Đăng bởi: SAO HỒNG | 17.02.2011

Ngày 17/2, ai nhớ ai quên ?!

(tưởng nhớ những người đã ngã xuống biên giới phía Bắc 1979 -1984)

Ảnh từ linkSaoHongblog

Đồng tử giãn rồi ! Đồng đội ơi !

Việt Nam – Trung Hoa núi liền núi sông liền sông. Chung một biển Đông thắm tình hữu nghị sáng như rạng đông. Bến sông tắm cùng một dòng. Tôi nhìn sang bên ấy anh nhìn sang bên đây.  Sớm sớm nghe chung tiếng gà gáy cùng. A a a  ta ca muôn năm Hồ Chí Minh – Mao Trạch Đông…

Đó là lời bài hát tôi đã thuộc khi chưa cắp sách đến trường. Bài hát ca ngợi tình hữu nghị Việt – Trung được xây đắp nên bỡi Bác Hồ và các nhà cách mạng tiền bối Trung Hoa.

Ngày hôm nay, 17 tháng Hai 2011. Bài hát đó như vang lên trong ký ức của tôi khi tôi nhớ về ngày này cách đây 32 năm.

17-2-1979.  Ngày mà quân đội Nhân dân Trung Quốc (cũng là đội quân nhân dân) tràn sang biên giới phía Bắc Việt Nam bắn giết với chiến thuật “lấy thịt đè người” bằng số đông để “dạy cho Việt Nam một bài học” (lời của ông Đặng Tiểu Bình).

Đó là cuộc chiến tranh mà ngay cả tên gọi cũng khác nhau từ hai phía. Việt Nam gọi là Chiến tranh biên giới phía Bắc, 1979-1984. Trung Quốc gọi là Chiến tranh phản kích tự vệ trước Việt Nam (báo chí phương Tây gọi là Chiến tranh Đông Dương lần 3)

Có nhiều ý kiến và nhiều nhà phân tích chính trị thế giới đề cập đến NGUYÊN NHÂN và HẬU QUẢ của cuộc chiến đó về hai khía cạnh CHIẾN LƯỢC và CHIẾN THUẬT (*).  Xuất phát từ mối quan hệ sâu xa hai nước và tính toán chiến lược hoàn cảnh quốc tế thời đó.

Nhưng theo tôi, dù là ĐỒNG CHÍ và cùng theo một HỆ TƯ TƯỞNG MÁC- LÊNIN  mà chừng nào trong đầu còn CHỦ NGHĨA SÔ VANH – BÀNH TRƯỚNG thì còn chiến tranh. VĨ MÔ (từng quốc gia, dân tộc) cũng vậy mà VI MÔ (từng con người) cũng rứa !

Hồi ấy tôi là sinh viên ở Hà Nội. Tin tức từ biên giới tràn về làm lo lắng và đau lòng những ai còn thơ ngây với thời cuộc chính trị lúc bấy giờ. Bạn bè thế hệ tôi lên đường. Hang Pắc- pó bị nổ mình. Nơi đây Bác Hồ đã trú chân để lãnh đạo cách mạng Việt Nam  thuở còn trứng nước. Ai cũng giận sôi lên. Không khí căm thù sục sôi tững ngõ phố, góc sân.

Các nhà lịch sử rồi sẽ tìm nguyên cớ xảy ra cuộc xung đột hai quốc gia một thời là anh em láng giềng hữu hảo. Nhưng hồi đó, dù trẻ người non dạ, chúng tôi cũng hiểu rằng: Trung Quốc mở mặt trận thứ hai để chia lửa với chính thể Khmer Đỏ vừa bị nhân dân và bộ đội tình nguyện Việt Nam lật đổ cách đó 41 ngày. Mùng 7 tháng Giêng năm 1979. Sau khi ông Đặng Tiểu Bình trở về sau chuyến thăm Mỹ và Nhật, hôm 11-2-1979, ông ra quyết định sẽ tấn công Việt Nam vào ngày 17-2.(1)

Liên Xô đã lên án cuộc tấn công của Trung Quốc là “hành động man rợ bất chấp đạo lý của kẻ cướp”, đòi Trung Quốc lập tức chấm dứt cuộc “chiến tranh xâm lược”, và cảnh báo Trung Quốc về lòng trung thành của Liên Xô đối với hiệp ước quân sự Xô-Việt. Ngoài ra, Liên Xô không có hành động can thiệp quân sự mà chỉ hỗ trợ vận chuyển bằng hàng không và triển khai hải quân ngoài bờ biển Việt Nam nhằm tránh đổ vỡ quan hệ vốn đã căng thẳng với Trung Quốc.[46][23]

Hậu quả là phía Việt Nam có gần 30.000 chiến sỹ [3] chết và bị thương . Trung Quốc nói 21.900 lính TQ thương vong[4]. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc rút quân vào ngày 18 tháng 3 năm 1979, để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước.

Cuộc chiến để lại nhiều tác hại khó lường cho phía Việt Nam . Ngoài các thương vong về con người, tổn thất cụ thể về cơ sở vật chất hạ tầng ở 6 tỉnh biên giới bị phá huỷ do trận chiến, Việt Nam còn phải gánh chịu nhiều khó khăn, thiệt hại do thái độ và chính sách thù địch, vây hãm mà Trung Quốc và đồng minh của Trung Quốc gây ra trên các mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao…

Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm nữa. Căng thẳng nhất là năm 1984 – 1988 với những trận đánh đẫm máu rải rác dọc tuyến biên giới hai nước (**). Và cuộc chiến lan ra Biển Đông mà dẫn đến sự hi sinh của 88 chiến sỹ hải quân trên đảo Gạc-ma, Cô lin và Len-đao quần đảo Trường Sa (***) 14-3-1988. Quan hệ ngoại giao Trung-Việt được chính thức bình thường hóa năm 1992.

Ngày nay, những thế hệ lãnh đạo trẻ hơn của hai nước đã cùng hướng đến mối quan hệ được gói gọn trong phương châm 16 chữ vàng “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.Nhưng những thước đất thấm máu bao chiến sỹ & người dân Việt Nam ở biên giới phía Bắc & quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa nay đã thuộc về Trung Quốc thì chẳng biết bao giờ, con cháu các thế hệ sau mới đòi lại được !

Ba mươi năm năm qua ai nhớ ai quên, riêng mình, tôi nhớ về những người dân vô tội, những chiến sỹ  cả hai phía Việt nam và Trung Quốc đã ngả xuống nơi biên cương trong một “cuộc chiến láng giềng” vì những đầu óc sô vanh nước lớn và những tính toán chiến lược toàn cầu.

Tôi tin, những những người mẹ, những gia đình có con em ngã xuống trong cuộc chiến này không bao giờ quên ngày này. Họ và cả chúng ta, những người yêu hòa bình vẫn vẫn còn canh cánh một tâm tư. Tại sao? Tại sao?

Sao Hồng

http://vn.360plus.yahoo.com/SAOHONG-SONGHAO/article?mid=61

Cảnh hoang tàn ở thị xã Lạng Sơn 1979

Tù binh Trung Quốc bị Việt Nam bắt được trong cuộc chiến


Trả lời

  1. Bạn bè Quê Choa

    Chiếu rượu năm nay vắng Sao Hồng
    Bọ về ăn Tết an ninh trông
    Năm Dê máu lạnh buồn thế nhỉ ?
    Hết xị bốn lăm dạ chửa bồng

  2. đẩy lên PB đi sao hồng .hay tớ đẩy nhé

  3. Nhắc đến ngày 17/2, duy nhất trên báo Tuổi Trẻ có 1 bài về sự hi sinh của Trần Văn Duẩn, đúng vào ngày 17/2/2011. Bài có tên rất cảm động: Sông Hồng khóc gọi tên anh.

    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/425428/Song-Hong-khoc-goi-ten-anh.html

    • Anh cũng đọc bài đó lúc mới ra. Chuyện về cái chết của một sỹ quan trẻ biên phòng nơi tuyến đầu Tổ Quốc, trong khi làm nhiệm vụ chống buôn lậu, hay thâm nhập của “thuyền lạ” vào nước ta. Nội dung mang ẩn ý nhắc nhỡ mọi người nhớ về miền biên ải phia Bắc. Ở đó có những người đang âm thầm bảo vệ “phên dậu” của nước ta.
      Bài báo klhoong nhắc gì đến ngày đó năm 1979

      • ANh SH ơi, do tính chất “nhạy cảm” của ngày 17/2/1979 nên bài báo trong Tuổi Trẻ chỉ nhắc như thế này thôi, và em nghĩ vẫn còn hơn là không:

        “…Chúng tôi chợt nhớ tấm hình chụp bia tưởng niệm các chiến sĩ đồn A Mú Sung trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc hơn 30 năm trước. Trên tấm bia đó có khắc tên 30 người lính, hầu hết hi sinh ngày 17-2-1979…”

        • Các quan chức về văn hóa tư tưởng sợ … nước “lạ” đó mà. Vì bên đó họ diễu võ giương oai bằng tàu bay tàu chiến khắp nơi. Các bác tổng báo thì được “quán triệt” rồi ! Chỉ tội dân mình thôi !

  4. Chúng ta đã quên ??!!??

    Hơn 700 trăm tờ báo xuất bản nhưng…
    Không một trang nào đăng một dòng nào về cái ngày này (17.2.1979 – 17.2.2011 )

    … Tưởng niệm bao xương trắng máu đào các anh hùng liệt sĩ đã để lại suốt dọc các tỉnh biên giới những năm tháng ấy. Những hy sinh và đóng góp không chỉ mãi mãi được khắc sâu trong tâm khảm bao gia đình có công với Tổ quốc, mà còn vĩnh viễn ghi tạc vào ký ức của Dân tộc.
    Cảnh giác đừng để lịch sử lại rẽ vào những khúc quanh bi tráng như vậy!
    Lịch sử vốn không thể che đậy! Hơn nữa, ý nghĩa thực sự của ngày 17/2 lại nằm bên ngoài cuộc chiến. Bàn tay không thể che nổi mặt trời. Đánh một nước nhỏ hơn để “cầu” viện trợ nước lớn khác thì không thể nói cuộc chinh phạt phát ra bất cứ một ánh sáng nhân văn nào cả.
    Quá khứ không thể thay đổi, dù đó là quá khứ đau thương hay hào hùng. Chúng ta chỉ có thể thay đổi tương lai, tuy tương lai còn nhiều nét chưa định hình. Và lịch sử đòi hỏi phải sòng phẳng. Nó cần được ghi chép lại, mô tả như đã từng xẩy ra. Dù đó là lịch sử của bá đạo hay lịch sử của vương đạo….
    trích: Nguyễn Xuân Diên’ blog

  5. Hôm qua nhà có anh bạn đến chơi, lâu ngày chưa gặp nhau. Anh ta xách 8 chai bia.. “ruột” đến ngồi nhâm nhi. Cứ tưởng là chuyện đời. Tự nhiên anh ta cứ nói về những ngày chống quân xâm lược bành trướng Bắc Kinh.
    Lạ thật, anh ta vốn ít cập nhật thông tin báo chí, thế mà tự nhiên lại nhớ về những ngày cắm chốt ở Lạng Sơn. Những cảnh quân Tàu mặc quần áo Việt Nam, xe tăng sơn cờ hiệu Việt Nam tràn vào Lạng Sơn…
    Báo chí truyền thông của Nhà nước không nhắc, nhưng ai đã tham chiến và chịu hậu quả của cuộc chiến thì khó mà quên được. Cũng tội nghiệp cho 29 vị anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống ở vùng biên giới phía bắc mà đài báo không hề nhắc đến một dòng.

    Năm ngoái cả nước, các địa phương từ miền Bắc cho đến đảo Phú Quốc đều nhờ Phật giáo làm lễ tri ân tưởng nhớ đến đồng bào chiến sĩ chết trong chiến trận. Nhưng ở các tỉnh sát biên giới phía Bắc thì trầm lặng. Không một nén nhang, không một lời tri ân. Chẳng lẽ người phương Bắc tràn sang Việt nam năm 1979 là không phải xâm lược? Thật khó mà hiểu nổi ý đồ của chính quyền Nhà nước hiện hành.

    Cuộc chiến giữa Việt Nam và Trung Quốc thời kỳ năm 1979 có nhiều nguyên nhân vì mỗi nước đeo đuổi theo một đường lối đối ngoại hoàn toàn khác nhau. Việt Nam không tán thành chính sách đối nội của Trung Quốc. Việt Nam hoàn toàn rơi vào quỹ đạo của Liên Xô và hệ thống CNXH ở Đông Âu.
    Từ trước thì Liên Xô và Trung Quốc đã có nhiều mâu thuẫn sâu sắc và vùng biên giới hai nước cũng đã có những giao tranh kinh hoàng, ví dụ ở vùng sông Hắc Long Giang. Mọi quan hệ quốc gia đều bị hạn chế. Nhưng đối với Việt Nam và cuộc chiến Việt Nam thì Trung Quốc vẫn cố gắng duy trì ở một mức nhất định. Trung Quốc vẫn cho các nước Liên Xô và Đông Âu sử dụng tuyến đường sắt để vận chuyển khí tài và lương thực cho Việt Nam.

    Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, vị thế của Việt Nam thay đổi, chính quyền Hà Nội tự đắc về sức mạnh quân sự của mình, thậm chí còn đe dọa cả Campuchia và Thái Lan. Hoa Kỳ và đồng minh sợ cái hiệu ứng Đomino này như trận Điện Biên Phủ ngày nào với Pháp.
    Trung Quốc lo sợ mối ảnh hưởng của mình bị đe dọa nên ra sức ngấm ngầm ủng hộ chính quyền Pol Pot.
    Chính quyền Pol Pot được trợ giúp của Trung Quốc đã tiến hành thanh trừng nội bộ và xây dựng xã hội như một công xã man rợ. Kiều dân Việt Nam cũng rơi vào đối tượng cần phải loại ra khỏi xã hội Campuchia. Ngoài ra các lực lượng vũ trang của Pol Pot tiến hành các trận tập kích dọc theo biên giới Việt Nam.
    Lấy lý do bảo vệ lãnh thổ và bảo vệ kiều dân Việt, Việt Nam đã tiến hành cuộc chinh phạt Camphuchia vào năm 1979.
    Năm 1979 cũng là năm Liên Xô đưa quân sang Apganistan để bảo vệ chính quyền theo Liên Xô ở đó. Trung Quốc cho rằng sự có mặt của Liên Xô là sẽ cô lập Trung Quốc ít nhất là về mặt địa lý.
    Cay cú về sự bành trướng quân sự của Liên Xô và sự có mặt của quân đội Việt Nam tại Camphuchia sự một sự thách đố Trung Quốc, vì vậy Trung Quốc ra sức tiến hành các vụ khiêu khích dọc các tuyến biên giối Việt Nam.
    Ngoài ra Trung Quốc cũng cố tình gây mất ổn định cho xã hội Việt Nam qua công tác Hoa vận. Việt Nam cũng sử dụng lá bài này để tống khứ bớt hiểm họa lâu dài cho đất nước về vấn đề Hoa Kiều. Phía Trung Quốc đã cho rằng Việt Nam xâm phạm nghiêm trọng đến Nhân quyền qua các chiến dịch bài Hoa, Trung Quốc cần trừng phạt Việt Nam….
    Từ những lý do trên Trung Quốc đã tiến hành cuốc chiến xâm lược Việt Nam năm 1979. Tuy cuộc chiến này có sử gia gọi là Chiến tranh Đông Dương lần thứ Ba, nhưng phần lớn thì cho rằng như vậy chưa chính xác, mà người ta thường gọi là Sino-Vietnamese War, hay còn là Incident giữa Vietnam và Trung Quốc…

    Vào những ngày này báo chí Việt Nam hầu như cố tình lãng quên không hề nhắc đến chuyện cũ. Nhưng chính quyền Trung Quốc lại cố tình sắp đặt cuộc tập trận trên biển vùng Hoàng Sa như để nhắc nhở Việt Nam và biểu dương sức mạnh mới của Trung Quốc trong thế kỉ 21.

    Ngày 17/02 đài báo chỉ đưa tin Bộ ngoại giao Việt Nam yếu ớt phản đối cuộc tập trên.
    Truyền thông ở TP HCM thì chỉ hướng tới ngày Hội Nguyên Tiêu của bà con người Hoa ở quận 5 TP….

    • Bác Dân Choa à, phàm là vấn đề gì, chính quyền càng bưng bít & không muốn đề cập tới thì càng gây nghi ngờ & mất lòng tin với dân chúng.
      Cuộc chiến giữa hai quốc gia từng là đồng chí đồng minh một thời chỉ có 15 ngày. Người ta gọi là “sự cố” trong quan hệ hai nước. Nhưng 32 năm rồi, dù đã bình thường hóa quan hệ kinh tế , ngoại giao. Hai bên cũng đã gọi nhau là đồng chí. Thông báo chó nhau về các vấn đề đối nội nối ngoại hay tham khảo nhau trong các vấn đề quốc tế tại diễn đàn LHQ,… Nhưng chính sự né tránh nói về cuộc chiến của 2 bên chứng tỏ vẫn chưa tin tưởng nhau. Kiểu như 2 “cầu thủ” buộc phải bắt tay nhau nhưng trong lòng vẫn còn căm tức hay e dè nhau.

      Cuộc chiến Đông Dương lần 2 (Vietnam War) chỉ sau 20 năm (1975-1995) kết thúc, hai cựu thù đã bình thường hóa hoàn toàn. Ngoài chuyện trao đổi hợp tác làm ăn, các nhà khoa học, sử gia, tướng tá Mỹ & Việt Nam có những hội thảo thẳng thẳng, lắng nghe nhau để tìm nguyên nhân cuộc chiến & rút ra bài học cho các thế hệ sau.
      Vậy mà 32 hai năm rồi, truyền thông VN vẫn né tránh như là một vấn đề “nhạy cảm”. Trong khi, tính từ khi bình thường hóa, Việt Nam có vẽ như luôn chịu phần thiệt thòi trong các mối quan hệ hay tranh chấp với Trung Quốc. Đã đành, hòa hiếu để phát triển & hòa bình nhưng không thể không nhớ đế máu xương của chiến sỹ & người dân đã đổ xuống trong cuộc chiến bảo vệ Tổ Quốc !
      Ai cấm mình nói đến ? Độc lập tự chủ mà không được tưởng nhớ đến sự hy sinh của những người Việt Nam yêu nước à ?
      Như thế, nổi đau của các gia đình có con em hi sinh trong cuộc chiến đó càng tăng lên. Đúng không bác ?

  6. Nguyên văn lời ĐTB ” Dạy cho bọn côn đồ VN 1 bài học”

    • Đúng rồi ! Thế mà một thời lão ấy cũng sang Việt Nam & hữu hảo lắm ! Rõ ràng thế hệ lãnh đạo sau lão, chẳng cần chiến tranh, chẳng cần đổ máu của dân thường và binh lính của hai nước mà cũng giành được đất đai vốn của Việt Nam !

  7. Anh SH ! ” Đồng tử giãn rồi, đồng đội ơi! ” chứ hè?
    Bức ảnh sống động quá nhìn thấy thương lắm anh SH.

    • Anh sửa rồi ! Bức ảnh đó bây giờ ít được trưng bày em à ! Nhạy cảm mà !

      • Đau đớn anh SH nhỉ?

      • Mày dở hơi mất mẹ đi rồi Hào ạ. Ảnh 2 thằng lính đó là lính nước nào mày có biết không? Sao con Huyền nó chưa đá đít mày là may. Vừa dở hơi, vừa lẩm cẩm a dua…

        • Thằng quá nào dây

  8. Tưởng nhớ những người đã ra đi vì những người còn sống!
    Mặc niệm!

    • Rất nhiều người vẫn tưởng nhớ âm thầm đấy em à !
      Nhưng sau Hiệp định Biên giới Việt – Trung, anh nghĩ những gia đình có con em hi sinh trong cuộc chiến đó cảm thấy đau lòng hơn sau bao năm tự hào !?

      • em nghĩ ngày 17/2 chỉ cần có vài dòng thôi trên truyền thông đại chúng thì cũng đủ để những người ra đi đỡ tủi!
        Tại sao lại vậy hả anh SH? mình chiến đấu vì chính nghĩa chứ, tại sao lại không thể thắp nén hương tưởng nhớ người ra đi ngay trong chính ngôi nhà của mình?
        Khó hiểu qua đi.
        Nhưng thôi anh em mình nhớ đến các anh chị đã ra đi nhỉ? biết làm sao được!

        • HN à, nhiều khi chỉ vài dòng trên các phương tiện truyền thông thôi, cũng đủ làm cho những ngài cầm trịch vận mạng 2 nác cảm thấy bẽ bàng đó. Biết đâu chỉ vài dòng đó cũng làm hỏng mối quan hệ mà “đôi bên đương sự ” thấy cần thiết phải duy trì ??? HN núc mô cũng trong sáng như cái Foto quảng cáo kẹo Cu..đơ

          • He he… Bác Cú lói đúng ! Em Hà Ninh khi mô cũng có tâm hồn & suy nghĩ trong sáng cả !
            Cũng may mà Hà Ninh sống ở chế độ Tư Bản… Châu Á ! Nếu ở bên CNTB… Châu Âu như bác Cú chắc … ngoẻo từ lâu rồi !
            He he…

        • Rứa à anh Tráng sỹ, em cứ tưởng đừng làm ầm ĩ lên mà chỉ có hành động hay viết cái gì đó ngăn ngắn thôi cho người ra đi đõ tủi, người còn ở lại như gia đình, thân nhân đỡ buồn…

        • … vì mình đang “lép vế” trước siêu cường mà em ! 16 chữ vàng bao gồm không đề cập đến cuộc chiến. Anh cũng không hiểu tại sao, 32 năm là thời gian đủ để giải mật và các nhà sử học 2 nước ngồi lại với nhau để làm rõ nguyên nhân; rút ra bài học cho thế hệ sau chứ ?
          Em có thể xem thêm các báo nước ngoài nói về cuộc chiến cho nó… khách quan !

          http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/02/110217_1979_war_history.shtml


Bình luận về bài viết này

Chuyên mục