính mình, là một điều vô cùng khó khăn. Thế những các chị vẫn làm, vẫn muốn sự thật được phơi bày.
Ngay trước lúc đề đạt khen thưởng đã có đơn tố cáo ngược lại , chính các chị cũng là những người trong cuộc ăn chia chung. Các chị chỉ có ba người. Họ là số hùng hậu của 40 người, lại còn nhiều chức sắc của bệnh viện nữa. Áp lực hàng ngày đang đè nặng lên các chị.
Giá trị giải thưởng bèo bọt. Không khí trao tặng vội vàng như một cuộc đưa Đám chạy Tang.
Không khóc sao được các chị ơi!
Trong ngành y các chị từng biết đến một lý liệu nói dối cho phép để kéo dài sự sống của bệnh nhân. Một bệnh nhân trọng bệnh, thực tế chỉ có sống được vài ngày. Nhưng khi đối chứng với bệnh nhân, bác sĩ vẫn khen bệnh nhân có sức sống tràn trề và còn phải điều trị dài lâu nữa. Người bệnh nhân mỉm cười mãn nguyện. Thực tế thì vài hôm sau bệnh nhân qua đời. Nhưng ai cũng hài lòng với liệu pháp tinh thần này và không hề áy náy.
Các chị khóc đi! Khóc cho số phận trớ trêu của mình.
Có lẽ các chị đã hiểu, chính mình đang biến thành bệnh nhân mang trọng bệnh của hệ thống ngành y và đang được chữa bằng liệu pháp tinh thần với cái giải thưởng này.
Khóc đi các chị!
Chúng ta cùng khóc cho thân phận của mình.
22g00, 16/8/2013
Dân Choa
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đang trao bằng khen kèm 320K cho các chị

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đang trao bằng khen kèm 320K cho các chị

Đăng bởi: SAO HỒNG | 14.08.2013

NHÀ THƠ VÀ NGHỊ ĐỊNH 72 CỦA CHÍNH PHU

Nghị định 72

Nghị định 72

Còn 15 ngày nữa Nghị định 72/2013/NĐ-CP (về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng ) sẽ có hiệu lực (01/9/2013).
Từ khi được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 15/07/2013, không chỉ cộng đồng cư dân mạng lê tiếng mà báo chí  quốc tế cũng đồng loạt bình luận về Nghị định 72 của CP Việt Nam.
Tác giả David Brow có bài và bình luận trên báo Asia Sentinel:
Khó có một ví dụ nào tốt hơn về việc làm rối beng lên như thế này bằng Nghị định 72 của Thủ tướng về quản lý internet, với 46 điều, dài 21 trang – một nghị định đang bị truyền thông phương Tây lên án.” (Asia Sentinel)
Việc thắt chặt quản lý internet không phải chỉ có ở Việt Nam mà nhiều nước vẫn đã và đang sẽ làm. Tuy vậy, dư luận quốc tế và cộng đồng mạng “dậy sóng” vì đã có điều 258 trong bộ Luật Hình sự lại có thêm NĐ 72 mà có những điều (20) vi phạm Hiến pháp Việt Nam và Tuyên Ngôn về Nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết!

NGUYỄN TRỌNG TẠO

Tôi cần mua nghị định 72
Để bán không cho những nhà hiền triết
Đọc bể cái đầu không bao giờ hiểu hết

Tôi cần mua một góc nhà tù
Để giam giữ những website, blogs
Suốt ngày tự do trong da đầu trọc lóc

Tôi cần mua hận thù trói buộc
Để tẩm xăng châm lửa đốt thành tro
Rắc dọc những dòng sông ấm no

Tôi cần mua những chiếc còng số 8  
Để phát cho thành thị làng quê
Phát không cho nhân dân oan nghiệt vụng về

Tôi cần mua cả bầu trời tham nhũng
Để mưa tuôn nước sạch rửa nhân gian
Đi ngược về xuôi không bất an

Tôi cần mua một bông hoa nhân tạo
Để đem tặng cho những người soạn thảo
Nước mắt mồ hôi mặt nạ giấy bồi… (*)

_________

(*) Ý thơ Văn Cao

Bản đồ về tự do internet trên toàn cầu  2012 và xu hướng 2013. (The state of Internet freedom in 2012. The 2013 assessment is expected to be worse. _Freedom House)

Bản đồ về tự do internet trên toàn cầu 2012 và xu hướng 2013. Màu Vàng: tự don từng phần; Tím không tự do. Trắng: chưa có dữ liệu.  (The state of Internet freedom in 2012. The 2013 assessment is expected to be worse. _Freedom House)Nguồn: Báo Bưu điện Oasinhton (The Washington Post

http://asiasentinel.com/index.php?option=com_content&task=view&id=5631&Itemid=188
http://www.washingtonpost.com/blogs/worldviews/wp/2013/08/06/from-the-u-k-to-vietnam-internet-censorship-on-the-rise-globally/
http://www.bbc.co.uk/news/world-asia-23584431
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07

Đăng bởi: SAO HỒNG | 13.08.2013

TẢN MẠN VỀ TỪ THIỆN

Chương trình CƠM CÓ THỊT cho trẻ em vùng cao do anh Trần Đăng Tuấn khởi xướng

Chương trình CƠM CÓ THỊT cho trẻ em vùng cao do anh Trần Đăng Tuấn khởi xướng

Có những người con xa quê vẫn đau đáu với những số phận nghèo khó nơi thâm sơn cùng cốc. Họ góp nhặt từ bạn bè những kỷ vật, đồ dùng đã cũ nhưng còn giá tri. Họ tổ chức “đấu giá nội bộ” trong bạn bè mạng hội để gom góp từng đồng. Từ ngân quỹ đó họ mua sách vở, áo quần, đồ dùng học tập, xây dựng phòng học; hỗ trợ sách giáo khoa. Họ liên kết với bạn bè trong nước, tự tổ chức những chuyến đi đến vùng cao giúp các cháu đến trường. Họ chỉ nghĩ đơn giản, đó là sự chia sẻ khó khăn với đồng bào của mình theo phương châm: VÌ TA CẦN NHAU

Có người từ bỏ chốn quan trường khi đang độ sung sức, mời gọi bạn bè doanh nhân, viên chức và cộng đồng mạng xã hội lập chương trình “Cơm Có Thịt“. Họ gom góp tiền, tự tổ chức và tìm đến với trẻ em nghèo vùng cao heo hút, Đều đặn mang đến cho các cháu những bữa “cơm có thịt”. Chỉ vì họ thấy xã hội và đất nước này còn quá nhiều nghịch cảnh và bất công. Họ muốn san sẻ với đồng bào mình còn nghèo khó ở rất nhiều địa phương vùng sâu vùng xa. Vì nới đó, hằng ngày hằng tuần rất cần một bữa CƠM CÓ THỊT.
Sức lan tỏa tình thương, tình đồng bào đó theo mạng xã hội lan xa ra ngoài biên giới Việt Nam. Những bác hưu trí, những nhà văn, nhà thơ âm thầm góp sách; có những cháu sinh viên du học Âu, Mỹ, Nhật, Nga,… chắt chiu từng đồng tiết kiệm hay tổ chức những buổi giao lưu để quyên góp tiền ủng hộ CƠM CÓ THỊT & VÌ TA CẦN NHAU.

Có những người âm thầm đặt bình nước lọc miễn phí bên hè phố giúp người lỡ độ đường, những bà ve chai, người bán vé số, bác xích lô, anh xe ôm,… qua cơn khát giữa cái nắng bỏng rát mùa hè. Những san sẻ mang tình đồng bào và rất thiết thực.
Có những tiểu thương đều đặn góp cân thịt, bó rau; có quán cà phê đặt hòm thu nhặt những đồng tiền lẽ từ khách hàng, cùng góp vào bếp ăn tình thương ở các bệnh viện; hay mỗi mùa lụt bão, đây đó những vùng quê, những con người cần trợ giúp là bà con hưởng ứng nhiệt tình không tính toán.

Phạm vi và mức độ lan tỏa tấm lòng “lá lành đùm lá rách” khác nhau, nhưng giá trị nhân văn của mỗi người, mỗi việc làm đều như nhau. Đó là tình nghĩa đồng bào của những tấm lòng đáng quý!

Lại chạnh lòng khi có những nơi lãng phí vô bổ những khoản tiền lớn lao. Như Hà Nội bỏ vốn ngân sách 56 tỷ đồng làm bộ phim về Trần Thủ Độ để rồi… cất kho 3 năm nay (2010 – 2013). 56 tỷ đồng cho 33 tập phim.
Chưa nói đến cái sự trớ trêu của mục đích dự án phim: “chào mừng kỷ niệm 1000 năm…” dời đô của Lý Thái Tổ bằng bộ phim về một nhân vật mà lịch sử ghi nhận là tiêu diệt Nhà Lý. Rồi lại cấm phát hành vì lý do “nhạy cảm chính trị” (?) hay vì cái gì gì đấy rất không rõ ràng.

Bây giờ, lại tặng không cho nhà đài VTV, VCT vốn thu nhiều lợi nhuận từ quảng cáo và truyền hình trả tiền… coi như là làm từ thiện (!?).
Nói về sự kiện này, một bác cựu chiến binh già bình luận: “họ vừa dốt về lịch sử và văn hoá nhưng thừa tham lam và ranh ma về thủ đoạn để moi tiền ngân sách (tiền thuế của dân) dựng nên bộ phim mà chẳng chiếu cho ai xem. Mất thời giờ tranh cãi vô bổ rồi lấy tiếng là làm từ thiện…”. Mà từ thiện cho… nhà giàu!?

“Thiện căn ở tại lòng ta” (Nguyễn Du). Phải chi, các quan chức làm việc gì, suy nghĩ gì cũng hướng đến cái THIỆN thực TÂM thì đâu đến nổi lãng phí như thế! 

VÌ TA CẦN NHAU do nhóm Thanh Chung khởi xướng và điều hành

VÌ TA CẦN NHAU do nhóm Thanh Chung khởi xướng và điều hành

Đăng bởi: SAO HỒNG | 10.08.2013

LỖI HỆ THỐNG !

Chị Hoàng Thị Nguyệt, người dũng cảm đưa vụ việc ở Bệnh viện Hòa Đức ra công luận

Chị Hoàng Thị Nguyệt, người dũng cảm đưa vụ việc ở Bệnh viện Hòa Đức ra công luận

Trong một thời gian ngắn, liên tiếp những ca tử vong bất thường ở bệnh viện:  chết sau tiêm vắc xin (Quảng Trị); chết cả mẹ con sản phụ vì sự tắc trách và vô cảm (Cần Thơ);,.. và những vụ việc trái với lương tâm và vô trách nhiệm trong ngành y tế, như  ăn bớt vắc-xin tiêm cho trẻ (Hà Nội); tiêm vắc-xin quá hạn dung (Phú Yên); trả bé sơ sinh còn sống cho người nhà về “lo hậu sự” (Quảng Nam) đang làm sôi sục dư luận.

Bây giờ lại thêm chuyện “nhân bản” phiếu kết quả xét nghiệm huyết học ở Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức, Hà Nội được phát hiện. Không thể không đặt câu hỏi, điều gì đang xảy ra với ngành y tế?

Vì sao vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm ở bệnh viện Hoài Đức lại nghiêm trọng?

Trong lâm sàng y học, cùng bị mắc một bệnh nhưng lại có rất nhiều “con bệnh” khác nhau. Nghĩa là mỗi cá thể đáp ứng với bệnh tật khác nhau. Nguyên do là sự khác biệt tuổi tác, giới tính, cơ địa,… thì có các thông số sinh lý học khác nhau. Triệu chứng và diễn biến bệnh cũng sẽ khác nhau.

Chính vì thế, ngành y sinh thế giới và mỗi nước qua nhiều thế hệ đã dày công xây dựng “bảng chỉ số sinh lý học bình thường” ở người. Nó cũng luôn được cập nhật từ các kết quả của các công trình dài hơi và có quy mô lớn. Và trong các thông số sinh y học đó, luôn có chỉ số riêng khác nhau giữa nam và nữ; giữa trẻ em và người lớn; giữa chủng tộc và màu da khác nhau. Nó còn mang đặc điểm riêng cho từng quốc gia. Là cẩm nang căn cứ chẩn đoán bệnh của thầy thuốc.

Tại các labo xét nghiệm y học lâm sàng, các bảng chỉ số sinh học đó được “quy trình hóa” và thể hiện trong các bảng, biểu treo (dán) ngay tại phòng xét nghiệm. Hơn thế nữa, trong tất cả các biểu mẫu trả lời kết quả xét nghiệm luôn có cột “chỉ số bình thường” để so sánh với kết quả thực tế của mỗi người tại thời điểm xét nghiệm. Đó là quy định bắt buộc trên toàn cầu.

Một kỷ thuật viên xét nghiệm, một nhân viên khi làm việc tại các phòng xét nghiệm đều đã được đào tạo và phải nắm rõ vấn đề cơ bản như vậy. Những người chịu trách nhiệm pháp lý khi ký xác nhận một kết quả xét nghiệm lâm sàng, không thể không biết điều đó. Vì thế, không thể lấy “kết quả” khám xét của người này áp cho người khác để chẩn đoán và điều trị. Cũng không thể chối bỏ trách nhiệm của mỗi vị trí trong công việc. Tất cả đều phải tuân thủ quy trình thực hành. Càng tuân thủ đúng quy trình thực hành càng giảm thiểu rủi ro cho người bệnh.

Hậu quả của việc “nhân bản” “Phiếu Kết quả Xét nghiệm” không gây ra chết người tức thì. Nhưng là nguyên nhân gián tiếp chết người vì căn cứ để chẩn đoán bệnh bị sai. Ví dụ, một người bị ngất do đói và tụt đường huyết vào cấp cứu. Kết quả xét nghiệm đường huyết được “nhân bản” từ một người bị bệnh đường huyết thì chỉ số đường sẽ rất cao. Bác sỹ điều trị cấp cứu căn cứ vào kết quả xét nghiệm và chỉ định tiêm insulin thì bệnh nhân sẽ chết ngay tại phòng khám. Thậm chí chết khi chưa kịp rút mũi kim ra. Đó là nguyên nhân tử vong do người làm xét nghiệm gây nên.

Dư luận có quyền đặt câu hỏi, chuyện gì đang xảy ra với ngành y?

Liên hệ đến kỳ thi tuyển sinh đại học vừa xong. Điểm chuẩn của ngành bác sỹ đa khoa tại các trường đại học Y Hà Nội, Huế và thành phố HCM, cao ngất ngưỡng. Bình quân hơn 9/10 điểm mỗi môn mà vẫn trượt, mặc dù ngành đó luôn luôn có chỉ tiêu cao nhất. Lại không được phép chuyển sang các ngành chuyên khoa khác. Tình trạng đó đã kéo dài nhiều năm nay.

Vậy thì “đầu vào” của nhân lực ngành y cao tại sao chất lượng và hiệu quả của “đầu ra” của hệ thống vẫn… chết người? Điều này có vẻ nghịch lý. Nhưng ngẫm kỹ hóa ra lại không. Vì với ngành y, một ngành đòi hỏi đạo đức và lương tâm; tình thương, sự cảm thông và trách nhiệm ở mỗi con người rât cao. Vì công việc của họ gắn liền với sinh mạng con người. Chỉ kiến thức và trình độ cao chưa đủ. Thầy thuốc giỏi, máy móc thiết bị hiện đại chỉ mới đáp ứng điều kiện CẦN. Còn để hành nghề tốt và mang lại sự tin cậy cho người bệnh, cho xã hội, thì phải hội ĐỦ phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có lương tâm, trách nhiệm, tình người. Thấu hiểu nổi đau và hoàn cảnh từng người bệnh; coi trọng tính mạng người bệnh như tính mạng của mình.  

Có được những cái đó phải qua một quá trình đào tạo toàn diện mang tính đặc thù riêng của ngành nghề, trong một môi trường minh bạch và nhân văn. Ngoài ra, nghề y không để bị cuốn vào cơn lốc thị trường và làm giàu như các ngành nghề khác. Môi trường làm việc cũng phải minh bạch, rõ ràng và có những quy định khắt khe về quy trình và đạo đức nghề nghiệp. Người lãnh đạo cũng phải làm gương để nhân viên noi theo. Những tấm gương đó thường bắt đầu từ ngôi trường, bệnh viện khi các sinh viên mới bước vào học tập và thực hành từ những ngày khởi đầu. 

Nếu không dù thầy có giỏi, phương tiện hiện đại mà không hội đủ lương tâm, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp thì hậu quả gây chết người vẫn xảy ra. Vì điều đó mới chỉ đạt yếu tố CẦN mà chưa ĐỦ cho đặc thù nghề nghiệp của ngành y.

Không còn đơn giản là chuyện y đức, những sai sót chuyên môn đơn thuần của từng cá nhân hay riêng lẻ từng địa phương nữa. Sự bất thường từ tuyển sinh đầu vào đến tình trạng xảy ra tai biến và sai trái liên tiếp nhiều địa phương, cả hai hệ dự phòng và điều trị. Đòi hỏi ngành y tế phải xem xét lại toàn bộ chính sách quản lý và vận hành của mình, bắt đầu từ khâu tuyển sinh.

Trả lời phỏng vấn của báo Lao Động (07/8/2013) về vấn đề “nhân bản” kết quả xét nghiệm ở bệnh viện Hòa Đức, GS. Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương có đưa ra kết luận: Có lẽ, đây là lỗi hệ thống (của ngành y tế) !

Rõ ràng cần một sự thay đổi toàn diện tận gốc trong chính sách và điều hành của ngành y tế. 

GS TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện HH-TM TW

Đăng bởi: SAO HỒNG | 01.08.2013

THỦ ĐÔ…. TAM NÔNG

Hà Nội là địa phương đi tiên phong trong xây dựng nông thôn mới”

(Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, 31/7/2013)

Bò giữa... thủ đô (by Hồng Quang)

“Mình về thành thị xa xôi/ Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng” (Thơ Tố Hữu; ảnh Hồng Quang)

….
– “… 5 năm qua,… đã đầu tư vốn ngân sách hơn 50.000 tỷ đồng cho “tam nông”…

– Tam nông là gì bác?

– Hình như là “nông dân, nông nghiệp và nông thôn,… à đây rồi. Cậu lắng nghe tớ đọc tiếp…
“Công tác xây dựng nông thôn mới đạt kết quả quan trọng là một trong những thành tựu nổi bật…”

– Của tỉnh mô đó ?

– Trật tự..,
“… đến nay có 236/401 đạt từ 10 – 19 tiêu chí, trong đó có 16 xã đạt và cơ bản đạt 19/19 tiêu chí…”

– Có 16 trên 401 xã thôi à? Mà tiêu chí chi rứa?

– Nghe đã…
“… tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người… năm 2012 đạt 21,36 triệu đồng, gấp 2,6 lần so với năm 2008…”,

– 5 năm mà thu nhập tăng 2,6 lần. Mỗi năm tăng “không phết năm không hai” (0,502) thôi à? Lạm phát 5 năm qua là bao nhiêu hở bác?

– Này, đây không thi… làm toán với cậu đâu nhé!

– Hi hi… thế bác muốn em góp ý báo cáo thành tích đó à? Bác định đọc hội nghị nào thế ?

– Hội hội cóc khỉ. Báo cáo của ông “Tổng đốc Hà thành” đấy !

– Ối cha mẹ ơi! Thế mà em tưởng của Hà Bắc quê em… Người ta bảo Hà Nội được vinh danh là “thành phố Hoà bình”, sao nghe nó… Tam nông thế nhỉ ?

– Thì thế. Mở rộng thủ đô mà không tam nông à? Cậu không thấy bò đi đầy phố, khẩu hiệu ngoải treo đầy đường à?

– Khẩu hiệu gì thế?
– “Ra sức thi đua cả thành phố xây dựng… nông thôn mới”!

– Hèn chi. Hôm rồi họ huy động một ngàn thanh niên làm đoạn đường nông thôn có 700 mét mà tiêu đến 1,5 tỷ đồng. Ôi những con số!!!

– Cậu có biết câu ca dao vận vô chuyện này không?

– Câu gì hả bác?

– Cậu chỉ được cái giỏi tính toán. Nghe tớ đọc nè:

Năm, năm mở rộng thủ đô
Thênh thang đường lớn trâu bò nghênh ngang
Mỗi năm tiêu hết mươi ngàn
Năm mươi ngàn tỷ Rồng hóa thành… Bồ nông

….

– Hi hi….

01/8/2013
Sao Hồng

Tham khảo:
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Nong-thon-moi/601432/di-dau-trong-xay-dung-nong-thon-moi  
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/561378/mo-rong-thu-do-thanh-tuu-noi-bat-la-xay-dung-nong-thon-moi.html

"Hà Nội là địa phương đi tiên phong trong xây dựng nông thôn mới" (Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội  Nguyễn Sinh Hùng tại hội nghị tổng kết 5 năm mở rộng thủ đô - Ảnh của Nguyễn Khánh)
Hà Nội là địa phương đi tiên phong trong xây dựng nông thôn mới (Phát biểu của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng tại hội nghị tổng kết 5 năm mở rộng thủ đô – Ảnh của Nguyễn Khánh)
Thành phố xây dựng nông thôn mới

Thành phố xây dựng nông thôn mới

1000 thanh niên - đoàn viên Hà Nội được huy động để làm đoạn đường "bê tông nông thôn" 700 mét (theo dự toán)

1000 thanh niên – đoàn viên Hà Nội được huy động để làm đoạn đường “bê tông nông thôn” 700 mét (theo dự toán)… (ảnh facebooker HN chụp)

... và hiện tại đẻ lại con đường... cụt (350 mét)dở dang.  (tiền ăn hết 200 triệu / 1,5 tỷ. Có thông tin là dự án này 3 tỷ đồng). Ảnh của NKYN

… và hiện tại đẻ lại con đường… cụt (350 mét)dở dang.
(tiền ăn hết 200 triệu / 1,5 tỷ. Có thông tin là dự án này 3 tỷ đồng). Ảnh của NKYN

Trong tuần qua, ngoại giao Việt Nam sôi động với chuyến xuất ngoại của 2 trong bộ “tứ trụ triều đình” là chủ tịch nước Trương Tấn Sang (đi Mỹ) và chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng (đi Hàn Quốc & Myanmar).

Truyền thông các lề hầu như chỉ “ưu tiên” chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang. Cũng là lẽ thường tình. Chuyến đi của ông Nguyễn Sinh Hùng mang tính “ngành nghề” của “chủ tịch Nghị viện”. Còn ông Trương Tấn Sang là trên danh nghĩa “nguyên thủ quốc gia” Việt Nam.

Chụp ảnh lưu nieejmcura các nguyên thủ APEC 11/2011 ở Hawaii

Chụp ảnh lưu nieejmcura các nguyên thủ APEC 11/2011 ở Hawaii

Đây là lần thứ hai “nguyên thủ” Việt Nam thăm Hoa Kỳ. Lần trước là ông Nguyễn Minh Triết sang Mỹ (6/2007) trong nhiệm kỳ thứ 2 của ông G.J. Bush. Dĩ nhiên, truyền thông lề phải đưa tin là “chuyến thăm thành công rực rỡ” với “tuyên bố chung” về quan hệ “đối tác toàn diện” giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Nhưng theo mình, trên cương vị chủ tịch nước, ông Trương Tấn Sang đã chọn nhầm thời điểm hoặc chọn sai hướng xuất hành.

Thông thường khi nguyên thủ của một nước này đến thăm nước kia phải có ít nhất 2 điều kiện: LỜI MỜI CHÍNH THỨC & SỰ CHUẨN BỊ THẤU ĐÁO

 CÓ HAY KHÔNG LỜI MỜI CHÍNH THỨC?

Lời mời thăm Hoa Kỳ” của Tổng thống Barack Obama đối với ông Trương Tấn Sang, như báo chí Việt Nam nêu, đã chính thức chưa? Chưa. Mình nghĩ thế.

Một lời mời chính thức cấp nguyên thủ sẽ là do chính nguyên thủ đưa ra trong một buổi gặp song phương trực tiếp; hoặc thông qua vị Ngoại trưởng của chính phủ đó.

Thời điểm mà “lời mời của tổng thống Mỹ”, nếu có, đưa ra có lẽ là tháng 11 năm 2011. Khi đó ông Trương Tấn Sang dự hội nghị APEC tại Hawaii. Hoa Kỳ là nước chủ nhà. Dĩ nhiên tổng thống chủ trì hội nghị thượng đỉnh. Nhưng trong cuộc gặp song phương với ông Trương Tấn Sang thì đại diện phía Mỹ là Ngoại trưởng, bà Hillary Clinton chứ không phải ông Barack Obama (ảnh chụp hai cặp vợ chồng nguyên thủ mà báo chí Việt Nam đăng, chỉ là bức chụp lưu niệm. APEC 2012 tại Vladistock của Nga thì ông B. Obama không tham dự).

Bà H. Clinton (có thể) “thay mặt” hoặc “được sự ủy nhiệm của tổng thống” đưa ra “lời mời chính thức” đến chủ tịch nước Việt Nam. Nhưng nên nhớ rằng Bà là Ngoại trưởng của… nhiệm kỳ trước trong ê-kíp của ông B. Obama (2008-2012).

Kể từ khi ông John Kerry, một “người bạn của Việt Nam” thay vị trí bà H. Clinton (2/2013), ông chưa có lần nào đến thăm Việt Nam để “thay mặt tổng thống” chuyển lời mời. Ngay cả thăm các nước “đồng minh chiến lược” (không phải “đối tác chiến lược”) Đông Á, như Nhật, Hàn Quốc phải hai tháng sau, ông mới đến. Còn các nước ASEAN gần đây, 01/7/2013, ông J. Kerry mới “transit” sang Brunei gặp các ngoại trưởng khối này trước khi bay đi Trung Đông.

Theo thông tin báo chí thì ông B. Obama có đưa ra lời mời chung cho các vị nguyên thủ APEC 2011, đến thăm Hoa Kỳ. Đó chỉ là lời mời xã giao. Lời mời đó lại cách đây 2 năm và là của nhiệm kỳ trước. Không thể vì lời mời của nhiệm kỳ trước cách đây 2 năm để “lên kế hoạch” ngoại giao. Nếu ông B. Obama không đưa ra lời mời (giao nhiệm vụ) mới, ông J. Kerry không có trách nhiệm phải thực thi “công việc chưa hoàn thành” của bà H.Clinton.

      … và “SỰ CHUẨN BỊ THẤU ĐÁO”?

Để có lời mời “chính thức” thì ít nhất phải qua kênh ngoại giao. Ngoại trưởng là người chịu trách nhiệm về chuyển lời mời. Nhưng mời khi nào thì cả guồng máy của chính phủ Mỹ, trước hết là các cố vấn thân cận về chính sách đối ngoại đưa ra cho tổng thống. Rồi còn phải thăm dò đối thủ Đảng Cộng hòa nữa,…

Hơn nữa, để có cuộc gặp gỡ thượng đỉnh chính thức trong vòng một giờ, cả hai bên phải chuẩn bị không chỉ lịch trình, thời gian mà cả nội dung “đã đạt được những thỏa thuận chung” là gì. Từ kinh tế, ngoại giao, quân sự liên quan đến chiến lược toàn cầu, phạm vi ảnh hưởng của nước được mời đến cả vấn đề đối nội và đối ngoại của nước đó. Các bên liên quan giữa các bộ ngành, tổ chức đã gặp gỡ hội đàm với nhau về những gì mà hai bên muốn đạt được chưa?

Phía Hoa Kỳ, về đối nội Đảng Dân Chủ chưa phải là đa số áp đảo tại lưỡng viện. Cộng Hòa để ủng hộ hoàn toàn chính sách đối ngoại của chính phủ. Điều này thể hiện qua sự phản đối của các nghị sỹ, dân biểu của đảng Cộng hòa khi tiếp đón ông Trương Tấn Sang.

Chính quyền ông B. Obama nhiệm kỳ thứ hai đang vấp phải nhiều vấn đề rắc rối từ đối nội (các dự luật bị ách lại tại lưỡng viện) đến đối ngoại (như vụ “người đưa tin” Snowden). Mối quan hệ với Việt Nam chưa phải là quan tâm hàng đầu. Trung Quốc, Nga, Nhật mới là vấn đề của Mỹ. Vấn đề Biển Đông, Mỹ chỉ cần “đồng minh chiến lược Philippines”, tăng cường hợp tác quân sự với Singapre,… là có thể đảm bảo thông thương hàng hải.

Chưa kể đến, trong con mắt chính giới Mỹ, Việt Nam đang là nước thiếu dân chủ và vi phạm nhân quyền, tự do báo chí và tự do ngôn luận. Đây là một điều kiện quan trọng để Hoa Kỳ ưu tiên “hợp tác toàn diện” hay “đồng minh chiến lược”.

Vấn đề này, lấy MYANMAR làm ví dụ là rõ nhất.

Vừa mới tái cử, ông B. Obama đã bay sang thăm Myanmar và đưa ra lời mời chính thức với ông Thein Sein. Năm tháng sau, ông Thein Sein đã được đón tiếp long trọng đúng nghi thức nguyên thủ tại Oashington.

Mối quan tâm của truyền thông Hoa Kỳ dành cho ông Thein Sein cũng rất phong phú. Ông có hơn 60 phút “trực tiếp” với  Christine Amanpour trên CNN. Ông cũng trả lời phỏng vấn nhiều báo lớn như Time, NYT,…

Đơn giản là Hoa Kỳ đánh giá cao sự thoát ly khỏi “giá trị dân chủ” và “chuẩn mực xã hội quân sự” theo chế độ Mao-ít của Myanmar. Sau chuyến đi, ông Thein Sein cũng “thực hiện lời hứa” của mình trước truyền thông quốc tế là thả hết tù chính trị, mà trước đó ông đã có chính sách cho tự do báo chí. 

Như vậy, rõ ràng chuyến đi của chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ là một chuyến đi, ít nhất không được sự mong đợi của Hoa Kỳ. Nói đúng ra là chưa đến thời điểm để Hoa Kỳ có “lời mời chính thức” cho Việt Nam. Hay nói thẳng là Việt Nam chọn sai thời điểm để… ép Hoa Kỳ. Và Hoa Kỳ đã “miễn cưỡng” tiếp đón phái đoàn Việt Nam.

Kết quả chuyến thăm đã chứng minh điều đó. Không cần minh chứng bằng các nghi lễ đón tiếp của tổng thống không lịch lãm (nhắn tin, xem “tờ rơi”, phơi đồng hồ cho đối tác và phóng viên nhìn) hay báo chí Mỹ lơ là, mà truyền thông lề trái chứng minh và so sánh. Mình chỉ chú ý đến nội dung và thỏa thuận đạt được giữa hai bên.

Về tuyên bố chung 9 điều đạt được với Mỹ, đều là những kết quả làm việc với các vị bộ trưởng Nông nghiệp, Thương Mai và Ngoại Giao. Có nghĩa là chẳng cần cấp nguyên thủ quốc gia mà chỉ cần đồng cấp bộ trưởng là OK!

Về “đối tác toàn diện”: chỉ có đạt được chừng đó điểm mà gọi là “toàn diện” sao? Dù có thể chính ông B. Obama nói ra thì cũng chỉ là lời nói ngoại giao.
Việc gặp gỡ chủ tịch Thượng viện Hoa Kỳ, Patrick Leahy để vận động sự ủng hộ Việt Nam vào TPP cũng tốt, nhưng việc này có thể giao cho Ngoại trưởng Phạm Bình Minh hoặc để ông Nguyễn Sinh Hùng.
Nếu chuẩn bị tốt, ông Trương Tấn Sang đến Thượng viện Hoa Kỳ mà phát biểu trước Thương viện với đầy đủ các Nghị sỹ thì mới “thành công” hơn.

Ngay cả thuật ngữ văn bản ngoai giao, hai bên cũng khác nhau. Với Hoa Kỳ, không có sự chung chung mập mờ “đối tác toàn diện”. Chỉ có “đồng mình chiến lược” hoặc  “quan hệ bình thường” mà thôi. Đã là “đồng minh chiến lược” thì bao gồm cả hiệp định quân sự, hiệp định kinh tế. Việt Nam chưa đáp ứng hết các điều kiện về nhân quyền và tự do báo chí để Hoa Kỳ có thể nâng lên tầm “chiến lược” trong quan hệ. Đó là điều chắc chắn.

Về phía Việt Nam, vị trí của ông Trương Tấn Sang là “nguyên thủ” nhưng cơ chế của Việt Nam theo “Điều lệ Đảng” là “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Vì thế ông Sang chỉ quyết định vấn đề được trong phạm vi… “Văn phòng chủ tịch nước”.

Còn vấn đề chọn ai là “đối tác chiến lược” thì do Bộ chính trị quyết. Mặc dù mục tiêu “phấn đấu về mặt ngoại giao, các nước thừơng trực trong Liên Hiệp quốc” sẽ là “đối tác chiến lược”nhưng đâu phải đơn giản, muốn là được?
Ông B. Obama và chính quyền Hoa Kỳ rất hiểu điều đó. Nghĩa là Bộ chính trị muốn hay ông Sang tuyên bố gì cũng không có… thực lực với chính sách của Hoa Kỳ!
Mặt khác, ngoài vấn đề đối nội như bắt bớ blogger; trấn áp biểu tình chống Trung Quốc, tự do ngôn luận,.. thì mục tiêu vào TPP đến cuối năm nay, 2013 e cũng khó nhận được sự đảm bảo từ Hoa Kỳ.

Điểm nhấn của chuyến đi có lẽ làm hài lòng các học giả CSIS và cả giới truyền thông là ông Sang đã tuyên bố thẳng “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông không có giá trị pháp lý và vi phạm chủ quyền các nước trong khu vực. 

Nói tóm lại, có vẽ như Việt Nam vẫn áp dụng chiêu thức ngoại giao như thời chiến tranh. Không thể hô hào “làm bạn với tất cả” là có thể chia tay ra theo ý muốn của mình. Trong khi đối nội vãn chưa đủ tiềm lực kinh tế và cải cách chính trị để theo kịp thế giới  

THỜI ĐIỂM (Timming) của màn kịch quan hệ chính trị Việt Mỹ bây giờ không phải như thời kỳ đàm phán Paris 1968 -1972 nữa.

Chọn sai thời điểm là thế !

27/7/2013

Sao Hồng

Trong bữa ăn trưa tại Bộ Ngoại giao 24/7, khi ông J. Kerry nâng ly chúc mừng thì ông Trương Tấn Sang vỗ tay. Ông Kerry phải chỉ tay nhắc nhở ông TTS mới nhìn thấy ly rượu bên cạnh...

Trong bữa ăn trưa tại Bộ Ngoại giao 24/7, khi ông J. Kerry nâng ly chúc mừng thì ông Trương Tấn Sang vỗ tay. Ông Kerry phải chỉ tay nhắc nhở ông TTS mới nhìn thấy ly rượu bên cạnh…

Đăng bởi: SAO HỒNG | 26.07.2013

NHỚ NHẤT

Bỏ phiếu cùng quốc hội (25/5/2013) từ blog "Góc nhìn khác".  Ngày hôm sau, Trương Duy Nhất bị bắt.

Quán cà-phê sáng cuối tuần. Lướt qua các tiêu đề của tờ Tuổi Trẻ, thứ Sáu, 26/7 (số 199/2013), mình dừng lại bài “Nổi đau người lính biển”. Giật nhẹ mình vì tiếng thoại bàn bên:

      A-lô, Nhất hả? Đang ở đâu? Ra cà-phê đi !

Mình buông tờ báo và bần thần một chút. Thế là tròn hai tháng Blogger Trương Duy Nhất “nhập kho” vì… điều 258, ngày 26/5/2013.

Mấy hôm nay truyền thông các lề sôi sục các sự kiện tai biến tử vong do vắc-xin; thực phẩm ăn liền truyền thống nhiễm độc chất;  chuyến thăm Hoa Kỳ của chủ tịch nước,… Giá mà còn có Nhất nhỉ? Thế nào cộng đồng mạng sẽ được đọc những bài viết ngắn gọn trực diện về những nhân vật và sự kiện nóng hổi tuần qua.

***

Mình chưa gặp Nhất ngoài đời. Cũng chỉ mới bắt đầu đọc Nhất từ 2008, khi Nhất còn chơi bên Vnweblogs. Đọc là chính, hiếm khi bình luận. Nhưng mình nhớ có một lần, đọc được bài về đề tài mình đang quan tâm. Có viết vài dòng khá bức xúc. Nhất trả lời, “bạn bức xúc với vấn đề này nhỉ? Xin lỗi tôi phải xóa vì quá “nhạy cảm” !

Từ đó, mình biết Nhất là một cây viết có trách nhiệm, có ý thức.

Những bài viết của Nhất là những đề tài nóng hổi mà xã hội đang quan tâm. Những nhân vật trong bài viết của Nhất không từ một ai và rất trực diện. Từ chủ tịch nước, tổng bí thư đến thủ tướng. Những thông tin mà Nhất đưa ra cũng làm bạn đọc giật mình vì tính nóng hổi thời sự, tính nhạy cảm “cung đình”. Chính vì điều đó, nó thu hút người đọc rất cao. 

Thực ra, những thông tin mà Nhất đề cập, nhiều nhà báo lề phải cũng có, nhưng họ chỉ có một “góc nhìn” chủ đạo đã được “định hướng” từ bên trên. Báo của họ còn phải chờ bật đèn xanh mới lên khuôn và cho ra báo. Cách viết bài theo “góc nhìn của Nhất” nó chỉ khác với truyền thông lề phải. Chứ so với xã hội và tự do báo chí ở phương Tây thì cũng chẳng có gì xa lạ


Hội nghị Trung ương lần 7 đã xong; kỳ họp Quốc Hội khóa 13 dầu năm đang diễn ra. Chỉ còn mấy ngày là lấy phiếu tín nhiệm 47 chức danh do Quốc Hội bầu, thì Nhất bị bắt.

Trước đó, khi những “nghị quyết gia” ưu tú của Quốc Hội đang vắt óc lựa chọn thuật ngữ “xăng pha nhớt”, lơ lửng lập lờ (hai tính từ kẹp một danh từ) là “cao – tín – thấp”, để đặt tên cho lá phiếu (chẳng giống ai), thì Nhất tổ chức bỏ phiếu cho một số vị trí chủ chốt.

Phiếu của Nhất rành rẽ rõ ràng như quốc hội các nước vẫn thường làm: “tín nhiệm” & “không tín nhiệm”. Chỉ trong một ngày, số người tham gia đông gấp rưỡi số đại biểu Quốc Hội đang họp. Và dĩ nhiên, kết quả sự tín nhiệm của các vị đạt được thấp tệ.

Được nick “Mèo Tôm” (Tom Cat) cảnh báo trước 6 tháng. Cư dân mạng cũng đồn đoán và lo cho Nhất. Nhưng sự kiện Nhất bị bắt cũng gây bất ngờ và xôn xao giới truyền thông.

Nhiều blogger viết bài phân tích lý do và thế lực nào bắt Nhất. Người thì nghiêng về sự đấu đá nội bộ chính trường. Có người nghĩ Nhất bị bắt để người ta tìm nguồn tin. Lại có người “chê” Nhất không khéo. Viết như “quan võ” mà thiếu cái khôn khéo trong ngôn từ của giới trí thức (?),…
Như thế thì còn gì là Nhất với “góc nhìn khác”; với bản tính và dòng máu người Quảng đang chảy trong Nhất!

Cũng như Nhà văn Phạm Viết Đào, sự thu hút độc giả và tầm ảnh hưởng của blog “Góc Nhìn Khác”, gây bất lợi cho hệ thống truyền thông có định hướng. Nhưng xem ra, xử Nhất theo điều 258 cũng đâu có dễ. Lý do bắt Nhất cũng không phải là “trốn thuế” hay vì… “hai bao cao su” để mà quy chụp theo điều 88 (!?). Hi hi..

Dù sao, sau khi Nhất và bác Đào “nhập kho”, các blogger nổi tiếng trong nước cũng chùn hẳn. Cách viết bài về đề tài nóng bỏng và nhạy cảm cũng bóng bẩy và ẩn dụ hơn. Có vẽ như lối xử thế thâm nho của kẻ sỹ bắt đầu… lên ngôi ?

Bổng dzưng mình lại nhớ Nhất. Giờ này Nhất đang làm gì nhỉ? Đang nằm xem anh Tư cụng ly với Kerry hay đang ngồi cà-phê đàm đạo bóng đá với anh Bá??

Nhất ơi, Mi đang ở lộ mô rứa ?

26/7/2013

Sao Hồng

Ngay hôm đó, trang "Góc Nhìn Khác"  đã bị đóng. Ai muốn truy cập thì cứ điền tên và địa chỉ email cho... công an biết! He he...

Ngay hôm đó, trang “Góc Nhìn Khác” đã bị đóng. Ai muốn truy cập thì cứ điền tên và địa chỉ email cho… công an biết! He he…

Vài hôm tiếp theo, Quôc Hội khóa 13 đã "phát minh" cách lấy phiếu tín nhiệm "xăng pha nhớt" lạ đời.  Ngay đến Tom & Jerry cũng cãi nhau về cách lấy phiếu tín nhiệm ! He he...

Vài hôm tiếp theo, Quôc Hội khóa 13 đã “phát minh” cách lấy phiếu tín nhiệm “xăng pha nhớt” lạ đời.
Ngay đến Tom & Jerry cũng cãi nhau về cách lấy phiếu tín nhiệm !
He he…

Đăng bởi: SAO HỒNG | 23.07.2013

NGẠC NHIÊN VỚI BÀ BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ !

Nỗi đau mất con của anh Nguyễn Đình Đạo

Nỗi đau mất con của anh Nguyễn Đình Đạo

Khi mình đang viết những dòng này thì được tin có thêm một bé sơ sinh tiêm vắc-xin VGB ở Tuy Phong, Bình Thuận tử vong.
Bé là con của sản phụ Võ Thị Thúy (27 tuổi, ở KP.4, thị trấn Liên Hương, H.Tuy Phong, Bình Thuận) vào Bệnh viện Tuy Phong để sinh con. Bé gái ra đời lúc 6 giờ sáng 21.7. Cho đến 10 giờ sáng cùng ngày, các y tá đã tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh viêm gan B cho cháu bé. Đến 23 giời thì tử vong.
Liên tục các bé sơ sinh chưa tròn một ngày tuổi tử vong do sốc quá mẫn sau tiêm vắc-xin ngừa Viêm gan B làm rúng động dư luận.

Rúng động vì đay là không phải lần đầu. Liên tiếp những ca tai biến tử vong sau tiêm chủng từ đầu năm đến nay đặt ra câu hỏi: Điều gì đang xản ra với ngành Y tế và bà Bộ trưởng ?
7 tháng, 2013 có 9 bé từ 01 ngày tuổi đến 4 tháng tuổi tử vong. Đừng nói là “tỷ lệ cho phép”; rằng là “vắc-xin vẫn an toàn”,… Mạng sống của con người đều quý như nhau và không có gì có thể đánh đổi.
Càng sốc hơn khi biết rằng, cùng thời điểm đó, bà Bộ trưởng, vị “tư lệnh ngành” đang có mặt ở địa phương mà né tránh báo chí và không trực tiếp đến xin lỗi gia đình nạn nhân ở Hướng Hóa

Bây giờ mà có cuộc bỏ phiếu tín nhiệm hay bãi nhiệm với bà Bộ trưởng, chắc chắn bà sẽ rớt đài. Trong suy nghĩ của cử tri, bà không còn một chút uy tín gì để có thể điều hành một ngành liên quan trực tiếp đến sinh mạng con người.

Sáng ngày 21/7/2013, Bộ trưởng Y tế, bà Nguyễn Thị Kim Tiến đang khai... xẻng khởi công xây "Nhà tháp chuông" tại nghĩa trang liệt sỹ Gio Linh, Quảng Trị

Sáng ngày 21/7/2013, Bộ trưởng Y tế, bà Nguyễn Thị Kim Tiến đang khai… xẻng khởi công xây “Nhà tháp chuông” tại nghĩa trang liệt sỹ Gio Linh, Quảng Trị

Tháng 7 dương lịch là tháng tri ân các liệt sỹ đã ngã xuống vì tổ quốc. Theo lịch làm việc, ngày 20/7/2013, bà Bộ trưởng Bộ Y “bay” vào Quảng Trị để thực hiện chương trình “uống nước nhớ nguồn”. Hoạt động này bao gồm: dự lễ khởi công xây dựng nhà Tháp chuông Nghĩa trang liệt sỹ Gio Linh; dâng hương liệt sỹ tại các nghĩa trang Trương Sơn, Đường 9 và Thành cổ Quảng Trị.

Ngày 20/7, đón bà Bộ trưởng không chỉ có hương hoa và những lời chúc tụng của lãnh đạo địa phương Quảng Trị mà còn có linh hồn bay lên từ 3 xác chết của các cháu bé chưa đến 1 ngày tuổi. Thật là xui xẻo cho bà Bộ trưởng.

Cả 3 cháu đều bị sốc phản vệ và mất trong vòng 30 phút sau mũi tiêm vắc-xin viêm gan B sơ sinh. Với tốc độ truyền thông thời @, tin dữ này lan nhanh ngay trong ngày 20 tháng 7. Chắc chắn, khi có mặt tại Quảng Trị, bà Bộ trưởng đã được báo cáo.

Dĩ nhiên, vụ tai biến gây tử vong cho các cháu bé sơ sinh nằm ngoài “chương trình hoạt động tri ân” của Bộ trưởng. Bà cũng sẽ “họp khẩn cấp” với lãnh đạo địa phương và cán bộ dưới quyền để “chỉ đạo thống nhất xử lý vụ việc”, kể cả phát ngôn.

Lịch làm việc của một chính khách cỡ bộ trưởng thường đã lên lịch trước cả tháng. Thậm chí cả quý. Với bà Bộ trưởng Bộ Y tế, Nguyễn Thị Kim Tiến cũng thế. Vì thế, ngày hôm sau, 21/7/2013, bà Bộ trưởng cùng với các quan chức địa phương vẫn tiến hành chương trình “tri ân các liệt sỹ” bình thường.

Các phóng viên, tháng này, cũng đổ xô về Quảng Trị theo các đoàn “tri ân liệt sỹ”. Nhân sự kiện rủi ro, họ cũng bám theo bà Bộ trưởng trong hai ngày qua. Các phóng viên đã chờ sẵn bà Bộ trưởng, vị “tư lệnh ngành Y”, ở Nghĩa trang Liệt sỹ Đường 9.

Sự trùng hợp sự kiện rủi ro này, bà Bộ trưởng cũng chẳng mong. Có thể nó gây sốc cho Bà. Nhưng các phóng viên (và rồi cả dư luận) càng sốc hơn khi bà Bộ trưởng từ chối trả lời các câu hỏi. Bà chỉ cho biết rất buồn trước vụ việc chết người. Rằng đã có GS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện VSDTTW và các cán bộ liên quan “vào cuộc”.

GS Hiễn là Chủ nhiệm Chương trình Tiêm chủng Mở rộng của quốc gia (EPI), dĩ nhiên là phải có mặt rồi. Với bà, đã là chính khách vẫn có những thay đổi đột xuất nếu thấy cần. Tính từ TP Đông Hà, phạm vi đi lại giữa các địa điểm nghĩa trang và thành Cổ dưới 50km. Từ Nghĩa trang quốc gia Đường 9 đến thị trấn Khe Sanh khoảng 50 km.

Với cương vị “tư lệnh ngành” lại đang “tại ngoại chiến trường” có mất gì vài tiếng đồng hồ để “bay” lên “hiện trường” là Bệnh viện huyện Hướng Hóa, thị trấn Khe Sanh. Đến “hiện trường” để trực tiếp xin lỗi; chia sẻ sự mất mát của người nhà nạn nhân. Thậm chí để động viên cảm thông nhân viện y tế, những người cũng đang bị sốc và chấn động bỡi vụ việc quá thương tâm ngoài ý muốn. Như thế mới thể hiện được trách nhiệm, cái tâm, y đức của người đứng đầu ngành y.

Đầu tháng 7 này, một vụ tai nạn máy bay của Hãng Asiana Airlines (Hàn Quốc) ở San Francisco, Mỹ. Có 2 nạn nhân tử vong là người Trung Quốc. Đích thân Bà Tổng thống Park Geun-hye đã gửi thư chia buồn với lãnh đạo Trung Quốc. Lãnh đạo Hãng Asiana Airlines  đã đến tỉnh Chiết Giang, cúi đầu xin lỗi gia đình nạn nhân và gia đình các học sinh có mặt trên chuyến bay Flight 214. Chưa biết lỗi do đâu và vì sao, nhưng hành động có trách nhiệm của những chính khách và người lãnh đạo như thế đã thể hiện sự văn minh và thấu hiểu nổi đau của con người.

Còn nhớ, cách đây hơn một tháng, ngày 03/6/2013, bên lề kỳ họp thứ 5, Quốc hội 13, ĐBQH Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) cho rằng bà Bộ trưởng “là thủ lĩnh của ngành và phải chịu toàn bộ trách nhiệm về công việc của ngành, cho nên một lời xin lỗi của Bộ trưởng cũng rất là quan trọng đối với những sai sót của ngành”.

Tin hoạt động của bà Kim Tiền trên báo Tuôi Trẻ (bài của Pv Quốc Nam)

Đó cũng là đòi hỏi của cử tri cả nước. Thiết nghĩ bà Bộ trưởng Bộ Y tế cần phải công khai chịu trách nhiệm cá nhân và xin lỗi trước dư luận về những vụ việc chết người liên tục của ngành Y tế gần đây. Cơ hội đó bà vừa đánh mất hôm ở Nghĩa trang Đường 9 trước các phóng viên báo đài. 

Tự nhận trách nhiệm và xin lỗi dân của một bộ trưởng khó thế sao? Rõ ràng, bà Bộ trưởng Bộ Y tế còn nợ với dân với cử tri cả nước một lời xin lỗi. Hơn thế nữa, bà hãy từ chức nếu có lòng tự trọng và liêm sỹ của một trí thức !

Sao Hồng
22/7/2013

 

Nổi đau mất cháu của 3 gia đình ở Hướng Hóa (Ảnh từ VNN)

Nổi đau mất cháu của 3 gia đình ở Hướng Hóa (Ảnh từ VNN)

Ng-Bao_Hoang_0

Nguyễn Bảo Hoàng, doanh nhân trẻ thế hệ 7x (ảnh cóp từ QLB)

 Hôm nay báo chí Mỹ loan tin: “Con rễ thủ tướng Việt  Nam “bán” đồ ăn nhanh” của hãng McDonald’s” (Vietnam PM’s son-in-law gets McDonald’s franchise). Tin đó xuất phát từ thông báo của Hãng có chuổi nhà hàng đồ ăn nhanh Mác-Đô-nan  (McDonald’s Announces) phát từ hôm qua (15/6/2013).

Hãng McDonald’s(*) thông báo rằng:Hôm nay, Henry Nguyễn, một doanh nhân Việt Nam, nhà sáng lập Công ty Good Day Hospitality được cấp (nhận) giấy phép nhượng quyền để mở Chi nhánh nhà hàng thắc ăn nhanh (fastfood) McDonald’s ở Việt Nam”… Rằng “trao hợp đồng nhượng quyền phát triển cho công ty của ông Nguyễn Bảo Hoàng là ‘kết quả của một quá trình tuyển chọn ngặt nghèo bắt đầu từ nhiều năm trước đây…”;

Ông Don Thompson, chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn McDonald’s nói rằngNhà hàng McDonald’s được yêu mến trên toàn cầu. Chúng tôi hân hạnh mở thêm chi nhánh (nhà hàng) thứ 38 ở Châu Á và mang đến những “kinh nghiệm quản lý chất lượng thực phẩm, dịch vụ hoàn hảo và phong cách (thiết kế) hiện đại

Ông Nguyễn Bảo Hoàng phát biểu rằng: Tôi là fan ruột của McDonald’s cả đời tôi và có rất nhiều trải nghiệm thú vị với hãng, trong đó có việc làm đầu đời của tôi khi còn là thiếu niên”. “Tôi từng mơ ước một ngày sẽ mở nhà hàng McDonald’s ở đất nước quê hương tôi, kể từ khi tôi quay trở về Việt Nam hơn 10 năm trước. Tôi đã liên lạc với McDonald’s nhiều năm nay để chia sẻ cơ hội làm ăn ở đất nước chúng tôi.”

Ông Dave Hoffmann, chủ tịch khu vực Á – Phi của McDonald’s hân hoan rằng, ông Nguyễn Bảo Hoàng là đối tác kinh doanh lý tưởng, người có nền tảng kinh doanh ấn tượng và quá trình hoạt động thành công trong quản lý các doanh nghiệp mới ở Việt Nam“.

Một nhà hàng McDonald’s đầu tiên ở Việt Nam sẽ đi vào hoạt động đầu năm 2014.

Như vậy, sau vụ ra mắt Tạp chí “kinh doanh hàng đầu Hoa Kỳ Forbes, phiên bản Việt” (24/6). Ông Nguyễn Bảo Hoàng, con rễ của thủ tướng Việt Nam tiếp tục “dấn thân” vào một lĩnh vực mới mà không cũ ở Việt Nam. Đó là văn hóa ẩm thực đặc trưng kiểu Mỹ.

Khi nói đến ảnh hưởng của văn hóa Mỹ đối với thế giới, không thể không nhắc đến 3 sản phẩm (thương hiệu): hotdog (McDonald’s & CocaCola), Hollywood và công nghệ điện toán (IT).

Ông Nguyễn Bảo Hoàng là doanh nhân Việt kiều tài ba trong nhiều lĩnh vực. Chính ông cũng là một “sản phẩm” của nền giáo dục Hoa Kỳ. Một sản phẩm của nền giáo dục ưu tú. Dám nghĩ dám làm, biết rõ thị trường mới như Việt Nam và có tầm nhìn lâu dài.

Ông đã đầu tư vào nhiều lĩnh vực như trò chơi internet, truyền thông, địa ốc, tài chính, thể thao và giờ là… hotdog !

Thực ra, thế hệ trẻ người Việt 7x, 8x lớn lên hay từng du học Bắc Mỹ có rất nhiều người tài giỏi. Họ cũng là sản phẩm của giáo dục Mỹ, nên tất phải chịu ảnh hưởng của văn hóa và lối làm ăn của Mỹ như ông Nguyễn Bảo Hoàng.

Cũng có nhiều người thành đạt quay về kinh doanh ở Việt Nam sau 1995. Thậm chí có những người giỏi hơn ông Nguyễn Bảo Hoàng nhưng chắc gì đã được các tập đoàn lớn “chọn mặt gửi vàng” hoặc thành công trong thương trường mới manh nha thị trường của Việt Nam. Nếu họ không có cái “phông nền”, cái “nền móng” chính trị hậu thuẩn đằng sau như của ông Nguyễn Bảo Hoàng thì sẽ đầy bất trắc rủi ro. Và thực tế, đã chứng minh điều đó.

Vì thế, ông Dave Hoffmann hân hoan trước việc ông Nguyễn “được chọn mặt gửi vàng” là đúng.

Các tập đoàn đa quốc gia hoặc công ty lớn của Mỹ thường chọn đối tác “lý tưởng” như ông Nguyễn Bảo Hoàng để làm ăn. Họ có tiềm lực tài chính; đại diện cho thương hiệu và nền văn hóa tư bản Mỹ; sau lưng họ tại chính quốc là thế lực tài chính – chính trị hùng mạnh.

Họ thường mời các chính khách sừng sỏ vừa rời chính trường làm cố vấn hay tham gia nhóm lãnh đạo (Executive Team). Từ đó,họ có thể lốp-bai (lobby) gây ảnh hưởng lên những chính khách (hoặc phe nhóm) để tạo ra chính sách nhà nước có lợi cho việc kinh doanh của họ.

Bây giờ họ chọn đối tác cho thị trường mới như Việt Nam thì vẫn không nằm ngoài phương châm đó. Thế nên, Mít-tơ Nguyễn, con rễ của thủ tướng Dũng là lựa chọn “lý tưởng nhất”.

Điều này, không có gì mới đối với nền kinh tế địa chính trị thế giới. Nhưng với Việt Nam thì chỉ mới có khoảng một thập niên lại đây. Cái mà hệ thống báo chí truyền thông của đảng (CSVN) vẫn hô hoán là… “tự diễn biến” dần dần.

“Nhìn một cách toàn diện” (lời Nghệ sỹ Văn Hiệp), con đường mà Việt Nam đang đi hiện nay giống như là “sản phẩm lai tạo” của mô hình chính trị “xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc” với  mô hình “kinh tế thị trường tư bản Mỹ”. Liệu đó có phải là phát minh của Việt Nam ?!

Khái niệm mới về học thuyết… “định hướng xã hội chủ nghĩa” là thế chăng?

 

16/07/2013

Sao Hồng

(*)Hãng McDonald’slà một nhà bán lẻ thực phẩm (thức ăn nhanh) hàng đầu thế giới. McDonald’s có hơn 34,500 điểm phục vụ với hơn 69 triệu khách hàng ở 100 quốc gia trên toàn cầu. Hơn 80% nhà hàng của McDonald’s được làm chủ và điều hành độc lập bỡi người địa phương.

Vợ chồng Nguyễn Bảo Hoàng - Nguyễn Thanh Phượng và ông Đặng Thành Tâm (lề trái) cùng các doanh nhân trong ngày ra mắt Ngân hàng Bản Việt

Vợ chồng Nguyễn Bảo Hoàng – Nguyễn Thanh Phượng và ông Đặng Thành Tâm (lề trái) cùng các doanh nhân trong ngày ra mắt Ngân hàng Bản Việt (ảnh từ BBC)

 Nguồn tham khảo:
http://www.huffingtonpost.com/huff-wires/20130716/as-vietnam-mcdonald-s/?utm_hp_ref=style&ir=style

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130716_nguyenbaohoang_mcdonalds.shtml

http://news.mcdonalds.com/press-releases/mcdonald-s-announces-developmental-licensee-for-vi-nyse-mcd-1034285

Đăng bởi: SAO HỒNG | 12.07.2013

TỪ THƯƠNG TRƯỜNG ĐẾN NGHỊ TRƯỜNG

(Chuyện hai ông Nghị)
Dân Choa

Dân Choa là một cái tên rất quen thuộc với Quê Choa. Thuở Quê Choa của Bọ Lập đang cao trào xôm tụ với chuyện cu bướm, Anh luôn góp vui. Dĩ nhiên chị em rất thích các bình luận của Anh. Thế nên Bọ Lập đã thốt lên rằng; Dân Choa chơi mạng nhưng không lập bờ-lốc mà chuyên đi tán gái! Quả không oan! He he…

Thế nhưng thế mạnh của Dân Choa là bình luận, phân tích về chính trường và thương trường Việt Nam và thế giới. Những bình luận của anh thường rất sắc sảo và có cái nhìn toàn diện, khách quan và đúng với thực tế. Văn phong câu chữ cũng lịch lãm và trong sáng.  Vì thế, chính người trong cuộc được nhắc đến cũng tâm phục khẩu phục mà không hề phiền lòng.
Qua các bài viết, bình luận, chứng tỏ anh đi nhiều, tiếp xúc nhiều với các chính khách cũng như doanh nhân. Chẳng biết Anh có viết bài cho báo chính thống nào không. Nhưng tham gia mạng xã hội thì mục đích của anh là để chém gió cho vui.

Hôm nay, trên Quê Choa FC (Facebook) Dân Choa có bài “CHUYỆN HAI ÔNG NGHỊ”. Bài viết về hai ông Nghị (ĐBQH) khóa 13 ông Đặng Thành Tâm và ông Thân Đức Nam. 
Mình đưa lên blog để bạn bè ở quê Choa không chơi mạng xã hội đọc chơi. Mình đặt tiêu đề là “TỪ THƯƠNG TRƯỜNG ĐẾN NGHỊ TRƯỜNG”.

Xin chia sẻ cùng bạn bè !


Ông Đặng Thành Tâm (trái) và ông Thân Đức Nam

Trong nghị trường của Việt Nam có hai ông nghị khá nổi tiếng. Một ông thì vốn nổi tiếng từ lâu về sự thành đạt, giàu có ở thương trường. Một ông khác thì tuy danh không nổi như ông kia, nhưng các bước đi bài bản trên con đường quan lộ làm cho thiên hạ phải ngả mũ kính nể. Hai ông có những nét chung nhưng cũng có rất riêng. Cả hai đều là đại biểu cho khối doanh nghiệp và thuộc số 38 doanh nhân trong Quốc Hội. Họ chính là ông Đặng Thành Tâm và ông Thân Đức Nam.
1 – “LẠC NƯỚC HAI XE ĐÀNH BỎ PHÍ..“
Ông Đặng Thành Tâm là một người lớn lên trong môi trường CHXH ở miền Bắc. Cũng như những người khác, ông trở thành nhân viên công chức của một doanh nghiệp Nhà nước. Thời đất nước mở cửa cho làm kinh tế ông đã nhanh nhậy nhìn thấy cơ hội của mình. Ông bỏ doanh nghiệp Nhà nước, quyết tâm tự kinh doanh. Sau những năm tháng lặn lội ở thương trường ông nhận thấy đất nước đang cần có những khu công nghiệp lớn. Ông Tâm và người chị, bà Đặng Thị Hoàng Yến, mở khu công nghiệp Tân Tạo. Với số vốn ki cóp ban đầu không nhiều, nhưng đánh trúng nhu cầu của doanh nghiệp có vốn FDI và các doanh nghiệp trong nước nên việc huy động vốn đã thành công. Việc Tân Tạo thành công đã làm rạng danh hai chị em nhà ông Tâm đồng thời cũng đưa tài sản của hai chị em lên hàng Top Ten trong những người giàu có của Việt Nam. Từ kinh doanh đất đai, bất động sản ông lấn sang nhiều lĩnh vực khác như giao thông, truyền thông, tài chính chứng khoán và cả đào tạo – giáo dục. Giai đoạn này có thể nói ông đã gặp thời và hùng mạnh nhất về tài lực cũng như uy thế. Gia đình họ Đặng có rất nhiều ảnh hưởng tới các nhà chính trị Việt Nam.
Tiếng tăm của ông lại càng lừng lẫy, nhất là khi ông có mặt trên nhiều diễn đàn kinh tế thế giới. Doanh nghiệp của ông là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên được tặng thưởng Huân chương Lao độgn hạng nhất. Phải nói rằng ông là một người có khá nhiều công lao trong việc kết nối thương trường trong nước với quốc tế.
Không những thành công rạng rỡ trong lĩnh vực kinh tế mà ông còn là người „ vua biết mặt, chúa biết tên“. Ông luôn có mặt trong những cuộc tọa đàm về kinh tế nước nhà. Ông được xem như một điển hình tiêu biểu cho tư nhân làm kinh tế ở thời kỳ Đổi mới.
Nhưng tham vọng của ông không dừng ở lĩnh vực kinh tế. Ông cũng như bà chị của mình đã lấn sân sang lĩnh vực chính trị. Thời đại Kim Tiền đã đưa cả hai chị em nhà ông Tâm trở thành nghị sĩ Quốc Hội ( đúng hơn là đại biểu Quốc Hội) khóa 13. Một lần nữa hai chị em của ông Tâm làm rạng rỡ „ Danh vọng gia tộc“ nhà họ Đặng.
Thế nhưng lĩnh vực chính trị là một lĩnh vực hoàn toàn khác kinh tế. Ở đó người ta sống trong môi trường „ nhạy cảm“ , đầy rẫy những tính toán mưu lược. Các thành công ở đây phụ thuộc nhiều yếu tố ngoại vi. Người ta cần cẩn trọng với các mối quan hệ, công việc phụ thuộc rất nhiều vào thời cuộc. Nếu gió đã đổi chiều thì cần phải có những biện pháp chống đỡ và nhất là khi phát ngôn cần phải lắng nghe ý kiến của đám đông.
Hoạt động kinh tế ông Tâm có thể nói là xuất sắc, nhưng làm chính trị xem ra lại ấu trĩ ngay từ ban đầu bước chân vào nghị trường. Khi nghe thiên hạ khen ngợi về con đường công danh của nhà Họ Đặng, ông chủ quan. Ông cho rằng ông vào Quốc Hội để nói lên tâm tư nguyện vọng của những người như ông, là đại diện nói lên tâm tư tình cảm của giới doanh nhân. Dư luận báo chí lập tức đặt ra câu hỏi, vậy cử tri bầu ông bầu ông để làm gì? Sao ông không hề nhắc đến những người đã bỏ lá phiếu cho ông. Ngạc nhiên hơn khi nghe ông chất vấn người đứng đầu Chính phủ. Ông thiết tha xin Thủ tướng cho một lời khuyên, chỉ cho những doanh nhân như ông nên tập trung đầu tư vào lĩnh vực gì để „ giúp“ đất nước vượt qua cơn suy thoái kinh tế (!)
Những phát biểu mang đầy cảm tính của ông làm cho người ta nghi ngờ. Hẳn không ít người đặt câu hỏi, liệu phải chăng ông là người đại biểu nhân dân hay đại biểu cho „ nhóm lợi ích“ trong chốn nghị trường?
Thời điểm ông bước chân vào Quốc Hội cũng là lúc nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam bộc lộ rõ yếu kém sau nhiều năm phát triển. Nhẽ ra ông nên tập trung trong lĩnh vực của mình. Tìm các giải pháp tối ưu để giữ những cái gì mình có, hạn chế thất thoát thành quả của mình. Thế nhưng cơn lốc suy thoái kinh tế đã không chừa ai. Các doanh nghiệp của ông suy thoái dần. Tiền bạc lần lượt ra đi, mối quan hệ vĩ mô cũng nhạt dần, các danh hiệu quốc tế cũng không giúp gì cho ông nhiều.
Cổ nhân có câu „ Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí“ có vẻ đúng với gia đình nhà ông Tâm. Bà chị tài ba dính dáng đến nhiều chuyện riêng tư. Báo chí lên tiếng về cách lấy lòng cử tri nơi bầu cử. Đến khi có chuyện tố giác về lý lịch thì Quốc hội phải vào cuộc. Kết cục là người chị bị bãi miễn chức danh đại biểu Quốc hội.
Đáng ngại hơn là nhân viên của chị em nhà ông lần lượt bị công an Việt Nam bắt giữ, mà trong cáo buộc đều dính dáng đến an ninh quốc gia. Ông Đặng Thành Tâm cực chẳng đã phải thư từ cầu cứu đến những cấp cao nhất của Nhà nước. Thế nhưng cho đến nay phía công an Việt Nam vẫn chưa có đáp án rõ cho các vụ bắt bớ đó. Như vậy vận mệnh chính trị vẫn treo lơ lửng trên đầu ông Tâm.
Sau đơt vắng mặt ở kỳ họp Quốc hội gây nhiều đồn thổi, ông Đặng Thành Tâm xuất hiện trở lại. Chính ông cũng thừa nhận với báo chí là việc ông tham gia Quốc Hội là một sai lầm. Ông cũng không nghĩ hoạt động nghị trường là hoạt động chính trị (!) Nhẽ ra ông không tham gia thì mới đúng. Từ nay ông mong muốn yên thân và „ hãi“ cho đến già, chỉ mong sớm kế thúc nhiệm kỳ khóa 13.

Như vậy một nhân vật như ông đã từ bỏ con đường Nhà nước thành Tư nhân và với tư cách Tư nhân để tham gia hoạt động chính trường hoàn toàn thất bại. Cách này chưa phù hợp với hiện trạng thực tại ở Việt Nam. Nguy hiểm hơn nó còn mang lại nhiều hệ lụy lâu dài cho sự nghiệp cá nhân.

2- “GẶP THỜI MỘT TỐT CŨNG THÀNH CÔNG.“

Ông Thân Đức Nam đang phát biểu ở nghị trường

Ông Thân Đức Nam đang phát biểu ở nghị trường

Khác với ông Tâm, ông Thân Đức Nam có một tiền vận long đong vất vả. Ông tự mình bươn chải làm kinh tế tư nhân. Tuy không có điều kiện học hành đến nơi đến chốn, nhưng ông lại có đầu óc nhanh nhạy trong thực tiễn. Ông không có ước mơ bước đi lớn hay tầm vĩ mô, chỉ làm theo thời cuộc . Ban đầu ông thiên về buôn vặt, chăm chỉ kiếm tiền lẻ, vun đắp kinh nghiệm cho mình và chờ cơ hội
Thời kỳ đất nước cho Tư nhân bung ra làm kinh tế, ông thành lập ngay công ty Nam Việt Á, chạy làm thầu phụ cho các doanh nghiệp Nhà nước. Thực tế khó khăn khi Tư nhân làm kinh tế đã dạy cho ông bài học chỉ có liên doanh, dính dáng đến chút Nhà nước thì mới cơ may nhận được hợp đồng.
Cơ hội đến với ông Thân Đức Nam khi ông Tuân, Tổng giám đốc Cienco 5 mời ông mang vốn của mình tham gia vào doanh nghiệp Nhà nước. Ông Thân Đức Nam ( Thời) đã gặp đúng cơ hội lớn đúng như cái tên cúng cơm cha mẹ đặt.ông Thời gặp thời.
Cienco 5 là một doanh nghiệp Nhà nước. Cán bộ lãnh đạo vẫn điều hành theo lối cũ của thời bao cấp, công việc được chăng hay chớ, nhân viên làm việc theo bầu sữa của Nhà nước. Vì vậy Cienco 5 nợ nần chồng chất. Ông Nam Thời tính toán kĩ, dù vốn liếng của mình tích lũy cũng khá, nhưng so với doanh nghiệp Nhà nước thì chẳng đáng bao lăm. Ông chơi một canh bạc lớn. Ghép doanh nghiệp mình vào vốn Nhà nước. Cái ông có và giá trị nhất là kinh nghiệm tích lũy được từ thời tư nhân, khả năng quan hệ ngoại giao, biết luật chơi trong kinh tế. Ông cải tổ lại hệ thống quản lý của Cienco 5, dám chọn người ( kể cả người thân) đưa vào guồng máy quản lý.
Với ưu thế của doanh nghiệp Nhà nước ông nhanh nhậy chuyển hướng mạnh sang lĩnh vực mới là đất đai và bất động sản. Giá đất, giá bất động sản lên vù vù và kết cục là Cienco 5 thoát nợ. Không những thế Cienco 5 đã trở nên có danh tiếng chỉ trong vòng mấy năm.
Những vất vả của ông Nam Thời mang lại vinh quang cho ông. Nhà nước đã trao cho ông danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Hơn thế nữa người Đà Nẵng đề cử ông làm đại biểu Quốc Hội khóa 13.
Khi dấu hiệu kinh doanh giao thông, bất động sản có dấu hiệu thoái trào ông Thân Thời nhanh chóng nhận biết mình phải làm gì. Ông tạm rút về phía sau, đề đạt lớp trẻ thay mình đứng mũi chịu sào. Còn ông, ông tính nước cờ mới.
Trong kỳ họp Quốc Hội tháng 5, cả nghị trường đang bức xúc vì nước nhà chưa có lối thoát cho kinh tế và buồn ngủ vì các báo cáo thông lệ của các thành viên Chính phủ. Bỗng dưng không khí nghị trường chợt bừng tỉnh khi Thường vụ Quốc Hội bất ngờ thông báo bổ nhiệm ông Thân Thời làm Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội ( tương đương hàm Thứ trưởng).
Với quyết định đó, ông Thân Đức Nam đương nhiên không thể kiêm nhiệm lãnh đạo doanh nghiệp kinh tế Cienco 5 được nữa. Ông đã trở thành ông nghị chuyên nghiệp và rất có thể là một chính khách trong tương lai.
Một lần nữa các ông nghị đồng nghiệp và bàn dân thiên hạ đều ngả mũ bái phục cái phép „ kim thuyền thoát xác“ hoàn hảo của ông. Từ nay ông có thêm quyền lớn và tiền tài thì vốn có sẵn từ thời ông còn là tư nhân. Không ai có thể soi mói hay bắt ông phải giải trình gì về tài sản của mình trên con đường quan lộ.

Thành công của ông Thân Đức Nam cũng cho ta thấy, trong hoàn cảnh như ở Việt Nam hiện nay Tư nhân chỉ có thể đắc dụng khi biết kết hợp với Nhà nước và nếu có cơ hội hoạt động chính trị thì cũng từ địa hạt của Nhà nước trở đi mới thành công.

Cả hai ông nghị đều là người tài trí hơn người. Nhưng ai cũng có Thời của mình.
Hình như thời của ông Tâm sắp qua, thời của ông Thời đang đến…

Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=467403170019419&set=gm.620722311279907&type=1&relevant_count=1&ref=nf

Ông Đặng Thành Tâm đã có dịp gặp gỡ, tiếp xúc nhiều nguyên thủ quốc gia Mỹ, Nga, Nhật,.. Trong ảnh là buổi tiếp kiến với Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Ông Đặng Thành Tâm đã có dịp gặp gỡ, tiếp xúc nhiều nguyên thủ quốc gia Mỹ, Nga, Nhật,..
Trong ảnh là buổi tiếp kiến với Tổng thống Mỹ Barack Obama. 

Mới tham gia chưa trọn nhiệm kỳ Quốc Hội mà chuyện chính trường làm ông Đặng bạc cả tóc. Ông Đặng Thành Tâm đang tiếp xúc với phóng viên bề lề kỳ họp QH 13 (anh của báo NLĐ)

Mới tham gia chưa trọn nhiệm kỳ Quốc Hội mà chuyện chính trường làm ông Đặng bạc cả tóc. Ông Đặng Thành Tâm đang tiếp xúc với phóng viên bề lề kỳ họp QH 13 (anh của báo NLĐ)

Đăng bởi: SAO HỒNG | 07.07.2013

THẰNG MÙ DẪN LỐI CHO THẰNG SÁNG

Nguyễn Thùy Linh

Nguyễn Thùy Linh, sinh viên thế hệ 9x (FTU)

Nguyễn Thùy Linh thuộc thế hệ 9x. Tham gia mạng xã hội Facebook ngày 02 tháng 02 năm 2012. Mới môt năm rưỡi thôi, nhưng tính đến hôm nay (23g00′, 07/7/2013), bạn ấy có đến 1417 người theo (followers). Con số đó còn tăng từng ngày.

Họ “theo” chỉ để được đọc, bình luận và chia sẻ các “cảm nhận, suy nghĩ” của một sinh viên thế hệ 9x. Thế hệ 9x nhưng bàn luận về các vấn đề thời sự xã hội, chính trị, kinh tế của Việt Nam hiện nay.

Vì sao một nữ sinh đang độ tuổi “chỉ lo ăn học và làm nũng với bố mẹ, bạn bè”, mà có nhiều người vào đọc và chia sẻ như vậy? Thậm chí có người có bằng tiến sỹ, giáo sư các ngành, vẫn dõi theo và mong muốn được đọc những chia sẻ của Nguyễn Thùy Linh.

Đơn giản,những “xì-tây-tút” (status=suy nghĩ và nhận xét) của một sinh viên 9x, đáng để các thế hệ cha anh suy nghĩ. Mà thế hệ cha anh thì không ít người mang chức danh học vj đầy mình nhưng “ngủ quên” trong thực tại xã hội hiện thời.

Nhiều người lớn tuổi nói, thanh niên ngày nay nào là “chỉ biết sống cho mình và thích hưởng thụ”; nào là “chạy theo những giá trị văn hóa ngoại lai và vật chất”.

Nếu đọc được những “xì-tây-tút” của NguyễnThùy Linh trên Phây-búc, chắc họ sẽ phải suy nghĩ lại. Thậm chí họ sẽ phải nhìn lại chính mình và những gì mình góp phần tạo “cống hiến” để tạo nên một xã hội ngày nay!

Nhân mùa thi đại học vừa kết thúc đợt 1, mình post lại status ngày 01/07/2013 của NguyễnThùy Linh. Mình đã “edited” câu cú nhưng vẫn giữa nguyên bản gốc và đặt tên cho “xì-tây-tút” (entry) này bằng thành ngữ của cộng đồng mạng xã hội là… :

“THẰNG MÙ DẪN LỐI CHO THẰNG SÁNG”

Khoảng 2 tháng trước, trong một tiết học chính trị, thầy giáo của Linh khẳng định như đinh đóng cột rằng: “Thầy nghĩ với quyết tâm chính trị của Đảng và sự nổ lực của toàn dân, 20 năm nữa VN sẽ đuổi kịp Singapore“.

Linh không tin nên vội rút điện thoại ra và tìm kiếm dữ liệu về GDP bình quân đầu người của hai nước. Sau đó đưa cho thầy xem. Thầy ngồi trước màn hình máy tính khoảng 20 phút nhưng không tính ra được (^^).

Qua sự việc trên chúng ta đã thấy được phần nào nguyên nhân tụt hậu của nền giáo dục nước nhà. Chỉ tính đến cấu trúc ngữ nghĩa của câu nói được phát ra từ một vị Tiến sĩ đã thấy không ổn chút nào rồi. Chưa nói đến độ chính xác của thông tin.

Với quyết tâm chính trị của Đảng” nghĩa là gì ??? Một câu nói mang tính hình thức, giáo điều, rập khuôn, tối nghĩa, nói thẳng ra là tào lao.

Năm 2012, GDP bình quân đầu người của Singapore và VN lần lượt là 49.271 USD và 1.374 USD. Nếu lấy tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm của VN là 7%, của Singapore là 5% (dĩ nhiên đây chỉ là số liệu mà người VN mơ ước), thì bằng một phép tính đơn giản cũng cho ra kết quả: VN sẽ đuổi kịp Singapore sau 190 năm nữa !

Người ta thường nói đùa với nhau rằng: “Thằng mù dẫn lối cho thằng sáng“, có lẽ câu nói này đang rất phù hợp với tình hình ở VN.

Nhìn cái cách chính phủ điều hành nền kinh tế là thấy ngay được điều này. Điều nguy hại nhất mà chế độ “toàn trị” để lại cho đất nước, theo Linh là sự tụt hậu của nền giáo dục VN so với các nước trong khu vực.

Trình độ dân trí thấp sẽ dẫn đến đói nghèo và đói nghèo sẽ sinh ra những người thất học, nó như một vòng luẩn quẩn mà suốt mấy chục năm qua chúng ta vẫn không thể thoát ra được.

Linh nhớ có một lần, có một thầy giáo đã nói trước lớp họcrằng: “Nền giáo dục của nước ta đangđược quản lý bởi những người thiếu giáo dục“. Vừa nghe qua thì có vẻ cực đoan nhưng nếu suy nghĩ kỹ thì ta lại thấy đúng.

Có thể lấy dẫn chứng về việc bộ trưởng bộ GD&ĐT đã gửi công văn yêu cầu báo chí không được đưa tin về tình hình vi phạm quy chế thi, trước khi diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Chính vì vậy mà “kỳ thitốt nghiệp THPT vừa rồi đã diễn ra tốt đẹp, không có học sinh vi phạm quy chế thi” (^^)


Sau khi đọc xong mấy cuốn sách chính trị Mác -Lênin, có mấy đứa bạn cùng lớp của Linh thắc mắc rằng, không biết tại sao mấy ông Giáo sư – Tiến sĩ mà lại viết ra những cuốn sách tào lao như vậy?

Linh đã trả lời, không phải các ông Giáo sư viết ra những cuốn sách tào lao mà nhờ viết ra những cuốn sách tào lao ấy các ông mới được phong hàm Giáo sư (^^).

Một nền giáo dục lồng ghép quá nhiều nội dung chính trị, mang tính tuyên truyền và nhồi sọ đã tạo ra một thế hệ học sinh yếu kém. Một nền giáo dục chạy theo thành tích đã tạo ra một thế hệ trẻ sống gian dối và thụ động.

Và tổng kết lại, một nền giáo dục mang tính XHCN đã biến Việt Nam thành một nước xuất khẩu lao động chân tay hàng đầu thế giới, nhân lực yếu kém về trình độ kỹ thuật và thiếu tính sáng tạo, sản phẩm làm ra có giá trị thấp, trong khi những mặt hàng công nghệ cao đều phải nhập khẩu.

Cũng vì nền giáo dục yếu kém mà nạn chảy máu chất xám diễn ra ngày càng trầm trọng. Nhiều sinh viên học giỏi ra trường không được trọng dụng, trong khi những sinh viên (nhiều khi chỉ là học sinh) yếu kém nhưng nhờ các mối quan hệ và tiền bạc lại kiếm được một công việc tốt, thậm chỉ trở thành người quản lý “cưỡi đầu cưỡi cổ” những người tài giỏi thực sự.

Sự bất công này là một nguyên nhân quan trọng dẫn đếntình trạng đói nghèo của đất nước hiện nay…

01/07/2013

Nguyễn ThùyLinh

Nguồn: https://www.facebook.com/thuylinhftuhcm/posts/354445524683519

Dáng suy tư của Nguyễn Thùy Linh  (ảnh từ Facebook của Nguyễn Thùy Linh)

Dáng suy tư của Nguyễn Thùy Linh
(ảnh từ Facebook của Nguyễn Thùy Linh)

Đăng bởi: SAO HỒNG | 01.07.2013

Mô hình… Hồng Kông?

by Jonathan London

Sau 146 năm (1841 -1997), từ một đảo nhỏ theo các Hiệp định nhượng (chủ)  quyền của Nhà Thanh với Vương quốc Anh, Hồng Kong  được trao trả chủ quyền cho nhà nước  Trung Quốc giai đoạn họ Đặng nắm quyền. Theo thỏa thuận và chính sách Trung Quôc áp dụng “một nhà nước hai chế độ” cho Hong Kong. Theo đó, chủ quyền thuộc về Trung Quốc. Nhưng Hong Kong vẫn phát triển theo hướng thị trường tư bản. Mặc dù còn nhiều vấn đề xã hội, nhưng Hong Kong là một địa giới hành chính có nên dân chủ  phát triển hơn đại lục Trung Quốc.
Đã từ lâu, có những giá trị từ Hong Kong mà người Việt Nam có xu hướng bắt chước, như thời trang hay điện ảnh.
Bài viết sau đây của Jonathan London, một nhà nghiên cứu địa chính trị đang sống và làm việc ở Hong Kong vừa đăng trên blog của ông.
Nhân 19 năm (01/7/1997 – 01/7/2013) ngày chủ quyền Hồng Kong trở về Trung Quốc, mình chia sẻ bài viết này bằng cách post lên đây.
Cảm ơn J. London

HongKongFlag

Hồng Kông. Thành phố cảng. Thuộc địa của Anh quốc từ 1842 cho đến 1997 và nay là Đặc Khu Hành Chính thuộc Trung Quốc. Lãnh thổ giàu. Chế độ “độc đoán tự do” và một “mô hình” đáng chú ý cho Việt Nam?

Vì tương đối nhỏ so với Việt Nam, việc so sánh Hồng Kông hay Singapore với Việt Nam rõ rằng có hạn chế của nó. Thế nhưng, nghiên cứu về kinh nghiệm của các nước khác nhiều khi có giá trị nhất định.

Và trong một ngày 01/07, ngày mà cách đây 16 năm TQ đã lấy lại chủ quyền, tôi muốn bàn luận một cách chung về những cái hay cái dở của thành phố dân số 7.1 triệu dân này và cũng là nơi tôi sinh sống.

Lãnh thổ giàu và thoáng mà còn nhiều vấn đề

Hồng Kông là một lãnh thổ giàu và thoáng mà vẫn còn nhiều vấn đề. Chẳng hạn Hồng Kông đứng thứ 9 về quỹ ngoại tệ (nay là 309 tỷ đô la Mỹ) trong khi khoảng cách giữa giàu và nghèo ở Hông Kông là cực cao (Gini là .53, cao hơn cả New York).

Điều kiện sống của dân chúng quá khổ so với sự giàu có của bộ máy. Lao động Hồng Kông phải làm thuê rất vất vả để được lương quá thấp so với giá cả sinh hoạt cực cao. Chuyện làm 60 giờ một tuần là phổ biến.

Tuy vậy, sau hơn 5 năm sống ở Hồng Kông và trước đó là 3 năm sống tại Singapore tôi rất thoải mái khẳng định rằng  Hồng Kông có nhiều yếu tố Việt Nam nên học trên đường cải cách thể chế. Mặt khắc, cũng có những yếu tố nên tránh.

Về thế mạnh, rõ ràng là Hồng Kông, từng là sản phẩm của đế quốc Anh, từ lâu đã chiếm một vị trí đặc biệt trong hệ thống tài chính thương mại của thế giới. Và dù thuộc địa này khá yếu kém về nhiều mặt, nền hành chính hữu hiệu của Hồng Kông là một thế mạnh rất lớn. Là một trung tâm tài chính thương mại từ lâu đời, khối lượng vốn khổng lồ lưu hành ở Hồng Kông mang lại nhiều lợi ích cho đô thị này.

Tôi xin nêu lên ba lĩnh vực đặc biệt quan trọng có liên quan đến Việt Nam. Một là quyền chính trị. Hai là quản lý và điều tiết kinh tế (economic governance). Ba là các dịch vụ công cộng – đặc biệt là nhà ở, giáo dục, và y tế, và bốn là không khí xã hội tại đây.

Chế độ “độc đoán tự do”

Về chính trị, dưới sự thống trị của Anh Quốc, dân Hồng Kông không có nhiều quyền. Mãi cho đến những năm 1960, 70, người gốc Hoa vẫn còn bị phân biệt đối xử, ngoại trừ một số ‘nhân vật được tin cậy’, tức là những nhà tài phiệt và những quan chức có thế lực hành chính vốn đã làm giàu và chia sẻ quyền lực với người Anh.

Cuối những năm 60, số lượng người Trung Quốc vượt biên qua Hồng Kông đã tăng quá nhanh ngay vào lúc đang có những căng thẳng về lao động và chính trị đã gây nhiều bất ổn. Sự kiện này cùng một số yếu tố khác đã buộc chính quyền Hồng Kông phải cải cách về nhiều mặt.

Dù tôi không chuyên về lịch sử của giai đoạn này này, tôi biết lúc đó, trong trách nhiệm giải trình (accountability) của chính quyền đã có một số thay đổi đáng kể. Vấn đề nhân quyền của người dân Hồng Kông cũng đạt được tiến bộ.

Một cải thiện đáng ghi nhận trong thời điểm này là người dân càng ý thức được quyền lợi của họ và càng đòi hỏi chính phủ phải thỏa mãn chúng. Hiện tượng này gia tăng trong thời gian tiến đến năm 1997 khi sự thống trị của Bắc Kinh ngày càng đến gần hơn. Như ta biết cũng có nhiều người Hồng Kông di cư sang các nước khác, đặc biệt Canada, Anh…

Điều quan trọng ở đây là dù chắc chắn Anh quốc chẳng quyết tâm đẩy mạnh dân chủ ở Hông Kông, đến những năm 80 và 90 Hồng Kông đã có nhiều tự do và thực sự đã có một chế độ pháp quyền từ lâu đời. Xin nhắc lại những bạn đọc Việt Nam: chính chế độ pháp quyền và trong xã hội có luật sư hành nghề tự do đã cứu mạng của chính Hồ Chí Minh ngày xưa (và Eric Snowden cách đây chỉ có mấy hôm)!

Như vậy, từ khi Trung Quốc chính thức cai trị Hồng Kông vào năm 1997 đến nay, chưa hề có khả năng là dân Hồng Kông có thể chấp nhận sự thống trị độc đoán độc đảng của chính quyền Hoa lục. Và cái ‘Luật Cơ bản’ (Basic Law) của Hồng Kông, trên thực tế là ‘Hiến pháp mini’ của HK, có nhiều nguyên tắc khác hẳn với hiến pháp Trung Quốc.

Chẳng hạn, bây giờ khi tôi đang viết bài này ở Hồng Kông, tôi có thể khẳng định vô tư là chủ nghĩa Mao là một thất bại lớn của nhân loại và hệ thống chính trị của TQ đến bây giờ hoàn toàn là một trò hề buồn. Dân Hồng Kông có thể thành lập tổ chức hay đảng phái chính trị hoàn toàn độc lập bất kỳ khi nào họ muốn. Chính ĐCSVN đã được thành lập tại Hồng Kông. Nếu Hông Kong năm 1930 như Việt Nam năm 2013 chưa chắc sẽ có ĐCSVN.

Muốn biểu tình thì cũng chẳng có vấn đề. Và ngay hôm nay (1/7) sẽ có một cuộc biểu tình khổng lồ, có thể có tới hàng trăm nghìn người sẽ xuống đường chiều nay đòi dân chủ cho Hồng Kông, vào lúc quan hệ giữa xứ này và Bắc Kinh đang ngày càng trở nên căng thẳng về câu hỏi dân chủ ở Hồng Kông.

Về chế độ chính trị của Hồng Kông, tôi xin nói rõ: nó chẳng phải là một chế độ dân chủ mà thực sự nặng tính trò hề. Một đồng nghiệp của tôi, giáo sư William Case, cho rằng Hồng Kông có một chế độ thuộc loại hiếm, gọi là “độc đoán tự do” (liberal authoritarian regimes).

Lý do chính là quyền lực chính phủ nằm trong tay của cái nhóm gọi là ‘đại biểu chức năng’ được chính quyền Trung Quốc và Hồng Kông lựa chọn. Họ chiếm 50% số ghế ở ‘Hội đồng Lập pháp’ (Legislative Council).

Cấu trúc đó bảo đảm rằng dân Hồng Kông không có quyền tự chọn lãnh đạo chính phủ của họ mà phải chịu khổ dưới sự thống trị của một liên minh cầm quyền gồm những nhà tài phiệt, những quan chức cao cấp, và những phần tử của ĐCSTQ vốn từng làm giàu cùng nhau.

Hiện nay, giới lãnh đạo của Hồng Kông bị đánh giá thấp về sự thực hiện và trách nhiệm giải trình của họ.

Thế nhưng, Hồng Kông có tự do ngôn luận thật sự, có tự do báo chí, có tự do hội họp, có nhân quyền tương đối tốt, có đa nguyên, đa đảng, có pháp quyền thực sự, và dân Hồng Kông quyết liệt phản đối sự can thiệp của Trung Quốc vào đời sống và công việc của mình

Xin đề nghị, những cái này Việt Nam rất cần! Đúng chưa?

Quản lý và điều tiết nền kinh tế

Về quản lý và điều tiết nền kinh tế, Hồng Kông luôn luôn được đánh giá cao về việc lập công ty. Thực ra, việc Hồng Kông được những ‘viện’ cánh hữu của Mỹ và Anh Quốc khen chưa chắc là tốt. Họ chỉ thích Hồng Kông vì vì ở đây thuế công ty tương đối thấp. Những người cho rằng Hồng Kông là ‘laissez-faire’ chẳng biết là đất đai của lãnh thổ này vẫn thuộc quyền sở hữu công cộng và chính quyền ở đây liên tục can thiệp để quản lý kinh tế.

Từ năm 1980 đến 2000, nhiều doanh nhân Hồng Kông đã trở nên cực giàu vì sự bùng nổ của nền kinh tế Trung Quốc.

Về nhiều mặt, sự quản lý và điều tiết của kinh tế ở đây khá minh bạch. Đặc biệt là Hồng Kông có ‘Ủy Ban Độc Lập Chống Tham Nhũng’ (ICAC – Independent Commission Against Corruption) vốn đã được thành lập vào 1974 để ngăn chận các phần tử xã hội đen (‘mafia/’triad’) mà từ lâu đã xâm nhập chính quyền và lực lượng cảnh sát.

46_1305921141ieab

Danh tiếng của ICAC nói chung là rất tốt dù có một scandal nhỏ gần đây. Một bằng chứng cho thấy nền pháp quyền của Hồng Kông có hiệu quả là chính Giám đốc của ICAC hiện giờ đang bị xét xử vì những trận ăn uống của ông với khách quốc tế!  Tôi đã đề nghị nhiều lần là Việt Nam nên có một tổ chức tương đương. Nhưng muốn được vậy thì phải có một nhà nước pháp quyền đã chứ…

Các dịch vụ thiết yếu

Cuối cùng về các dịch vụ cơ bản ở Hồng Kông thì thành quả của chúng là một “túi thập cẩm” (mixed bag) – có cái tốt, có cái chưa tốt.

Từ rất sớm chính quyền thuộc địa đã bỏ qua những vấn để này và nhờ vào sự giúp đỡ của các tổ chức tôn giáo để lo về y tế, giáo dục một cách tối thiểu. Chính quyền thuộc địa Hồng Kông hoàn toàn bỏ qua vấn để nhà ở đến những năm 60, 70. Hiện nay 50% dân Hông Kông sống trong những chung cư hay được bao cấp “nặng”. Một hậu quả của việc nhà nước thu lợi từ việc buôn đất là họ luôn luôn nâng cao giá cả, và hậu quả là diện tích nhà ở cho mỗi người dân bị thu hẹp thảm hại… và ‘tiền nóng’ vào từ TQ cũng làm xấu thêm vấn đề này…

Hồng Kông có ngành y tế rất tốt, đặc biệt hệ thống bệnh viện công cộng vốn không chỉ để phục vụ cho người ‘bình dân’ mà còn cho cả thành phần có thu nhập cao.

Ngành giáo dục là chuyện khác. Dù có một số trường đại học nói tiếng như ĐH Hồng Kông, ĐH Hoa Hồng Kông và một số ĐH đang lên mạnh như ĐH Khoa Học và Công Nghệ và gần đây nhất là ĐH Thành Thị (CityU), ngành giáo dục của Hồng Kông nói chung là một thất bại, chủ yếu vì Anh Quốc không quan tâm đến vấn đề này, và sau 1997 chính quyền Hồng Kông đã để cho lãnh vực này yếu đi. Một nền giáo dục chất lượng cao tại đây cực kỳ tốn tiền. Và năm ngoái, khi chính quyền ở đây cố gắng áp đặt “chương trình giáo dục quốc gia” dân Hồng Kông thành công tự chối.

Hồng Kông còn có những dịch vụ nhỏ khá hay – có nhiều công viên rất tốt; mỗi cộng đồng đều có một thư viện khá đầy đủ; hệ thống giao thông công cọng gồm xe bus và hệ thống tàu điện ngầm có hiệu quả.

Hồng Kông là mô hình?

Hiện này dân Hồng Kông đang cố gắng xây dựng một xã hội dân chủ thật sự. Và nếu thành công, bất chấp những nỗ lực ngăn cản của Bắc Kinh, thì Hồng Kông có thể trở thành một mô hình hấp dẫn cho cả Việt Nam lẫn Trung Quốc.

Hy vọng trong những năm tới Việt Nam sẽ nghiên cứu thêm về Hồng Kông. Nền tự do ngôn luận làm cho bầu không khí xã hội của Hồng Kông thật thoáng và hay. Chế độ pháp quyền cũng vậy. Và dù trên nguyên tắc dân Hồng Kông phải sống dưới sự anh hưởng của Bắc Kinh, trên thực tế, họ đang sống tự do và họ quyết liệt bảo về quyền lợi của họ.

JL, Hồng Kông

z5fkcl

Nguồn: http://xinloiong.jonathanlondon.net/2013/07/01/mo-hinh-hong-kong/

Tham khảo: http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_H%E1%BB%93ng_K%C3%B4ng

Ông Tổng bí thư ĐCS Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đang có chuyến thăm Thái Lan trong 3 ngày (25/6 -27/6), theo lời mời của Thủ tướng Yingluck Shinawatra.

Những hoạt động chính trong chuyến đi Thái lan của ông là:

    Hội đàm với Thủ tướng Yingluck Shinawatra và ký hiệp định đối tác chiến lược Việt Nam – Thái Lan.

    Hội kiến với lãnh đạo Quốc hội Thái Lan và tiếp xúc lãnh đạo các chính đảng của nước chủ nhà.

   Nhận bằng Tiến sỹ danh dự môn Chính trị học tại Đại học Thammasat, một trong các đại học danh tiếng của Thái Lan. Nơi có cuộc đấu tranh vì dân chủ 1973 và cuộc thảm sát sinh viên năm 1976.

   Thăm tỉnh Nakhon Phanom, nơi có đông người gốc Việt sinh sống.

Đây là lần thứ hai một tổng bí thư Đảng CSVN thăm Thái Lan, sau chuyến thăm của ông Đỗ Mười, năm 1993.

 

Việt Nam đang là nước “đang có thái độ thù địch” với mạng hội facebook. Cùng lúc với chuyến đi của TBT, trên Facebook đã lưu truyền công văn của Tổng Công ty BCVT chỉ đạo các công ty viễn thông trực thuộc “ngăn chặn mạng xã hội facebook, với một loạt ID có trong một danh sách kèm theo.

Trong khi đó, trên thế giới, xu hướng các lãnh đạo quốc gia các chính khách đã và đang tham gia mạng xã hội để tăng sự tiếp xúc, trao đổi và lắng nghe quần chúng nhân dân. Như Tổng thống Mỹ Barack Obama, Cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clintơn và Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. Không những tiếp xúc với cử tri tại nước họ. Họ còn kết nối bạn bè quốc tế. Trên Facebook họ đều là “bạn” của mình từ 2010.

Những hình ảnh về chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng sau đây. Mình đều lấy từ trang của Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra trên Facebook !

 Quốc ca hai nước đang cử...Quốc ca hai nước đang cử…

... duyệt đội danh dự

… duyệt đội danh dự

Thủ tướng Yingluck Shina...... chào các thành viên đoàn VN

Thủ tướng Yingluck Shina…… chào các thành viên đoàn VN

... bắt tay Ngoại trưởng VN, ông Phạm Bình Minh

… bắt tay Ngoại trưởng VN, ông Phạm Bình Minh

.. tiếp kiến

.. tiếp kiến

hội đàm

hội đàm

.. ký kết

.. ký kết

 chúc mừng sau ký hiệp định chúc mừng sau ký hiệp định

họp báo sau lễ ký kết

họp báo sau lễ ký kết

 thăm quầy trưng bày gốm sứ hoàng gia..

thăm quầy trưng bày gốm sứ hoàng gia..

... ghi sổ lưu niệm

… ghi sổ lưu niệm

phút thảnh thơi ...

phút thảnh thơi …

(sẽ còn cập nhật chương trình ngày 27/6..)

Nguồn ảnh:
https://www.facebook.com/Y.Shinawatra

https://www.facebook.com/media/set/?set=a.585950388116087.1073742278.105044319540032&type=

https://www.facebook.com/barackobama

Đăng bởi: SAO HỒNG | 14.06.2013

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI…TÂM LINH

Chủ nghĩa xã hội là một tư tưởng theo học thuyết… vô thần của nhiều nhà tư tưởng từ thế kỷ 19, trong đó có Mark. Chủ nghĩa xã hội mà mình muốn nói là cái thực thể hệ thống một thời tồn tại từ Đông Âu sang Châu Á, theo học thuyết của Kark Mark pha trộn tư tưởng Lê Nin. Ở Châu Á, lại bị biến tướng bỡi tư tưởng dân tộc chủ nghĩa và tư tưởng nước lớn của Mao. Vì thế, có những “nhà phê bình” hiện đại gộp chúng thành một thuật ngữ là “chủ nghĩa Mác – Lê -Mao”.

Chủ nghĩa gì cũng phải có một cơ sở triết học làm nền tảng. Lý thuyết của triết học cũng mênh mông vô bờ như học thuyết thái dương hệ và vũ trụ vậy. Với chủ nghĩa xã hội, dù là trường phái nào đi nữa, thì vẫn phải dựa trên nền tảng triết học biện chứng.

Triết học học biện chứng lại mâu thuẫn đối nghịch với triết học duy tâm. Vì triết học duy tâm dựa trên cơ sở niềm tin của con người vào những hình tượng đã được thần thánh hóa như Chúa, Phật Bồ Tát, Thánh Ala, Mohamed,…

Nền chính trị xã hội Việt Nam sau gần ba phần tư thế kỷ đi theo con đường của các “ông lớn” đặt ra. Nay vẫn được “định hướng theo chủ nghĩa xã hội”. Nhưng sự mâu thuẩn giữa thể chế chính trị mang tính duy lý với sự phát triển nền kinh tế phần nhiều mang quy luật thị trường đã và đang “đẻ” ra một xã hội chẳng ra phương Đông cũng chẳng giống phương Tây.

Cái thuật ngữ “xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc” đã được đưa vào văn bản luật và thể chế hóa bằng đường lối, lại đang bị lạm dụng quá mức trên đầu môi chót lưỡi và trong thực tiễn cuộc sống.  Càng ngày người ta càng nhận ra vấn đề tâm linh đang bị lợi dụng và thương mại hóa để làm lợi cho thiểu số ai đó và ru ngủ mọi tầng lớp quần chúng đang u u mê mê trong mới bòng bong về…”niềm tin tương lai”.

Nhân dịp Quốc hội vừa tạo điều kiện cho ông “Tư lệnh ngành Văn-Thể – Du”, Hoàng Tuấn Anh, chém gió cho bà con nghe, mình post lên bài của bác Nam Sinh Đoàn, một trí thức của ngành Sinh học gắn bó với nông nghiệp, nông thôn, bàn luận về vấn đề CHÍNH TRỊ & TÂM LINH ở nước Nam hiện nay,

Bài mình nhận được từ tác giả ngay sáng nay:

CÓ MA ?

                                                                                                                                               ĐOÀN NAM SINH

Kẻ theo chủ nghĩa duy vật, phê ai nói chuyện ma là bọn duy tâm. Nhưng lạ lùng sao một xứ lấy chủ nghĩa duy vật làm niềm tin như nước Việt hiện nay lại có giới chóp bu, quan chức rất siêng đi lễ khấn chùa đền, miệng chê giới tu hành nhưng lòng tin vào nhân quả, duyên nghiệp,…? Lẽ nào qua bao cuộc đao binh, có hàng trăm ngàn anh linh bất diệt thì cũng có hàng triệu vong hồn vất vưởng đó đây, đã thể hiện ít nhiều biểu hiện về một đời sống tâm linh nào đó;…? Có thể nói một bộ phận không nhỏ trong họ tin vào số phận, vào sự can thiệp của ngoại lực siêu nhiên, như tin vào năng lực của các nhà “ngoại cảm” hay tin ở các hồn ma.

Ai cũng quan niệm rằng “con ma” tồn tại trong một cõi của phần hồn, một thế giới khác- có thể song hành với thế giới ta đang sống. Ma hiện ra ở đâu đó, cho ai thấy, nhác ma ai đấy, rồi biến đi không để lại dấu vết, mà không thể tìm ra lời giải nào. Vì thế dân gian mới có câu nói thường đàm: Ma ma Phật phật, nghĩa là cũng con người đó, sự vật – hiện tượng đó mà lúc Ma lúc Phật. Ma đã giả mà Phật lại càng không thật. Ý rằng thế giới tâm linh kia cũng có hai mặt đen trắng chính tà.

Ngẫm lại từ khi nước nhà còn chưa độc lập, nhờ sự chánh tín, chánh danh mà Mặt trận đã tập hợp được người yêu nước thương nòi để giành lấy nước non, xây nền dân chủ cộng hòa. Chính Hồ chí Minh cũng tin rằng ở bên kia, các cụ Thích ca, Giê-su cả Các Mác, Lê nin,… có gặp nhau cũng trò chuyện ôn hòa, thân thiện. Có lẽ nào vì thế mà sau này các tướng mới lên lon, các thứ bộ trưởng được thăng chức đều giữ lệ lên Ba Vì “lễ Cụ”. Nơi hành lễ là một bàn thờ nghi ngút khói hương, trên cao là bức tượng Hồ chí Minh đang đọc báo Nhân dân thếp vàng, ngay vị trí người vẫn ngồi chủ trì các cuộc họp Chính phủ, họp Bộ Chính trị và Chỉ huy trong cuộc chiến tranh với Mỹ và đồng minh chống Cộng.

Trên Facebook, lão đồng chí bạn vong niên nay đã gần đất xa trời cũng nghiệm thấy mấy năm nay ma thường xuất hiện, mà trước mắt cả hàng chục triệu người trong nước, cả hàng tỉ người khắp hành tinh mới lạ. Ví dụ, mà chỉ một ví dụ thôi như chuyện thất thoát hàng trăm ngàn tỉ đồng của công, hàng trăm ngàn hec-ta rừng đầu nguồn cho “kẻ lạ” thuê mướn, hàng chục tỉ đô-la vay mượn nước ngoài,… là có thật, có văn bản hẵn hoi, tốn kém hàng ngàn tấn giấy in báo lề phải, thế mà họp cả mấy ngàn cán bộ chóp bu trong Nam ngoài Bắc bao ngày vẫn tìm không ra “của đáng tội”. Rốt cuộc chỉ có một ám danh là đồng chí X.

Giới thạo tin cho rằng X là ông Thủ tướng vì tại hội nghị này đã “khai quật” 7 tội trạng của ông. (“Thất điều sớ” này do ban Bảo vệ Đảng tiến hành rất chặt chẽ, mà an ninh của Việt Nam thì khỏi chê, chưa kể tới tình báo quân sự cũng tiếp cận theo kênh khác). Thế mà lại trớt hướt, hội nghị có nhận định trách nhiệm thuộc Tổng bí thư nên ông Trọng phải nói còn trách nhiệm của cả nhiều khóa trước. Mà trọng trách ở các khóa trước có nhiều ông đã ra ma, hóa ra mọi sự chỉ có ma mới biết ma ăn cỗ hay do ma ám, ma làm.

Kế đến là chuyện Thủ đô, cũng chỉ một trong muôn vàn ví dụ là chuyện chạy vào công chức, viên chức. Đến ông Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra đã đăng đàn trước toàn dân cho hay phải hơn trăm triệu việc này mới xong (gần đây lại có thông tin mới đã tăng giá lên trăm rưỡi), ấy thế mà Thành Ủy rà đi xét lại chỉ thấy có một trường hợp nghi vấn. Thế thì những chuyện ông ấy biết là chuyện ma, những người cụ thể ấy là ma chăng ? Chẳng ai biết ông Chủ nhiệm ngồi yên cho hết khóa hay sẽ bị trù úm, vì có chính khách đã bảo không ai có thể trù úm nhiều người. (Nhưng chỉ cần mưu ma chước quỷ để “trù úm” được một người thôi là mọi người phát hoảng, đã khiến xã hội phải sống trong run sợ). Ông bạn già cũng nói chuyện đề bạt lên, như hai ông Thanh Huệ, đề bạt thì không khó chỉ khó là làm gì để được đề bạt. Rồi thì có như ý hay không cũng là chuyện Ma ma Phật phật.

Hà Nội đã thế thì các địa phương khác, các bộ nọ kia các ban ngành này khác cũng không khác. Ví dụ như Cần Thơ hưởng ứng tinh thần phê và tự phê theo Nghị quyết Trung ương 4 đã không có ai sai phạm. Ở Cần Thơ dường như không có án oan, không phải phục hồi đảng tịch cho cô Ba, không có chuyện mẹ con phải cởi truồng giữ đất, không có “Trăng nghẹn”,… Bây nhiêu đó cũng đủ kết lại rằng chắc chắn có ma, và mọi người chúng ta đang chung sống với ma, chưa chừng còn có quỷ hiện hình nhe nanh dọa nạt.

SÈ GOÒNG, 13/06/2013.

Đăng bởi: SAO HỒNG | 11.06.2013

TÍN NHIỆM THẤP VẪN PHẢI… LÃNH ĐẠO!

Bỏ phiếu tín nhiệm hệ thống

Bỏ phiếu tín nhiệm hệ thống

Nhà mình hiện có ba người đang thường trực. Mình coi gia đình như một thể chế “tam quyền KHÔNG phân lập”. Được phân chia ba nhánh như sau: “ĐẢNG” – “NHÀ NƯỚC” và “NHÂN DÂN“.

– Mình, đẹp trai nhất nhà coi như là “Đảng”, giữ vai trò lãnh đạo (cái này là dĩ nhiên, không có ai cạnh tranh, chẳng có ai bàn ra bàn vô và đòi đa đảng). Dù hiện giờ mình chẳng làm gì vẫn được lãnh đạo.
– 3M, điều hành mọi việc. Coi như là “NHÀ NƯỚC” (cũng hiển nhiên như cha mẹ sinh ra cho bướm thì là bướm thành cu thì chấp nhận cu). Không ai có thể bác bỏ.
– Con gái út là “NHÂN DÂN”. Tất cả đều nhất trí. (“Nhân Dân” đang được nghỉ ngơi sau 9 tháng vật lộn với các loại chương trình giáo dục dở hơi).

Thể chế gia đình mình khá là dân chủ. Ai cũng có thể tranh luận và chất vấn bình đẳng. Thế nên, như Quốc Hội, cũng tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm đợt này. Nhưng, khác với Quốc hội, cả “hệ thống gia đình”, mọi nhánh quyền lực đều được tham gia lấy phiếu tín nhiệm và đều được “có động tác đơn giản” là bỏ phiếu. Cũng khác với Quốc Hội là chỉ dùng có 2 loại phiếu: “tín nhiệm cao” (TNC)  và “tín nhiệm thấp” (TNT).

Và kết quả bỏ phiếu cũng công khai hôm nay luôn (đơn vị tính P):
1) “Đảng”:          TNC = 00;    TNT = 03.
2) “Nhà nước”: TNC = 03 ;   TNT = 00.
3) “Nhân dân”: TNC = 03;   TNT= 00.

Phần giải trình,

“Nhân Dân” nói rằng: kết quả “học tập và làm theo…” năm qua không được như mong muốn của “Đảng” và “Nhà nước” nhưng “Nhân dân” tự thấy vì chịu áp lực quá cao, tâm lý không thoải mái vì quá mất tự do,… mà được “tiên tiến” là có thể tín nhiệm cao rồi(!). Vì thế “nhân dân” cũng tự chấm phiếu của mình là “Tín Nhiệm Cao”. Nhất trí cao.

“Nhà Nước” thì phân trần: lạm phát phi mã, nợ xấu đầm đìa, làm ăn chụp giựt; biến đổi khí hậu khôn lường, thực phẩm nhiễm bẩn chẳng biết đâu mà lần,… như thế mà “nhà nước” vẫn vững tay chèo lèo lái “thể chế gia đình” qua cơn sóng gió như rứa thì xứng đáng ín nhiệm cao” 100%. Cũng nhất trí thôi !

Riêng “Đảng” vẫn im lặng… cố hữu mà không cần giải trình thêm gì cả. Cũng chẳng thấy “Nhà nước” và “Nhân dân” thắc mắc đòi hỏi. Nhất trí quá cao ! Vì sao bà con biết không?

Đơn giản thôi. Dù ” TÍN NHIỆM THẤP” thì “ĐẢNG VẪN LÃNH ĐẠO”. ĐẢNG MÀ !

He he….

11/06/2013

Sao Hồng

Tom & Jerry bàn luận về "tín nhiệm"

Tom & Jerry bàn luận về “tín nhiệm”

Đất Quỳnh Đôi, thuộc huyện Quỳnh Lưu là đất địa linh nhân kiệt. Nơi đã sản sinh ra những danh nhân, anh hùng dân tộc được sử sách Việt ghi nhớ mãi.

Quỳnh Đôi đặc trưng cho nền văn hóa làng xã mà truyền thống hiếu học và truyền thống yêu nước đan quyện và song hành cùng nhau; học để phụng sự dân tộc, đất nước được đề cao. Thà đói cơm chứ nhất quyết không đói chữ.

Quỳnh Đôi có ba dòng họ nổi tiếng tạo nên “thương hiệu” cho Quỳnh Đôi xưa và nay. Trong đó có dòng họ Hồ.

 ***

Trong lịch sử hiện đại Việt Nam, tính từ thời kỳ Pháp thuộc, thì gia tộc Hồ Bá ở Quỳnh Lưu nổi tiếng về truyền thống yêu nước.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, cụ Hồ Bá Ôn, đỗ Phó bảng(1875) là một Nhà yêu nước. Ôngán sát tỉnh Nam Định, đã hy sinh trong trận chiến giữ thành Nam Định, cùng với Nguyễn Hữu BảnĐề đốcLê Văn Điếm, khi Pháp xâm lược Bắc kỳ lần thứ hai (1883).Ông là cha của nhà chí sỹ yêu nước Hồ Bá Kiện.

Cụ Hồ Bá Kiện (1862-1915)thành viên Hội Duy Tân của cụ Phan Bội Châu. Ông bị Pháp bắt và tù khổ sai ở Nhà đày Lao Bảo từ 1907. Ông có người con là nhà cách mạng Hồ Bá Cự (tức là Hồ Tùng Mậu).

Cụ Hồ Tùng Mậu (18961951) là một nhà cách mạng thuộc thế hệ sáng lập đảng CSVN. Ông có người con duy nhất là Hồ Bá Bối (Hồ Mỹ Xuyên), hy sinh trong kháng chiến chống Pháp (1948).

Ông Hồ Mỹ Xuyên có 3 người con là Hồ Anh Dũng,Hồ Ngọc Hải,Hồ Đức Việt. Ông Hồ Đức Việt, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, vừa mới qua đời lúc 17g15, ngày 31/5/2013.

 ***

Những dòng vắn tắt của gia tộc họ Hồ thì nhiều người đã biết. Nhưng chắc ít người biết rằng trong bốn đời liệt sỹ của gia tộc Hồ Bá có hai cha cùng lần lượt trải qua những tháng ngày bị giam cầm ở Nhà đày Lao Bảo.

NHÀ ĐÀY LAO BẢO (1896 – 1945) là một trong những nhà tù khét tiếng trong hệ thống lao tù mà Pháp lập nên toàn xứ Đông Dương. Nơi rừng thiêng nước độc với chế độ khổ sai khắc nghiệt đã từng đày ải đến chết những nhà yêu nước. Trong đó có Cụ Hồ Bá Kiện (1907-1915) và nhà cách mạng Hồ Tùng Mậu (1932-1940).

Chí sỹ Hồ Bá Kiện đã tổ chức và lãnh đạo cuộc nổi dậy của tù chính trị tại Nhà đày Lao Bảo. Sau mấy tháng cầm cự trong rừng, bị thực dân Pháp truy lùng và mang về xử bắn 1915, tại Lao Bảo. Để tưởng nhớ tinh thần yêu nước của ông, tại Nhà đày Lao Bảo các thế hệ tù nhân sau đã lập miếu thờ ông.

 ***

Tháng 6/2009, cha con mình có một chuyến du lịch tự hành bằng xe máy. Mình muốn con mình được học bài học lịch sử trên thực địa tại di tích lịch sử Nhà đày Lao Bảo. Cha con mình đã đến thắp hương cho các nhà yêu nước, trong đó có bia tưởng niệm Cụ Hồ Bá Kiện, cụ nội của ông Hồ Đức Việt.
Không rõ Cụ Hồ Sỹ Tạo có cùng Trung chi với Cụ Hồ Bá.. không? 

Địa chỉ: 247 Lê Thế Tiết. Khóm Duy Tân, Thị trấn Lao Bảo, Huyện Hướng Hóa, Tỉnh Quảng Trị.

S/W Ver: 9C.13.37R

Cụm tượng đài tưởng niệm các nhà yêu nước trong khu di tích Nhà đày Lao Bảo

S/W Ver: 9C.13.37R

Nơi mà Cụ Hồ Bá Kiện bị xử bắn, nay là văn bia ghi ơn Cụ.

S/W Ver: 9C.13.37R

Lối vào Văn bia Cụ Hồ Bá Kiện

S/W Ver: 9C.13.37R

Mong Cụ phù hộ độ trì cho con chân cứng đá mềm trên con đường đời đầy bất trắc và lòng người tráo trở…

S/W Ver: 9C.13.37R

Nhà văn bia ghi danh những liệt sỹ Lao Bảo và hy sinh ở Lao Bảo trong thời kỳ chống Mỹ

S/W Ver: 9C.13.37R

… trước văn bia các liệt sỹ Lao Bảo đã hi sinh trong thời kỳ chống Mỹ

S/W Ver: 9C.13.37R

di tích hai trụ gạch cổng ngoài còn sót lại của Nhà đày Lao Bảo. Xa xa là đỉnh núi U Bò bên kia sông Sê-pôn thuộc nước bạn Lào

S/W Ver: 9C.13.37R

Tháng 6, mưa nắng bất chợt. Có những cơn dông bất thường. Hình ảnh cơn dông trùm lên khu vực Nhà đày lao bảo và đỉnh núi U Bò. Thờ xưa, nơi đây là rừng thiêng nước độc….

01/6/2013

Sao Hồng

Đăng bởi: SAO HỒNG | 23.05.2013

TẠM BIỆT ANH VƯƠNG ĐÌNH HUỆ !

(chuyện này mình viết từ hôm qua, nhân xem loại ảnh “hoan hỉ” của báo Việt Nam Net. Nhưng chờ đến hôm nay có kết quả từ Quốc Hội đã mới post. Anh Vương Đình Huệ được 85% )

 Vương Đình Huệ, miễn nhiệm

 (ảnh Lê Anh Dũng – Minh Thăng)

       A, chào cậu. Khỏe chứ?

       Chào bác ! Sắp… khỏe ! Hì hì…

       À,… hôm nay bỏ phiếu cho cậu nhỉ? Cậu có phát biểu không?

       Vâng, bỏ để “bỏ” chứ không “bổ”! Em chẳng có gì để nói cả. Bác bỏ thì em chấp hành thôi!

       Thế thì buồn nhỉ? Cậu mới ngồi ghế đó hơn một năm chứ mấy. Không kiêm nhiệm được à?

       Vâng. Cũng nhức đầu. Thôi, làm trò hề cho thiên lôi mệt lắm! 

       Thực tình thì người ta đã sắp xếp rồi. Từ nay bọn tớ chẳng còn được chất vấn cậu nhỉ? Buồn chết được !

       Vâng. Em cũng buồn. Sang bên đó chắc ngồi chơi xơi nước thôi. Phẻ vãi!

       Thế sắp tới cậu định sao? Quay lại trường không được à?

       Cũng chưa biết. Em sẽ viết sách. Nhưng trước mắt em lên Phây học cách người ta… chém gió đã!

       Ừ, khoản chém gió chính trường cậu còn thiếu kinh nghiệm lắm! (*)

       Chắc thế! Thôi, bái bai bác nha !

       Ừ, bảo trọng nhé!

      

He he…

22/05/2013

Sao Hồng

(*) “Nhà nước xưa nay chưa từng dọa ai nhưng cũng đừng ai dọa Nhà nước”(Phát biểu của ông tại Hội thảo điều hành giá xăng dầu)

Bảo trọng nhé!

Bảo trọng nhé!

Đăng bởi: SAO HỒNG | 21.05.2013

Cơn ớn lạnh trong một ngày 40 độ

Thỉnh thoảng mình vào đọc bài của Tiến sỹ JL trên blog của ông. Là một người Mỹ, nhưng ông sống và làm việc như một “công dân toàn cầu”. Chuyên nghiên cứu về chính trị châu Á, và nhất là kinh tế, chính trị và xã hội Việt Nam . Qua các bài viết của ông, mình thấy ông có một tình yêu đối với đất nước và con người Việt Nam. Một tình yêu theo cách của ông chứ không phải theo lối tư duy của đa số người Việt.
Sau khi ông đăng bài “ĐỪNG GĨ MỘT GIẤC MƠ ĐÃ CHẾT” , ông bị “ném đá” từ những người “bất đồng chính kiến”.Theo mình, người Việt cả trong và ngoài nước nên “lắng nghe” và suy ngẫm những gì JL viết. Khi một người đứng từ xa quan sát và không bị chi phối bỡi dòng máu gốc gác hay chính kiến đảng phái chính trị thì vẫn khách quan hơn là người trong cuộc nhìn nhận về chính mình !
TS JL là ai? Hãy nghe ông tự giới thiệu như sau:
Tôi là Jonathan London, người Mỹ, sinh ra tháng 7 năm 1969 và đã lớn lên tại Boston, cụ thể hơn là Central Square, Cambridge. Tôi là nhà xã hội học, nhà kinh tế chính trị học, chuyên về Việt Nam, đặc biệt từ 1975 đến nay. Tôi đã bắt đầu nghiên cứu về VN từ năm 1992…nhưng lần đầu tiên đặt chân đến Việt Nam là tháng 1 năm 1990. Dịp đó tôi mới 20 tuổi, dốt quá, được có cơ hội gặp Đại Tướng Giáp, bắt tay mà chẳng biết ông ta là ai cả. Xin phếp đi nông thôn không được đi v.v.. Thời gian sống hoàn toàn ở VN là từ 1997 đến 2001 và sau đó đi lại tiên tục cho đến bây giờ. Tôi hoàn thành tiến sĩ năm 2004 ở trường ĐH Wisconsin và sau đó sống và làm việc ở Đông Á. Trước đây tôi là giáo sư tại Singapore và sâu thấy Singapore buồn, chán nhận cơ hội sang TĐH Thành Phố Hong Kong từ năm 2008….(Tự giới thiệu của tác giả)
JL (ảnh từ Facebook của JL)

JL (ảnh từ Facebook của JL)

Cơn ớn lạnh trong một ngày 40 độ

Người dịch: Đan Thanh

Cách đây một tuần, tác giả bài này có bình luận về những thay đổi không thể chối cãi diễn ra gần đây trong văn hoá chính trị Việt Nam, và kết luận mà không cần giả định nào về tương lai, rằng nền chính trị Việt Nam đã bước vào một giai đoạn mới. Và hôm nay tôi vẫn giữ quan điểm của tôi, là Việt Nam đang ở một vị thế mới và người Việt Nam đang cất lên tiếng nói chính trị của họ.

Giờ đây có những dấu hiệu cho thấy là chiếc giày còn lại đã rơi (thành ngữ chỉ một việc không tránh khỏi đã xảy ra, một kết cục đã đến), bởi vì chỉ trong có nửa tháng sau khi Hội nghị 7 của Ban Chấp hành Trung ương bế mạc, chúng ta đã chứng kiến một loạt diễn biến cho thấy một nỗ lực “đàn áp” có thể đang diễn ra thật sự.

Tin mới nhất, chỉ vừa cuối tuần trước, là sẽ không có tin tức nào không bị kiểm soát,
cho đến khi BBC, CNN và các hãng tin nước ngoài khác chịu tuân thủ yêu cầu về giấy phép hoạt động ở Việt Nam, như quy định trong Nghị định 20. Các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp quốc doanh đã vừa chấm dứt hoạt động (thành ngữ: rút phích cắm, chỉ sự kết thúc một kế hoạch, cắt đứt một nguồn sống…) của những hãng tin ngoại quốc.

Điều này xảy ra chỉ vài ngày sau khi hai thanh niên bị kết án tù rất nặng vì tội dán cờ của “các chế độ cũ” (dán cờ phía dưới một khẩu hiệu đối đầu với hành vi cư xử của Trung Quốc trên Biển Đông Nam Á), và một ngày sau kỷ niệm sinh nhật của ông Hồ Chí Minh, khi thanh niên trên khắp Việt Nam diễu hành với các khẩu hiệu, bảng chữ tuyên xưng niềm yêu kính và ngưỡng mộ theo đúng chỉ thị của họ đối với các cống hiến vĩ đại của ông Hồ.

Tuy nhiên, cách cư xử của đảng cầm quyền ở Việt Nam có vẻ mâu thuẫn với các nguyên tắc được nêu trong Tuyên ngôn Độc lập của ông Hồ, theo đó, ông mượn một câu từ Quyền con người để nói rằng “tất cả mọi người đều sinh ra tự do và có quyền bình đẳng”.

Ở đâu đó có những nhận định rằng dập tắt các kênh tin tức là một nỗ lực của các cơ quan chức năng có liên quan nhằm làm tăng khả năng truy cập vào các trang này và kiếm tiền nhanh cho một số người có khả năng dịch tốt, bằng cách bắt buộc các chương trình truyền hình quốc tế phải có phụ đề ở một tỷ lệ nội dung nào đó.

Một khả năng khác, đã được bóng gió ở trên, là đây thật ra là sự bắt đầu của những kế hoạch hưởng ứng lời kêu gọi thắt chặt kiểm soát, như đã được nêu ra trong phiên họp toàn thể gần đây của đảng. Khả năng thứ ba và gây tò mò nhất, cũng lại chỉ là suy đoán, là chấm dứt hoạt động của các kênh tin tức ngoại quốc chủ yếu vì những nỗ lực muộn màng của nhà nước hoặc của các quan chức nhà nước cụ thể nào đó nhằm làm giảm bớt khó khăn của ban lãnh đạo đảng trước các công dân của họ và trước thế giới, khi mà họ vừa có bản án quá nặng đối với hai người trẻ. Người ta có thể hình dung cảnh một quan chức cao cấp phun phì cả nước trà khi đang xem truyền thông quốc tế đưa tin về bản án, và sau đó là một cú phôn ngắn gọn, vào lúc khuya, với một giọng khàn khàn: “Chấm dứt đi!”.

Bản án, không còn nghi ngờ gì nữa, được sự tán thành của các phần tử thủ cựu canh giữ trong đảng, có quyền trấn áp, và cũng phải thừa nhận là nó được sự ủng hộ của một số đáng kể dân số – những người đánh đồng lá cờ vàng với bạo lực thời chiến và xung đột dân sự. Nhưng bản án quá nặng và không có lợi gì cho hình ảnh quốc gia, ở trong nước cũng như nước ngoài.

Bây giờ đang là thời điểm thú vị ở Việt Nam. Văn hoá chính trị đã phát triển và đang có sự bất mãn đáng kể ngay trong nội bộ đảng, về việc làm thế nào giải quyết tình hình hiện nay. Chuyện phe phái trong đảng tất nhiên là chẳng phải cái gì mới mẻ. Và sự đa nguyên trong nội bộ đảng đó, nếu nó đi xa hơn, thật sự có thể có lợi cho quá trình dân chủ hoá, cho dù dưới hình thức nào. Tất nhiên, đa số dân chúng Việt Nam hy vọng có một kết quả như thế.

Hôm thứ hai tại Hà Nội nóng tới 40 độ C. Nhưng một cơn gió lạnh vừa tạt qua. Đấy là điềm gở về một mặt trận đang đến gần hay một cú thở hắt ra của quá khứ, chúng ta sẽ chờ xem.

JL

Bài ‘Đừng giữ một giấc mơ đã chết‘ (BBC)

Đăng bởi: SAO HỒNG | 19.05.2013

Nhớ “mong muốn tột bậc” của Bác Hồ

TTO – Trong một buổi nói chuyện gần đây, nhà giáo nhân dân Hoàng Như Mai kể một câu chuyện xảy ra cách nay đã vài chục năm mà theo ông “càng ngày càng thấy thời sự”.

Cụ Hồ về thăm quê (Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An)  1957

Cụ Hồ về thăm quê (Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An) 1957

Ấy là vào năm 1976, trong kỳ thi tuyển sinh đại học, các thầy ở tổ văn rất hào hứng đưa đề thi: phân tích và bình luận câu thơ của nhà ngoại giao Xuân Thủy: Ta ước ngày mai hết đói nghèo/ Hết tù hết tội hết gieo neo/ Bạn bè bốn biển anh em cả/ Ôi đẹp vườn xuân sớm lại chiều.

Đưa lên duyệt, bộ trưởng Bộ Giáo dục khi ấy là ông Tạ Quang Bửu không đồng ý. Ông nói: Thống nhất rồi đấy, nhưng nghèo đói, gieo neo, tù tội nào đã hết. Đừng bắt các em phải nói dối.

Đến nay đã 38 năm sau ngày thống nhất. Cả nước vẫn còn hơn 2 triệu hộ thuộc diện nghèo, chiếm 9,6% dân số, mà kể cả ở những hộ không thuộc diện nghèo thì cũng đã xảy ra chuyện một người mẹ tự tử để mong con có tiền ăn học, một người cha nhảy xuống sông vì tuyệt vọng khi không có tiền chữa bệnh.

Mới đây thôi, báo đăng tin hai vợ chồng tử nạn trên sông khi chiếc ghe mưu sinh bị lật, làng xóm phải góp tiền mua áo quan, năm đứa con mồ côi bơ vơ, nheo nhóc. Mà những câu chuyện như thế lại không còn là hãn hữu nữa, ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên mặt báo, giữa cuộc đời. Những tai nạn trên sông, trên biển, trên quốc lộ, trên công trường, chốn rừng xanh núi đỏ, tai nạn bất thình lình xảy ra mọi lúc mọi nơi, hình như không cần có lý do gì chính đáng, và hình như lúc nào nạn nhân cũng là những người nghèo.

Bi kịch của người nghèo lại lộ rõ hơn khi họ phải sống chung với người giàu! Trong khi có những người dân nhập cư phải vơ vất lề đường, gầm cầu, thuê những chiếc ghế bố qua đêm, chui vào những khu trọ ngột ngạt thì cũng có những khu biệt thự mênh mông như cả thành phố bỏ hoang. Trong khi có người nghèo lâm nạn không có tiền mai táng thì cũng có người mặc áo bạc tỉ. Trong khi có ngư dân phải vay nợ ngân hàng để sắm sanh cho chuyến hải trình lênh đênh thăm thẳm thì có người vào nhà hàng chỉ chọn những món bào ngư, vi cá tiền triệu. Trong khi bao nhiêu người nghèo xếp hàng chờ những suất cơm từ thiện, cơm hỗ trợ 2.000 đồng, bao nhiêu người chắt chiu đóng góp từng tờ bạc lẻ thì những con số thất thoát, thiệt hại vì tiêu cực, tham nhũng được thống kê lên đến hàng chục số 0 nối đuôi phía sau…

Vẫn biết sự phân biệt giàu nghèo trong xã hội là quy luật. Vẫn biết phân công lao động khác nhau, thụ hưởng khác nhau là tùy thuộc khả năng, vị trí mỗi người. Vẫn biết những hiện tượng tiêu cực là không thể tránh. Vẫn biết những giấc mơ về một cuộc đời tươi hồng chỉ là viễn mơ… Biết vậy nhưng vẫn thấy đắng lòng vì những bất công hiện ra khi so sánh. Nhất là khi vào ngày này, ngày sinh nhật Bác, nơi nơi nhắc lại “mong muốn tột bậc: dân tôi ai cũng có cơm ăn áo mặc, trẻ em ai cũng được học hành”.

Cả một đời Bác Hồ đã hi sinh từng giây phút cho mong muốn đó, hàng triệu những người trẻ nước Việt đã ngã xuống cho giấc mơ đó, hàng triệu những người khác, nhiều thế hệ đã cùng đưa tay thề cho ngày mai đó…

Nhân kỷ niệm 123 năm ngày sinh của Người, chúng ta cần nỗ lực thật nhiều để chính sách xóa đói giảm nghèo phát huy tác dụng; cùng bắt tay đẩy lùi nạn tham nhũng, lãng phí. Làm được vậy mới không xấu hổ với sự “mong muốn tột bậc” của Bác.

PHẠM VŨ
Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/549135/nho-mong-muon-tot-bac-cua-bac.html 

 

Đăng bởi: SAO HỒNG | 10.05.2013

CẦN MỘT CÁI CHUNG ĐỂ LÀ MỘT DÂN TỘC

Biểu tượng "Ngày  Hòa Hợp"

Biểu tượng “Ngày Hòa Hợp”

Ngày 30 tháng 4 đã trôi qua 10 ngày. Dư âm của các diễn đàn về vấn đề hòa hợp dân tộc sau 38 năm thống nhất đất nước vẫn còn âm ỉ. Vẫn “có hàng triệu người vui và hàng triệu người buồn” (Võ Văn Kiệt) mỗi dịp này.

38 năm đã trôi qua “non sông Việt Nam liền một dải”. Thống nhất về địa lý hành chánh chứ chưa thống nhất lòng người. Trong tâm trí con cháu Lạc Hồng trên khắp thế gian vẫn chưa có một điểm chung để “hòa hợp dân tộc” và cùng nhìn về một hướng cho nước Việt Nam mạnh lên.


Trên Phây-búc (Facebook) ngày hôm
qua, 09/5, “hòa mình” vào không khí ngày “chiến thắng” (tên gọi thời Liên Xô) của nước Nga, anh Trần Đăng Tuấn (“Tuấn-CơmThịt”) đã treo trạng thái:

“Đang xem qua internet diễu binh Ngày Chiến Thắng trên Quảng Trường Đỏ. Trong hơn hai chục năm qua, có nhiều lúc có cảm giác không có một cái gì mà người Nga không xung đột ý kiến với nhau. Nhưng riêng giọt lệ Ngày Chiến Thắng với lời hát “Mẹ ơi, chúng con đã về, nhưng không đủ mặt…” thì không thay đổi, luôn là thiêng liêng với tất cả, không phụ thuộc vào chính kiến, thể chế…

Cần một cái chung để là một dân tộc. Dẫu cái chung có thể là nỗi đau hay niềm tự hào, hay điều gì khác… Rồi từ đó cuộc sống sẽ đem lại (không dễ dàng, nhưng tất yếu) những điều chung khác…”

Đó là tâm trạng “nhìn người mà ngẫm đến ta” của anh Trần Đăng Tuấn. Cũng là tâm trạng chung của rất nhiều người Việt.

Đúng rồi. CẦN MỘT CÁI CHUNG ĐỂ LÀ MỘT DÂN TỘC.

 

Vì sao người Việt chúng ta chưa có MỘT CÁI CHUNG đó ?

Mấy ngày qua, các diễn đàn nói nhiều rồi. Tóm tắt lại từ các diễn đàn, nguyên do là trong tâm thức và cách nhìn nhận ngày 30/4, của nhiều người Việt vẫn như hai phía đối địch.

Như,

– “Bên thắng cuộc”, với lợi thế đang quản lý đất nước; vẫn cảnh giác với “các thế lực thù địch bên ngoài”; vẫn kiên định nguyên lý “đấu tranh giai cấp một mất một còn”,… và vẫn truyền thông trên các phương tiện là ngày “chiến thắng”.

– “Bên thua cuộc”, với nổi đau vong quốc, phải rời bỏ quê hương đất nước; không quên được những mất mát tài sản, gia đình chia lìa lý tán; bỏ xác người thân ngoài biển sâu; không chấp nhận sự tồn tại của một thực thể chính trị dựa trên ý thức hệ đang bị thế giới xét lại và từ bỏ,… nên vẫn coi là ngày “quốc hận”.

Nhưng “bên thắng” và “bên thua” thậm chí cùng chung trong một gia đình. Sau hơn ba chục năm số người “thua cuộc” không còn ranh giới nữa mà ngày càng tăng,…

Mang tâm trạng băn khoăn tìm “cái chung” cho lòng người hòa hợp, như anh Trần Đăng Tuấn. Mình bổng nhớ đến câu chuyện “quốc ca” nặng tình… dân tộc như sau:

Một lần ra Hà Nội, hỏi bạn về sếp mới, một người quen cũ của mình. Bạn kể rằng, khi anh về làm Viện trưởng (Viện đầu ngành) nhiều người rất bất ngờ. Dù Viện đó và anh chẳng lạ gì nhau. Sếp cũ mấy đời của Viện cũng là thầy và đồng nghiệp của anh. Viện và Khoa, nơi anh quản lý vẫn hợp tác với nhau trong nhiều chương trình nghiên cứu và đào tạo.

Cái bất ngờ với nhiều người của Viện là anh được Bộ chủ quản “bắt cóc” về Viện mà không “đôn” một trong các phó Viện trưởng thuộc “đội ngũ kế cận” lên thay ông Viện trưởng về hưu.

Lòng người không thuận. Sếp mới và những người cũ chưa thể đồng lòng nhìn về một hướng. Trong một buổi lễ long trọng của cơ quan anh, lần đầu tiên ở vị thế “chủ t. Phút nghiêm trang, thay vì ca từ bài Tiến quân ca, một làn điệu dân ca Bắc bộ quen thuộc cất lên: “Tình bằng có cái trống cơm. Khen ai khéo vỗ ấy mấy bồng lên bồng…”. Sau mấy chục giây bàng hoàng trong im lặng, mọi người, kể cả anh đều ồ lên và… cười vui vẽ.

Liên tưởng đến chuyện này. Mình nghĩ để hòa hợp dân tộc, cần tìm một điểm chung nhất cho tất cả người Việt. CẦN MỘT CÁI CHUNG ĐỂ LÀ MỘT DÂN TỘC.

Vậy thì nhà nước Việt Nam hãy chọn một ngày làm “NGÀY HÒA HỢP”. Dù Việt Nam có hàng trăm ngày kỷ niệm rồi nhưng “Ngày Hòa Hợp” là cực kỳ quan trọng trong thời điểm hiện nay.

 

NGÀY HÒA HỢP đó là ngày nào?

Đó là ngày mà tổng hợp của ba sự kiện của dân tộc. Ngày giỗ tổ Hùng Vương (10/3 AL). Ngày “tái thống nhất”, 30/4 (DL). Ngày Cộng hòa dân quốc đầu tiên ra đời, quốc khánh 02/9.

Chọn ngày cụ thể, ta lấy ngày của ba sự kiện theo công thức cộng/chia đơn thuần. 10/3+30/4+02/9 = 22/7. Nghĩa là tổng tử số và tổng mẫu số đều chia cho 3 ta có được ngày 22/7. Một ngày hè, nhất định sẽ… đẹp trời! He he…

NGÀY HÒA HỢP nhất định phải có QUỐC CA NGÀY HÒA HỢP. Để làm gì? Để cử hành và hát hò khi làm lễ khai hội NGÀY HÒA HỢP. Hãy chọn một làn điệu dân ca mà ai cũng biết và hiến định “quốc ca” riêng cho ngày hòa hợp! Bài dân can nên chọn là… “BÈO DẠT MÂY TRÔI”!

 

NGÀY HÒA HỢP: 22/7. QUỐC CA NGÀY HÒA HỢP: BÈO DẠT MÂY TRÔI !

Sao lại không nhỉ? Nghiêm túc đấy!  Why not ?

He he …

 

10/5/2013

Sao Hồng

"Tình bằng có cái trống cớm"

“Tình bằng có cái trống cớm”

 "Quốc ca" ngày hòa hợp: BÈO DẠT MÂY TRÔI! He he...

“Quốc ca” ngày hòa hợp: BÈO DẠT MÂY TRÔI! He he…

Khai mạc hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Khai mạc Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, ngày 02/5/2013

Tròn một tháng nữa, 05/6/2013, Đại hội khóa 7 Vê-Ép-Ép (VFF) sẽ khai mạc. Nhưng từ đầu năm 2013, chuyện tìm ai làm “ông vua” cái hội “môn thể thao vua”này khá là rình rang và đau đầu.

Cuối tháng 3, “ông vua” Nguyễn Trọng Hỷ đã gặp trực tiếp và mời ông Nguyễn Bá Thanh làm chủ tịch Vê-Ép-Ép (VFF) nhiệm kỳ tới (*). Ông Bá Thanh đã từ chối. Gần đây nhất, Bộ Văn – Thể – Du đề cử người của mình, ông Thứ trưởng Lê Khánh Hải, làm chủ tịch (theo lời ông Hỷ).

Chủ tịch VFF không nhất thiết là người trong bộ máy Nhà nước”. Đó là quan điểm của những người làm bóng đá chuyên nghiệp.Đại điện là hai đại gia kiêm “ông bầu bóng đá”: ông Đoàn Nguyễn Đức và ông Võ QuốcThắng. Theo hai ông, người tốt nhất cho vị trí này là ông Lê Hùng Dũng, chủ tịchEximbank, cũng một đại gia chuyên kiếm tiền cho VFF!

Mình là người tán thành quan điểm của hai ông bầu này. Ông Lê HùngDũng làm chủ tịch VFF thì quá ngon rồi! Nhưng bây giờ nếu được bầu, mình lại bầucho ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương. Vì sao?

1. Thứ nhất,vị trí VFF, như quan điểm của bầu Đức và bầu Thắng: Phải có đam mê bóng đá (1); Có trải nghiệm lâu dài với bóng đá (2); Có mối quan hệ tốt với doanh nghiệp (3). Chịu đựng được áp lực (4). Cả bốn tiêu chí, ông Nguyễn Bá Thanh đều hội đủ:

“Đam mê” ư? Quá đam mê là đằng khác (xem các tấm hình minhhọa sẽ rõ). Không đam mê mà có thể quần đùi áo số tranh bóng với các em cầu thủchuyên nghiệp sòng phẳng a?

“Trải nghiệm..” ư? Quá trải nghiệm là đằng khác! Dưới thời ông ở ĐàNẵng, ổng đã chỉ đạo “làm sạch” bóng đá (dẹp nạn mua bán tỷ số của cầu thủ) vàtận dụng nhân tài là ngôi sao bóng đá (như Lê Huỳnh Đức, Lê Thụy Hải)! Không nhữngđam mê mà còn trải nghiệm nhiều mới biết chống tiêu cực bóng đá và dùng người đam mê chứ !

“Mối quan hệ tốt với doanh nghiệp” ư? Quá có! Xem ông bớt 10% chodoanh nghiệp trong việc phát triển hạ tầng cơ sở ở Đà Nẵng thì biết. Khó nhưphát triển hạ tầng mà doanh ngiệp ủng hộ rần rần, huống chi chuyện đá bóng trênsân cỏ!

“Chịu đựng áp lực” ư? Quá quen! Ông Bá Thanh đã từng là “tổng đốc”kiêm “chủ tịch quốc hội” một “Đà Nẵng trực thuộc trung ương” mà không quen chịuáp lức ư? Và hiện thời ông cũng đang chịu rất tốt áp lực đó thôi! Không chịu đượcáp lực thì căng thẳng như bầu bán đêm qua, ổng bị tăng-xông trước khi được bầu nhưông Nguyễn Đình Tứ năm nào rồi ! (**)

2. Thứ hai,nói VFF là hiệp hội nhà nghề, tức là một tổ chức xã hội; không xài tiền ngân sáchnhà nước,… nên không cần “nhà nước hóa”.

Không sai.Nhưng chưa trúng “ý đảng”! “Đảng lãnh đạo toàn diện xã hội” cơ mà. Chẳng phải “ýđang” đã được hiến định bằng Điều 4 Hiến pháp đó sao? Vậy Ủy viên trung ương đảng làm chủ tịch VFF còn “lãnh đạo toàn diện” hơn thứ trưởng… trơn chứ !

3. Thứ ba, việc ông được điều ra làm Trưởng ban Nội chính những tưởng ông sẽ bận rộn, nhưng giờ thì có thể khẳng định ổng sẽ… nhàn! Lý do là ông Nguyến Bá Thanh vừa bị rớt trong cuộc bầu bổ sung ủy viên BCT, đêm qua 04/5/2013 (***)! Không là ủy viên BCT thì chỉ có “quyền rơm vạ đá” và “ngồi chơi xơi nước” mà thôi. “Nước mình nó thế” !

Quay về Đà Nẵng ư? Cái ghế cũ của ông ở Đà Nẵng đã có người khác ngồi bằng”danh chính” rồi! Thế nào ông cũng sẽ… nhàn. Quá nhàn nữa cơ! Ổng sẽ thừa thời gian dành “tâm huyết” cho bóng đá nước nhà!

Vậy thì đại hội 7 tới, Vê-Ép-Ép còn chọn ai nữa?

Ông Lê Hùng Dũng (khỏi cần bầu) làm Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký luôn! (Ổng xứng đáng). Hãy bầu ông Nguyễn Bá Thanh làm chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam !
Không có chân bộ chính trị thì mần chủ tịch VFF. Cũng là một ông vua!

Còn chờ gì nữa?

He he…

05/05/2013

Sao Hồng

Trong lòng người hâm mộ Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh đã là vua rồi!

Trong lòng người hâm mộ Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh đã là vua rồi!

 

Trải nghiệm và đam mê

Trải nghiệm và đam mê

 

"Cặp đôi đơn côi " của chính trường tháng Năm!?

“Cặp đôi đơn côi ” của chính trường tháng Năm!?

Đăng bởi: SAO HỒNG | 01.05.2013

CÂU CHUYỆN “ĐỊNH HƯỚNG…”

Mai Vũ

Mai Vũ là một nickname tự nhận đang học lớp 5. Thỉnh thoảng vô chiếu Quê Choa đu đưa với các bác các cô các chú. Những cái còm của Mai Vũ rất là vui. Vừa có chút hồn nhiên của trẻ nhỏ, vừa ẩn chứa sự hài hước của một người lớn trải đời.
Ba chuyện “định hướng” sau đây Mai Vũ “kể” năm 2010.

Định hướng

1. Định hướng của cô giáo

Cái Loan học ở lớp cháu là con cô Lý hiệu trưởng.

Hồi học lớp 1, tên của nó là Phạm Thị Loan. Lên lớp 2 đổi thành Phạm Bích Loan, sang năm lớp 3 nhãn vở của nó là ghi là Phạm Kiều Loan và cho đến bi giờ, lớp 5, tên của nó là Phạm Mỹ Loan.

Thằng Lâm toét ghét cái Loan lắm nên giờ ra chơi viết thêm dấu nặng vào tất cả nhãn vở của cái Loan thành “Loạn”. Cái Loan khóc dãy dụa rồi chạy lên mách mẹ nó. Chiều hôm í thằng Lâm bị cô chủ nhiệm áp tải lên ngồi ở Ban giám hiệu viết liền một lúc 4 bản kiểm điểm.

Cái Loan gầy như con cò bị kiết lỵ (thằng Lâm toét bảo thế), hai mắt nó cận lòi, làm gì cũng lóng ngóng lóng ngóng. Ngồi trong lớp nghe giảng mồm nó thường há ra chảy cả nước dãi nhưng chả nhớ gì (thằng Đức đen bảo nó nghe bằng mồm nên kiến thức chui cả vào bụng, cứ ỉa là hết). Học trước, quên sau thế nhưng khi nào cũng đạt loại… giỏi (?)

Giờ ra chơi nhảy dây nó cứ lăn xả vào nhảy, không vướng chân thì cũng vướng tay, ngã uỳnh uỵch… Nó hát rất tệ, nghe cứ như mèo cái gào đêm, nhưng cậy là con cô Lý hiệu trưởng nên bao giờ nó cũng được cô giáo cử lên hát và cả lớp phải vỗ tay như cô chủ nhiệm dặn. Cái Loan còn bảo, hè sang năm nó sẽ sang Liên Xô luyện thanh để về thay Mỹ Tâm đang ngày càng xuống. Mỹ Loan tiêu diệt Mỹ Tâm! Nó bảo thế.

Hôm tổng kết học kỳ, trường cháu thi văn nghệ. Cái Loan đăng ký hát hai bài. Cô chủ nhiệm bắt cả lớp phải đi từ sớm để làm fan cho nó. Cô í chọn 4 đứa con giai cao nhất lớp phải cầm 4 cái bảng ghi chữ L, O, A, N để vẫy vẫy khi cái Loan hát. Lúc đến lượt cái Loan lên sân khấu, thằng Lâm toét phụ trách chữ A tự dưng đau bụng cầm luôn bảng chữ A chạy ra nhà xí, thế là ba thằng còn lại cứ cầm ba chữ L O N vẫy loạn cả lên…

Hôm sau cô chủ nhiệm bị cô hiệu trưởng phê bình là… “công tác định hướng kém”. Hi hi… 

2. Định hướng của ông trẻ

Ông trẻ cháu là đại tá hẳn hoi nhá! Ông í đi bộ đội từ năm 16 tuổi, bi giờ về hưu luôn một mạch ở quê. Tên ông trẻ cháu là Thành, do ngày xưa có nhiều chiến công mà bây giờ lại còn rất hay gương mẫu nên mấy ông cán bộ ở xã đều gọi ông cháu là “lão Thành cách mạng”. Ông cháu chả nói gì, chỉ bảo “mấy thằng đểu”.

Tuần rồi ông trẻ cháu lên Hà Nội đi châm cứu. Từ nhà cháu đến nơi châm mất 8 cây số. Ông nội cháu bảo “Để tôi đưa đi”, ông trẻ khoát tay bảo “vẽ chuyện”. Ông nội cháu lại bảo “Đường Hà Nội như tơ nhện, lâu không đi lạc như bỡn”, ông trẻ cháu lại bảo “Rừng xanh núi đỏ thời xưa em còn thuộc như chỉ tay, kệ em”…

Trưa hôm ấy ông trẻ cháu dắt xe đạp đi, trước khi đi ông trẻ cháu còn ngoái lại bảo “4 giờ chiều em về”. Đúng 4 giờ chiều, đã thấy ông trẻ dắt xe về, miệng kêu “Xong”. Ông cháu thè lưỡi lắc đầu khen “Chú giỏi”.

Tối hôm ấy cả nhà ăn cơm ai cũng bảo ông trẻ cháu già rồi mà vẫn còn tinh. Trẻ bi giờ xách dép cho ông không đáng. Ông trẻ cháu không nói gì chỉ lim dim cười.

Đi được 3 buổi chiều về đúng giờ, đến buổi thứ 4, mãi 6 giờ vẫn không thấy ông trẻ cháu đâu.
Ối giời ơi! Bố cháu mí chú Hùng thì sùng sục dắt xe đi tìm ông còn ông nội mí bà cháu thì đi ra đi vào cứ như con hổ bị nhốt…7 giờ, 8 giờ rồi đến 9 giờ 30 tối, giữa lúc mọi người đang định gọi về quê hỏi thì ông trẻ cháu lọc xọc dắt xe về, mặt mày bơ phờ, áo quần xệch xạc. Líu ríu đỡ ông trẻ ngồi vào ghế, bà cháu hỏi “Chú đi đâu đi đâu giờ mới về?”. Ông trẻ cháu hổn hển bảo “Lạc đường”. Mọi người bảo “Chú đi đường ấy 3 ngày 6 lượt sao lại còn lạc”. Ông trẻ cháu bảo “Khổ! Gần bệnh viện châm cứu có cái cần cẩu cao nghền nghện, 3 hôm nay nó đều chỉ về phía nhà mình nên em cứ theo hướng đấy mà đi. Hôm nay giở giời thế nào nó lại chỉ mẹ sang hướng khác, báo hại em đạp xe rã cả người mà chỉ toàn thấy những đê là đê. Khổ.”.

Ông cháu lắc đầu cười như mếu rồi bảo “Thời này mà chú còn định hướng kiểu ấy, chết là cái chắc!”
He he…

 

3. Định hường của ông nội.

Chiều nay cháu vừa được 9 điểm toán đấy. Thế mà ở nhà ông cháu lại làm bà cháu bị què chân. Tất cả cũng chì vì cái tật của ông cháu là cứ rỗi là kê lại đồ đạc trong nhà.
Cả nhà thì đã đi vắng, chỉ có mỗi hai cái thân già, thế mà ông mày lại dở quẻ đòi kê lại tủ”. Bà cháu thút thít bảo thế. Trước đấy bà cháu đã gàn nhưng ông cháu phẩy tay bảo “yên tâm, đã định hướng rồi, để tôi”.

Ông chạy sang nhà chú Dũng hàng xóm túm tay lôi xềnh xệch anh Việt điếc con chú ý sang. Anh Việt cao, to, đen, hôi mà khỏe lắm. Mỗi bữa anh ý ăn hết 6 bát cơm nhưng ăn xong chỉ ngủ, chẳng phải làm gì vì anh ý bị điếc. Anh ý ghét ăn thịt chỉ thích ăn tôm trong khi mẹ anh ý lại suốt ngày mua thịt về nấu. Anh í hay nhì nhàu “ôm hì chả ua, huốt hày khi ào ũng ịt, ịt!” (tôm thì chả mua, suốt ngày khi nào cũng thịt, thịt) mọi người nghe cứ cười bò cả ra.

Cái tủ của ông bà cháu vừa to mà lại vừa nặng. Ông cháu đi một vòng quanh tủ nghiên cứu rồi phân công bà đứng ở đầu tủ phía trong, anh Việt đứng đầu tủ phía ngoài còn ông cháu đứng giữa để làm chỉ huy ra lệnh. Ông cháu phổ biến bằng tay cho anh Việt xong, gật gật cái đầu để hỏi. Anh Việt điếc giơ ngón tay cái rồi cũng gật gật đầu kêu “ô ghê”.

Đứng vào vị trí xong, ông cháu vừa khoát tay một cái anh Việt đã cong người xô cái tủ lao ầm ầm ngay vào phía trong. Bà cháu luýnh quýnh thế nào bị kẹp dí vào tường la oai oái. Ông cháu phát hoảng xua tay rối rít hét ầm lên “Thôi thôi thôi thôi…”. Anh Việt chả nghe thấy gì lại cứ tưởng ông cháu vung tay động viên, phấn khởi mắm môi đẩy thật lực…..
May làm sao đúng lúc ấy mẹ cháu lại vừa về đến nhà…

Bà cháu bây giờ cứ ngồi một chỗ ôm chân xuýt xoa kêu “Tưởng chọn ai lại chọn đúng thằng điếc mà định hướng, rỗ khổ

He he…

Đăng bởi: SAO HỒNG | 01.04.2011

Tôi vẫn còn hát nhạc Trịnh !

Trịnh Công Sơn & “Ru mãi ngàn năm”

Mình vô Sài Gòn (cả đi & về 2 đêm 1 ngày) về nhà thì trời trở rét Nàng Bân. Vì chủ quan, nên “dính” những con mưa trái mùa. Chẳng hiểu thế nào mà hơn hai tuần nay, mình bị dị ứng với… màn hình vi tính. Cứ ngồi được 5 phút là họ sặc sụa. Chẳng viết lách gì được. Nhiều hôm chẳng thèm mở máy. Hôm nay, ngồi thử lâu lâu một tý thì thấy không còn… dị ứng nữa !

Nhớ ra là đã ngày Một tháng Tư. Ngày này, 10 năm về trước, giờ này mình cũng hay tin Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn về với “Cát bụi”. Hồi đó nghe mà cứ ngỡ là tin “cá tháng Tư”. Mới đó mà 10 năm rồi. Thôi thì viết cái gì đó tưởng nhớ người nghệ sỹ tài hoa.

Người ta nói nhạc Trịnh, những sáng tác của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, đã tạo nên một dòng nhạc mới trong lịch sử âm nhạc Việt Nam đương đại.

Người ta cũng nói, nhạc Trịnh đã làm nên một ca sỹ Khánh Ly tên tuổi sống mãi với thời gian. Hàng chục năm nay cũng có rất nhiều ca sỹ hát nhạc Trịnh nổi danh. Mình nghe họ hát nhạc Trịnh không biết chán. Và như nhiều người, mình mê nhất giọng hát của Khánh Ly. Nhưng, với nhạc Trịnh mình Mình cũng rất mê giọng hát của chính mình ! Hì hì….

Mình không nhớ là lần đầu tiên mình nghe nhạc Trịnh lúc nào. Chỉ biết rằng hồi đó mình nghe mấy chú bộ đội “cơm Bắc giặc Nam” giọng Nam Bộ, giọng Quảng Nam ngân nga câu hát “mưa vẫn bay bay trên từng tháp cổ..”. Cán bộ thôn xã quê mình gọi đó là nhạc vàng. Bộ đội miền Bắc hát nhạc vàng miền Nam. Mới hay những ca khúc khi đã đi vào lòng người không phân biệt chính kiến và không có giới tuyến.

Từ năm 1975, mình mới biết nhiều hơn về nhạc Trịnh. Hai năm cuối đại học, lớp mình có anh Chiến từ Y Huế ra học. Anh từng là sinh viên Đại học Huế trước 1975. Cán bộ Bộ môn VSDT ĐHY Huế .

Khi nói chuyện với tụi sinh viên “gốc Bắc” như mình anh khoe là bạn của… Trịnh Công Sơn. Bằng chứng của anh là tập nhạc chép tay hơn 200 bài có khuông nhạc, nét chữ & có chữ ký của chính nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Tụi mình nhìn thấy mà mắt chữ O mồm chữ A. Thán phục lắm ! Được cầm tập nhạc đó trên tay cứ tưởng mình cũng là bạn bè một thời của… Trịnh Công Sơn !

Năm sau nữa, có nhiều giảng viên Y Huế ra học. Là đồng hương Bình – Trị – Thiên, mình thường đến chổ các anh hóng hớt. Thấy anh nào cũng nghiền nhạc Trịnh. Cứ năm anh thì có đến bốn anh cùng ôm ghi ta thùng ngân nga hết “Nắng thủy tinh” đến “Tuổi đá buồn”, rồi thì là “Diễm xưa”, “Ướt Mi”,… Mình cứ ngỡ như là đang ngồi ở hội nhạc sỹ chứ không phải phòng trọ của bác sỹ nội trú. Điều ngạc nhiên đối với mình là anh nào cũng có tập nhạc như anh Chiến. Hóa ra bạn bè của Trịnh Công Sơn nhiều vô kể. Minh nghĩ, e rằng, mọi cán bộ, sinh viên đại học ở Huế đều là bạn một thời của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.

Mình nghe nhạc Trịnh nhiều nhất là thời ở K. Đơn vị mình khoa nào cũng có một cái đài VEP và một cái Radio cassette hai học băng. Hầu như tối nào cũng nghe nhạc Trịnh. Không nhạc Trịnh thì nhạc Hoàng Thi Thơ. Nhưng thích nhất vẫn là nghe nhạc Trịnh ở quán. Các quán ở K, dù của người Hoa, Khmer hay Việt kiều đều có thể ngồi từ sáng đến tối. Cà-phê, đồ nhậu, cơm cháo và… nhạc Việt đều có cả. Có những chủ nhật không trực, mình ngồi đồng gần hết ngày. Chỉ để nghe nhạc Trịnh. Nghe mãi nghe mãi nhạc Trịnh nên nó thấm vô gan ruột máu huyết lúc nào nỏ hay. Hứng lên cũng ngâm nga “tuổi đá buồn”, “để gió cuốn đi”,… 

Có một lần, mình đi xem cải lương Khmer. Tháp tùng mình là cậu hộ lý người gốc Thanh Quýt trôi dạt vô Đà Nẵng. Cậu tên Hùng. Học chỉ đến lớp 2 nhưng cũng mê nhạc Trịnh. Giọng hắn cứ ồ ồ như gà trống cồ.

Nghe cải lương Khmer rất buồn chán. Mỗi người mỗi góc ngồi hát ê a ỉ eo gần giống với chèo Bắc Bộ nhưng không có múa phụ họa. Hôm đó hết một màn thì trời mưa. Các nghệ sỹ ngưng hát vô nghỉ và tránh mưa. Khán giả đầu đội khăn sọc, dù che vẫn đang chờ xem tiếp. Sân khấu lặng thinh. Hai thầy trò đứng gần sân khấu. Cậu Hùng xúi mình lên hát. Mình cũng định bỏ về vì trời mưa. Nghĩ thế nào, lại bước lên sân khấu ghé miệng vô mic cất giọng… “Mưa vẫn bay bay trên từng tháp cổ….”. Định hát chơi một câu rồi bỏ đi. Bổng, có tiếng vỗ tay rào rào khuyến khích. Mình chững đi một lúc rồi hát tiếp hết bài “Diễm xưa”. Hát xong bài, dù tiếng vỗ tay chen lẫn “bis, bis..” vang lên mình kéo tay cậu Hùng đi luôn. Đi một quảng nghe một giọng hát khác vang lên. Cũng bài nhạc Trịnh.
Ở cái thị trấn nhỏ bé vùng Đông Bắc K, nhạc Trịnh cũng theo chân lính tình nguyện phổ cập cho cộng đồng ba, bốn sắc dân ở đó. Chủ yếu là họ thấm nhạc Trịnh từ các quán cà-phê. Vì thế, thanh niên Khmer, Hoa, Việt, Lào, đều có thể hát nhạc Trịnh.

Bây giờ lớn tuổi rồi, mình vẫn còn thích nhạc Trịnh. Ở Nha Trang vẫn có các quán cà phê chuyên nhạc Trịnh. Nhưng có lẽ, người thích nhạc Trịnh đang… già đi.

Mình cũng không còn mê giọng hát của Khánh Ly, hay “Bống” Hồng Nhung như trước nữa. Bây giờ, mình thích nghe nhạc Trịnh bằng chính giọng hát của…. mình thôi !

Ngày mai em đi…./ Biển nhớ tên em gọi về…/Gọi hồn liểu rủ lê thê… /Gọi bờ cát trắng đêm khuya….  

Ngày mai em đi…/ Đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ…/ Gọi đá trong em từng giờ…/ Nghe buồn nhịp chân bơ vơ….

 (BIỂN NHỚ)

Sao Hồng

(bài viết ngày 01/4/2011)

Đăng bởi: SAO HỒNG | 02.09.2014

TẢN MẠN VỀ… ĐỘC LẬP

Khán đài nơi Cụ Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập (02/9/1945)

Khán đài nơi Cụ Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập (02/9/1945)

Ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945, tại Ba Đình, Hà Nội “tuyên ngôn độc lập”vang lên trước “quốc dân đồng bào và toàn thế giới” (1):

Hỡi đồng bào cả nước,

Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. (phần mở đầu)
….

Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. (phần kết)

***

Cho đến nay, chưa có ai đặt vấn đề liệu Việt Nam đã là một nước độc lập thực sự (như tuyên ngôn) chưa?

Khái niệm ĐỘC LẬP, theo Tự điển Tiếng Việt của Viên Ngôn ngữ Việt Nam:


ĐỘC LẬP tt (hoặc dt) (3)

  1. (về một cá thể) tự mình tồn tại, không nương tựa hoặc phụ thuộc vào ai, vào cái gì khác (Sống độc lập; Độc lập suy nghĩ).
  2. (nước hoặc dân tộc) có chủ quyền, không phụ thuộc vào nước khác hoặc dân tộc khác.

Tự điển Hán – Việt còn thêm, 3. sự có đủ chủ quyền của một nước (Nền độc lập dân tộc)

Câu hỏi tiếp theo, CHỦ QUYỀN là gì?
 Cũng từ điển trên:“là quyền làm chủ của một nước trong các quan hệ đối nội và đối ngoại”.

ĐỘC LẬP theo nghĩa đầy đủ đó, thì Việt Nam chưa thực sự độc lập đúng nghĩa.

69 năm qua để có được “THỐNG NHẤT” về “CHỦ QUYỀN”, dân tộc Việt Nam đã trải qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc. Một cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc đến 10 năm (1979-1989). Việt Nam đã thống nhất nhưng “TOÀN VẸN LÃNH THỔ” thì chắc chắn là CHƯA.

Về lãnh thổ, không chỉ các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa (chính phủ VNCH tiếp nhận và quản lý từ chính quyền Pháp ở Đông Dương), bị Trung Quốc chiếm đóng từ 19/01/1974(2); mà một số đảo của quần đảo Trường Sa bị xâm chiếm 1988(3). Ngoài ra Việt Nam còn mất những vùng đất ở biên giới phía Bắc từ 2000(4).

Về đường lối chính trị, sự ĐỘC LẬP của Việt Nam cũng chưa đúng nghĩa nếu tham chiếu bản Tuyên ngôn Độc Lập 1945.

Sau khi giành được chính quyền và 9 năm kháng chiến (Hiệp định Genève, 1954), chính quyền miền Bắc lệ thuộc vào Liên Xô và Trung Quốc, với ý thức hệ cộng sản. Chính quyền Miền Nam lệ thuộc nước Mỹ. Các nước lớn Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ đều gây ảnh hưởng đến đường lối Việt Nam. Hiệp định Geneve hay Hiệp định Paris 1973 đều là kết quả hòa đàm của 4 bên và chịu sức ép của các nước đó.

21 năm chiến tranh Việt Nam (1954-1975) là cuộc chiến thực nghiệm bằng xương máu người Việt để chứng minh “cuộc đấu tranh ai thắng ai” của chủ nghĩa tư bản đế quốc và chủ nghĩa cộng sản quốc tế. Liên Xô, Trung Quốc và Hoa kỹ không bao giờ là đại diện cho quyền lợi của nhân dân và dân tộc Việt Nam.

Hệ thống Xô-viết sụp đổ (1989-1991) là cơ hội để Việt Nam tìm con đường riêng độc lập. Nhưng kể từ Hội nghị Thành Đô 1990, thì Việt Nam lại lệ thuộc vào Trung Quốc, không chỉ về chính trị. Vì thế, sau mỗi kỳ đại hôi đảng (CSVN), “đặc phái viên của đảng” vẫn phải đi sứ “báo cáo kết quả” với Trung Quốc
Nếu Việt Nam thực sự độc lập, sẽ không có thông lệ đó.

Một “chủ thuyết” theo tư tưởng nhân văn và tiến bộ của thế kỷ 19. Khi áp dụng vào thực tiễn đã thất bại từ 1990. Và bị biến tướng qua chính sách cai trị tàn bạo với cái gọi “đấu tranh giai cấp”, “bạo lực cách mạng”; tiêu diệt cả chính người dân và đồng chí của mình. Đại diện cho chính sách này là những lãnh chúa cộng sản như Stalin, Mao Trạch Đông, Polpot… mà Việt Nam vẫn còn trung thành?

Sự trung thành mù quáng đó, đã vứt bỏ tinh thần độc lập của bản Tuyên ngôn 1945.

Lựa chọn con đường riêng để phát triển mà vẫn đảm bảo chủ quyền quốc gia là một lựa chọn đau đớn cho Việt Nam hiện nay. Nhưng không thể không chọn nếu thực sự muốn có được độc lập. Đừng nên hy vọng và bám víu “tình đoàn kết đồng chí viễn vông” với các thế lực ngoại bang mang danh cộng sản. Sự lệ thuộc ý thức hệ đồng nghĩa với đánh mất sự độc lập dân tộc.

Sự đảm bảotự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợicho mọi công dân, như tinh thần Tuyên ngôn Độc lập 1945. Khi đó mới có nền ĐỘC LẬP đúng nghĩa.

Ngày 02/9/2014
Sao Hồng

CNCS3Hội trường của một Hội nghị tiêu biểu của Đảng Cộng sản Đông Dương (trước 1952)

Tham khảo:

Older Posts »

Chuyên mục