Đăng bởi: SAO HỒNG | 10.05.2013

CẦN MỘT CÁI CHUNG ĐỂ LÀ MỘT DÂN TỘC

Biểu tượng "Ngày  Hòa Hợp"

Biểu tượng “Ngày Hòa Hợp”

Ngày 30 tháng 4 đã trôi qua 10 ngày. Dư âm của các diễn đàn về vấn đề hòa hợp dân tộc sau 38 năm thống nhất đất nước vẫn còn âm ỉ. Vẫn “có hàng triệu người vui và hàng triệu người buồn” (Võ Văn Kiệt) mỗi dịp này.

38 năm đã trôi qua “non sông Việt Nam liền một dải”. Thống nhất về địa lý hành chánh chứ chưa thống nhất lòng người. Trong tâm trí con cháu Lạc Hồng trên khắp thế gian vẫn chưa có một điểm chung để “hòa hợp dân tộc” và cùng nhìn về một hướng cho nước Việt Nam mạnh lên.


Trên Phây-búc (Facebook) ngày hôm
qua, 09/5, “hòa mình” vào không khí ngày “chiến thắng” (tên gọi thời Liên Xô) của nước Nga, anh Trần Đăng Tuấn (“Tuấn-CơmThịt”) đã treo trạng thái:

“Đang xem qua internet diễu binh Ngày Chiến Thắng trên Quảng Trường Đỏ. Trong hơn hai chục năm qua, có nhiều lúc có cảm giác không có một cái gì mà người Nga không xung đột ý kiến với nhau. Nhưng riêng giọt lệ Ngày Chiến Thắng với lời hát “Mẹ ơi, chúng con đã về, nhưng không đủ mặt…” thì không thay đổi, luôn là thiêng liêng với tất cả, không phụ thuộc vào chính kiến, thể chế…

Cần một cái chung để là một dân tộc. Dẫu cái chung có thể là nỗi đau hay niềm tự hào, hay điều gì khác… Rồi từ đó cuộc sống sẽ đem lại (không dễ dàng, nhưng tất yếu) những điều chung khác…”

Đó là tâm trạng “nhìn người mà ngẫm đến ta” của anh Trần Đăng Tuấn. Cũng là tâm trạng chung của rất nhiều người Việt.

Đúng rồi. CẦN MỘT CÁI CHUNG ĐỂ LÀ MỘT DÂN TỘC.

 

Vì sao người Việt chúng ta chưa có MỘT CÁI CHUNG đó ?

Mấy ngày qua, các diễn đàn nói nhiều rồi. Tóm tắt lại từ các diễn đàn, nguyên do là trong tâm thức và cách nhìn nhận ngày 30/4, của nhiều người Việt vẫn như hai phía đối địch.

Như,

– “Bên thắng cuộc”, với lợi thế đang quản lý đất nước; vẫn cảnh giác với “các thế lực thù địch bên ngoài”; vẫn kiên định nguyên lý “đấu tranh giai cấp một mất một còn”,… và vẫn truyền thông trên các phương tiện là ngày “chiến thắng”.

– “Bên thua cuộc”, với nổi đau vong quốc, phải rời bỏ quê hương đất nước; không quên được những mất mát tài sản, gia đình chia lìa lý tán; bỏ xác người thân ngoài biển sâu; không chấp nhận sự tồn tại của một thực thể chính trị dựa trên ý thức hệ đang bị thế giới xét lại và từ bỏ,… nên vẫn coi là ngày “quốc hận”.

Nhưng “bên thắng” và “bên thua” thậm chí cùng chung trong một gia đình. Sau hơn ba chục năm số người “thua cuộc” không còn ranh giới nữa mà ngày càng tăng,…

Mang tâm trạng băn khoăn tìm “cái chung” cho lòng người hòa hợp, như anh Trần Đăng Tuấn. Mình bổng nhớ đến câu chuyện “quốc ca” nặng tình… dân tộc như sau:

Một lần ra Hà Nội, hỏi bạn về sếp mới, một người quen cũ của mình. Bạn kể rằng, khi anh về làm Viện trưởng (Viện đầu ngành) nhiều người rất bất ngờ. Dù Viện đó và anh chẳng lạ gì nhau. Sếp cũ mấy đời của Viện cũng là thầy và đồng nghiệp của anh. Viện và Khoa, nơi anh quản lý vẫn hợp tác với nhau trong nhiều chương trình nghiên cứu và đào tạo.

Cái bất ngờ với nhiều người của Viện là anh được Bộ chủ quản “bắt cóc” về Viện mà không “đôn” một trong các phó Viện trưởng thuộc “đội ngũ kế cận” lên thay ông Viện trưởng về hưu.

Lòng người không thuận. Sếp mới và những người cũ chưa thể đồng lòng nhìn về một hướng. Trong một buổi lễ long trọng của cơ quan anh, lần đầu tiên ở vị thế “chủ t. Phút nghiêm trang, thay vì ca từ bài Tiến quân ca, một làn điệu dân ca Bắc bộ quen thuộc cất lên: “Tình bằng có cái trống cơm. Khen ai khéo vỗ ấy mấy bồng lên bồng…”. Sau mấy chục giây bàng hoàng trong im lặng, mọi người, kể cả anh đều ồ lên và… cười vui vẽ.

Liên tưởng đến chuyện này. Mình nghĩ để hòa hợp dân tộc, cần tìm một điểm chung nhất cho tất cả người Việt. CẦN MỘT CÁI CHUNG ĐỂ LÀ MỘT DÂN TỘC.

Vậy thì nhà nước Việt Nam hãy chọn một ngày làm “NGÀY HÒA HỢP”. Dù Việt Nam có hàng trăm ngày kỷ niệm rồi nhưng “Ngày Hòa Hợp” là cực kỳ quan trọng trong thời điểm hiện nay.

 

NGÀY HÒA HỢP đó là ngày nào?

Đó là ngày mà tổng hợp của ba sự kiện của dân tộc. Ngày giỗ tổ Hùng Vương (10/3 AL). Ngày “tái thống nhất”, 30/4 (DL). Ngày Cộng hòa dân quốc đầu tiên ra đời, quốc khánh 02/9.

Chọn ngày cụ thể, ta lấy ngày của ba sự kiện theo công thức cộng/chia đơn thuần. 10/3+30/4+02/9 = 22/7. Nghĩa là tổng tử số và tổng mẫu số đều chia cho 3 ta có được ngày 22/7. Một ngày hè, nhất định sẽ… đẹp trời! He he…

NGÀY HÒA HỢP nhất định phải có QUỐC CA NGÀY HÒA HỢP. Để làm gì? Để cử hành và hát hò khi làm lễ khai hội NGÀY HÒA HỢP. Hãy chọn một làn điệu dân ca mà ai cũng biết và hiến định “quốc ca” riêng cho ngày hòa hợp! Bài dân can nên chọn là… “BÈO DẠT MÂY TRÔI”!

 

NGÀY HÒA HỢP: 22/7. QUỐC CA NGÀY HÒA HỢP: BÈO DẠT MÂY TRÔI !

Sao lại không nhỉ? Nghiêm túc đấy!  Why not ?

He he …

 

10/5/2013

Sao Hồng

"Tình bằng có cái trống cớm"

“Tình bằng có cái trống cớm”

 "Quốc ca" ngày hòa hợp: BÈO DẠT MÂY TRÔI! He he...

“Quốc ca” ngày hòa hợp: BÈO DẠT MÂY TRÔI! He he…

Trả lời

  1. […] Thinker/ Defend of the Defenders). – Chúng ta rồi sẽ đi về đâu… (FB Kelly Vo/ LTDA). – CẦN MỘT CÁI CHUNG ĐỂ LÀ MỘT DÂN TỘC (Sao Hồng). “‘Bên thua cuộc’, với nổi đau vong quốc, phải rời bỏ quê […]

  2. […] – CẦN MỘT CÁI CHUNG ĐỂ LÀ MỘT DÂN TỘC (Sao Hồng). “‘Bên thua cuộc’, với nổi đau vong quốc, phải rời bỏ quê hương đất nước; không quên được những mất mát tài sản, gia đình chia lìa lý tán; bỏ xác người thân ngoài biển sâu; không chấp nhận sự tồn tại của một thực thể chính trị dựa trên ý thức hệ đang bị thế giới xét lại và từ bỏ,…“. – Đất Lành chim đậu (Sống Magazine). […]

  3. […] – CẦN MỘT CÁI CHUNG ĐỂ LÀ MỘT DÂN TỘC (Sao Hồng). “‘Bên thua cuộc’, với nổi đau vong quốc, phải rời bỏ quê hương đất nước; không quên được những mất mát tài sản, gia đình chia lìa lý tán; bỏ xác người thân ngoài biển sâu; không chấp nhận sự tồn tại của một thực thể chính trị dựa trên ý thức hệ đang bị thế giới xét lại và từ bỏ,…“. – Đất Lành chim đậu (Sống Magazine). […]

  4. […] Theo Sao Hồng blog […]

  5. […] – CẦN MỘT CÁI CHUNG ĐỂ LÀ MỘT DÂN TỘC (Sao Hồng). “‘Bên thua cuộc’, với nổi đau vong quốc, phải rời bỏ quê hương đất nước; không quên được những mất mát tài sản, gia đình chia lìa lý tán; bỏ xác người thân ngoài biển sâu; không chấp nhận sự tồn tại của một thực thể chính trị dựa trên ý thức hệ đang bị thế giới xét lại và từ bỏ,… nên vẫn coi là ngày ‘quốc hận’.” Không đồng ý với nhận định này, vì  có nhiều người hoàn toàn thuộc “bên thắng cuộc”, có nhiều người hoàn toàn không thuộc bên “thắng” hay bên “thua” cuộc, có nhiều người có gia đình ở cả 2 bên “thắng” và “thua”… nhưng vẫn không chấp nhận sự tồn tại của một thể chế chính trị đã bị cả thế giới vứt bỏ, nên họ vẫn không thể ăn mừng “ngày chiến thắng”. […]


Chuyên mục