Đăng bởi: SAO HỒNG | 26.09.2010

Phan Lạc Hoa, cánh hoa dại rơi giữa bão táp cuộc đời (2)

 

\”Trong xa cách ta vẫn gần hạnh phúc / Khi trái tim rung nhịp với con tàu !\” (Phan Lạc Hoa)

II – BỆNH ÁN BỆNH NHÂN: cuốn tiểu thuyết một cuộc đời…

Mình đã khóc khi nghe anh Việt trình bày luận văn trước hội đồng. Bản luận văn như một tiểu thuyết cuộc đời chìm nổi của Phan Lạc Hoa thấm đẫm nước mắt và nhân tình thế thái.

Phan Lạc Hoa sinh ra khi nền cộng hòa dân quốc vừa hai tuổi. Dư âm trận đói năm Ất Dậu (1945) còn bao trùm đồng bằng thôn quê Bắc Bộ. Quê ông ở Hữu Bằng, Thạch Thất. Bố mất sớm, hai mẹ con dắt díu nhau lang bạt kiếm ăn xứ người. Từ quê hai mẹ con trôi dạt theo dòng di dân quen thuộc thời Pháp: Nam Định, Hải PhòngQuảng Ninh.

Ông học ở trường đời nhiều hơn trường lớp. Những công nhân, thợ lò vùng cảng, vùng mỏ tốt bụng đã cưu mang giúp đỡ mẹ con ông. Trong câu chuyện, ông vẫn ví von, tuổi thơ mình như cây cỏ dại mọc lên giữa cánh đồng hoang. Giữa cánh đồng hoang đó, có những cây chèn ép và lấn át mình, nhưng cũng có những cây tỏa bóng mát che chở cho mình.  

Việc học hành chắp vá nhưng ông là người thông minh và nhạy cảm. Ông có “hoa tay” và năng khiếu văn nghệ gần như bẩm sinh. Vì thế, từ phong trào văn nghệ quần chúng ông được cử về học ở trường Nhạc Hà Nội. Ông được đào tạo cho phong trào văn nghệ vùng mỏ Quảng Ninh.

Tại trường Nhạc, ông gặp và yêu mê mệt cô nữ sinh năm thứ ba “bé choắt, có đôi mắt đẹp hút hồn và giọng hát đầy triển vọng”, Nguyễn Thị Thanh. Mối tình lãng mạn bay bổng đạt đến đỉnh của sự ngất ngây thì… cả hai phải đối diện với thực tại. Cô sinh viên có thai khi chưa kết thúc khóa học.

Việc có thai ngoài ý muốn mà chưa hôn thú, “chưa báo cáo tổ chức” là vấn đề rất nghiêm trọng bấy giờ. Chế độ tem phiếu có thể không chết đói với một người độc thân nhưng với một “gia đình sinh viên chưa có hộ khẩu” thì không còn là chuyện mộng mơ.  

Như một cú sốc, ông mất thăng bằng một thời gian vì không biết sẽ tổ chức cuộc sống thế nào. Ông chạy trốn thực tại lang thang với bạn bè. Hồi tâm, ông quay về sống với Thanh mà không cưới hỏi.

Ra trường, ông có quyết định đi B khi người vợ trẻ đã mang thai tháng thứ bảy. Ông hoang mang tột độ. Ông đau đầu giữa việc đi chiến trường bỏ vợ ở nhà với bụng bầu hay từ chối quyết định. Ở lại với vợ con là sẽ bị kỷ luật vì đồng nghĩa với việc đào nhiệm.

Tình cảm lấn át lý trí, cuối cùng, ông liều mình ở lại chăm sóc vợ con. Nghiễm nhiên, ông bị kỷ luật và bị “vất ra lề đường”. Mất biên chế là trắng tay. Không sổ gạo không tem phiếu. Không nơi nào dám nhận ông “một thằng đào nhiệm”, như lời ông nói.

Như một người tỉnh lẻ “trôi dạt về thủ đô” mà phải gánh trên vai trách nhiệm làm cha làm chồng. Ông làm bất cứ công việc gì để tồn tại cùng vợ con. Cũng có khi, sáng đi tìm việc, chiều về với hai bàn tay trắng trong cơn say nửa tỉnh nửa mơ.

Những năm tháng bị “tống ra lề đường”, bị hắt hủi ông mang tâm trạng mặc cảm tự ti. Ông bảo, làm thằng đàn ông thật là hèn khi phải ăn bám vợ.

Vợ ông, ca sỹ trẻ Nguyễn Thị Thanh được nhận về Đài Tiếng nói Việt Nam như một biên chế. Rồi trở nên nổi tiếng với nghệ danh Thanh Hoa. Nổi dày vò mặc cảm của ông ngày càng chồng chất, khi vợ ông càng khẳng định được chổ đứng trong lòng khán giả.

Qua bạn bè, ông được gặp vị cứu tinh, Tạ Đình Đề. Ông Tạ Đình Đề là một nhân vật huyền thoại của thời kháng Pháp. Ông có tài có tâm và biết nhìn người. Với bản tính nghĩa hiệp, giỏi thu phục nhân tâm, ông đã cưu mang những người có cá tính và thất cơ lỡ vận như Phan Lạc Hoa, Lưu Quang Vũ. Giao cho họ việc làm, cho họ môi trường để phát huy năng khiếu vốn có. Vì thế, thời đó, Tổng cục Đường sắt có phong trào văn thể rất sôi nổi. Họ có cả đoàn văn công, đội bóng đá, bóng chuyền nổi tiếng.

Ông Tạ Đình Đề bị bắt oan lần thứ nhất, đoàn văn công đường sắt cũng dần rã đám. Phan Lạc Hoa quay lại làm công nhân sắp chữ ở xưởng in. Lao động chân tay đối với ông, không có gì lạ. Nhưng tiếp xúc nhiều với bản kẽm bằng chì, cộng với thiếu cơm thừa rượu tạp, thuốc lá, thuốc lào rẻ tiền, đã dần dần tích lũy nên… bệnh tật của ông sau này.

Nước nhà thống nhất. Năm 1976, ông Tạ Đình Đề được giải oan và trở lại làm việc. Phan Lạc Hoa vẫn vừa làm công nhân vừa hoạt động văn nghệ. Những sáng tác của ông gắn liền với ngành đường sắt và mang tính phong trào. Những bài thơ, những ca khúc của ông thuộc về văn nghệ phong trào của ngành. Ông nói, qua giọng hát của vợ ông ca khúc của ông như có hồn hơn và lan tỏa xa hơn.

Có thể nói, chính giai đoạn ngắn ngủi làm “lính” của ông Tạ Đình Đề, Phan Lạc Hoa mới được “hồi sinh”, mới có ca khúc nổi tiếng. Vì thế, trong câu chuyện, ông Tạ Đình Đề không chỉ là thần tượng mà là một ân nhân của ông.

***

Dù đã được nhìn nhận trong đời sống văn nghệ, ông vẫn còn mặc cảm cho thân phận. Cuộc hôn nhân bắt đầu rạn nứt khi chổ đứng của hai người trong xã hội ngày càng xa nhau. Càng ngày họ không có cùng một hướng suy nghĩ và khó chia sẻ với nhau. Nó giống như câu ca quen thuộc “một người về đỉnh cao, một người về vực sâu”.

Sự khác biệt về tình cảnh và tâm tư, họ ly thân nhiều năm trước khi ông phát bệnh. Họ vẫn phải che dấu bớt tình cảnh của mình trước con cái và đồng nghiệp. Rồi khi bệnh tình thuyên giảm, ông quyết định chia tay trong đau đớn và cảm thấy tủi hổ. Sau gần mười năm cuộc hôn nhân của hai người kết thúc bằng một phiên tòa lặng lẽ.

Không có nhà riêng, nội ngoại ở xa, họ vẫn phải “ràng buộc nhau” bỡi con thơ và căn hộ tập thể chật chội. Căn hộ được ngăn cách bằng bức phên cót, nhưng vẫn chung bếp và khu vệ sinh. “Đường ai nấy đi” nhưng hằng ngày vẫn đụng nhau; vẫn phải “diễn” trước mặt con cái. Sống như vậy, có lúc ông cảm thấy căng thẳng quá sức chịu đựng.

Ca sỹ Thanh Hoa ngày càng thăng hoa dưới ánh đèn sân khấu và trên làn sóng phát thanh. Như một ngôi sao ca nhạc thời thượng, sự chúc tụng săn đón của khán giả, người hâm mộ cũng tăng lên. Có những người đàn ông đam mê nàng, kể cả những người từng là bạn bè chung của cả hai thời còn mặn nồng.

Trong câu chuyện, ông thường nhắc đến nhạc sỹ Đ., như một người tình của vợ mình khi còn ly thân. Mỗi tiếng cười đùa bên kia vách cót như những nhát dao đâm vào tim ông. Những khi ấy, ông rời căn hộ lang thang vô định rồi cuối cùng “chìm sâu” vào các cuộc rượu triền miên để quên nỗi buồn.

Cuộc đời lại bồi thêm cho ông một cú chí mạng. Đứa con trai kháu khỉnh mà ông yêu quý, Phan Cao Nguyên, bị bệnh vô bệnh viện và tử vong một cách tức tưởi. Cú đau đó, như giọt nước tràn ly, đã đánh gục sự cố gắng của ông về mặt tinh thần.

Tinh thần ông ngày càng hoảng loạn. Những ứng xử thất thường càng làm không khí căn hộ thêm bức bối và căng thẳng. Những cơn trầm cảm và hoảng loạn thất thường càng dày lên. Ông trở thành “bệnh nhân yêu mến” của Khoa Tâm – Thân kinh, bệnh viện Bạch Mai.

***

Ngoài những triệu chứng kéo dài và tập hợp chuổi thành hội chứng để được chẩn đoán là bệnh nhân tâm thần. Ông còn mắc nhiều chứng bệnh thực thể khác. Viêm dạ dày – tá tràng. Viêm gan. Rối loạn tuần hoàn não, đưa đến những cơn nhức đầu kinh niên. Đó là hậu quả được tích lũy dần từ cuộc sống khổ ải, lao động nặng nhọc, độc hại và thiếu thốn từ thuở thiếu thời.

Những bế tắc trong cuộc sống cũng dẫn dắt ông đến với những thói quen rất có hại với sức khỏe. Những bữa rượu suông đói cơm triền miên; nghiện thuốc lào, thuốc lá,.. Bệnh tình của ông chỉ được phát hiện thêm trong các lần khám tổng quát và xét nghiệm khi đã vào điều trị tại bệnh viện.

Thời gian điều trị ở bệnh viện Bạch Mai ông được sự quan tâm và chăm sóc của vợ con, dù cuộc hôn nhân đã đến hồi kết. Ông được các thầy thuốc, sinh viên yêu quý. Cuộc đời và bệnh tật của ông được một bác sỹ nội trú quan tâm và chọn làm luận văn tốt nghiệp năm 1982.

Bản luận văn như tiểu thuyết viết về một cuộc đời long đong, bầm dập, thấm đẫm nước mắt và nhân tình thế thái. Mình ví bản luận văn đó như cuốn tiểu thuyết có hậu. Vì cái kết của nó đầy hi vọng: chẩn đoán cuối cùng của bệnh nhân Phan Lạc Hoa, theo luận văn là TÂM CĂN. Bệnh do căn nguyên tâm lý và sang chấn tinh thần gây rối loạn hành vi cảm xúc.

Tâm thần thể Tâm căn sẽ không có những hoang tưởng rồ dại để tự gây hại cho bệnh nhân và người khác. Trong chỉ định điều trị, có thể tái hòa nhập đời sống xã hội. Có nghĩa là không cần cách ly và thỉnh thoảng cho về sống cùng gia đình người thân.

Nhưng thực tế cuộc sống lại quá khắc nghiệt mà lý thuyết không lường hết được. Chỉ mấy tháng sau, sau một đêm diễn thành công của người vợ cũ, “bệnh nhân yêu mến” Phan Lạc Hoa đã tự giải thoát sự bế tắc của mình bằng một sợi dây thừng oan nghiệt ngay tại căn hộ có hai thế giới riêng biệt của hai người.

Cái kết bi thương nay đã chìm vào quên lãng của người đời. Nhưng khi đó, nó để lại bao hệ lụy cho người vợ cũ và những đứa con của ông.

Thương thay cũng một kiếp người.

(còn nữa)

Sao Hồng

 


Trả lời

    • Bí thư Hồng Chương mới học xong lớp ngoại ngữ có khác, chỉ thích dịch tiếng Anh thôi!

      • Nghe nói bí thơ chỉ thích dịch… dịch… dịch tiếng Em .. út thui ! He he…

    • no star where Cún, cứ để anh Hồng Chương thưởng lãm những bài ca đi cùng năm tháng đã được chuyển ngữ bằng google khỏi phải xem hài kịch, anh Chương hè?

      • “no sờ ta que” ! He he..
        Thanks beaucour, Hà Linh !

    • Ua chầu chầu ! Bí thơ Hồng Chương lên tay nghề blogging hè !

    • 🙂

  1. vẫn đang đại lễ hả anh SH?

    • He he… O Hà Linh trách khéo hè ?
      Eng đi “dự” đại lễ vô thì PC hỏng. Hôm qua sửa được mát rồi thì đăng nhập mãi nỏ vô được nhà mình ! Thôi bây chừ ré còm như bạn bè còm vậy ! Híc !

      • răng lại đăng nhập mãi không vô được là răng hè? anh để lộn chìa khóa mô rồi à?
        chờ mãi phần tiếp theo đó eng?
        Eng SH đã k viết thì thôi, viết thì hay lắm, lâu lâu eng k viết thì em rất là nhớ cái giọng văn trong sáng của anh.

        • Chẳng biết sao !
          Phần 3, anh đã viết trước lúc đi Hà Nội. Khi về thì PC hỏng. Sửa PC xong thì lại không vô được nhà. Té ra mình gỏ MK mà quên chuyển chế độ E từ V nê không vô được. Bây chừ mới vô đây ! He he…

          Nhưng mà tình hình bão lũ như ri mà nói chuyện xưa e nỏ hợp ! Chắc kể chuyện lụt bão đã !

  2. Anh Sao Hồng, nhà anh ở quê lũ lụt có răng k?

    • Cảm ơn O Mi đã hỏi thăm !
      Quê anh thuộc vùng trũng (Lệ Thủy = Nước Mắt của Trời); làng lại ven sông Kiến (cao nhất là +0,9m trên báo động 3)… nên quen “sống chung với lũ” hằng năm. Hôm kia hỏi thăm các bác ở quê bảo nước vô nhà ngập đầu gối. Sáng qua nước đã rút !

      Ngập nặng nhất là mấy xã Xuân- An-Lộc-Phong – Liên Thủy… và huyện Quảng Ninh và vùng Bắc Quảng Bình. Hà Tĩnh quê O cũng thiệt hại nhiều mấy huyện vùng núi như Hương Sơn, Hương Khê vì mưa cực lớn lại vùng núi hay có lũ quét !

      Sợ nhất là dịch bệnh đi theo sau lũ lụt !

  3. Bà con thân mến ! Còn hai phần nữa nhưng Sao Hồng bận đi dự đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (oai không ?), nhân tiện lấy thêm ít tư liệu mới ! Hẹn tái ngộ bà con vào tuần sau !

    Thanh-kiu… bô cu !
    He he…

    • hi hi được rùi sếp cứ yên tâm đi, đã đi Đại lễ về là phải viết hay đó nha!

      • Anh vô hôm thứ hai, nhưng máy ở nhà bị hỏng rồi, nên chưa viết tiếp được. Ban ngày thì mắc việc cơ quan, không thể viết được.
        Chắc CN tới mới bắt đầu lại !

        Em vẫn post bài đều hè !

      • Quê eng nỏ bị chi lắm rứa là mừng rồi, bên nhà em cũng không vấn đề gì. Sao mấy huyện vùng cao lại là bị nặng nhất chớ eng SH?
        Tuổi thơ của em qua bão lũ nhiều rồi, khiếp đảm anh nờ, nên thương những người dân vùng lũ lắm.
        Trời còn dần lạnh hơn nữa…

    • Anh Súng, QUÀ EM ĐÂU ?

  4. Tài hoa nhưng thật buồn!

    • Đúng là buồn thật ! Ông mất khi mới 35 tuổi. Hồi đó bao nhiêu là người thương tiếc cho cái kết cuộc đời ông. Nhưng ít người hiểu ông và cuộc đời của ông. Giống như cái số ông nó sẽ thế !

      • Nếu ai cũng biêt tường tận thế này chắc sẽ thông cảm hơn cho Nghệ sỹ Thanh Hoa phải không anh?

  5. Một cuộc đời buồn.
    Một trong những câu trả lời cho câu hỏi tại sao bao nhiêu năm qua VN không có tác phẩm lớn về âm nhạc nói riêng và nghệ thuật nói chung, như thế giới quanh ta vẫn có.
    Từ cái đã qua nhìn về phía trước, có cái gì mới cho những ngày mới?

    • Mình nghĩ thế này Cuadong à: khi cuộc sống đầy đũ và ngày càng duy vật chất hơn, thì các tác phẩm nghệ thuật, vốn là sản phẩm tâm hồn của tác giả, khó mà bay bổng. Vì để cho nó hay, nó phải là cảm xúc chân thật và gần gủi với tâm tư của mọi người.

      • Cho nên em mới không hiểu có cái gì mới để người ta có thể đưa vào tác phẩm của mình những cảm xúc chân thật và gần gũi với con người mà không sợ những “tế nhị” hay “nhạy cảm” …
        Và XH thì không còn duy vật chất hay đúng hơn là XH có những thang giá trị chân thực hơn bây giờ.

  6. Cuộc đời Phan Lạc Hoa khổ quá, nhưng nếu ông không bị tâm thần và sống đến bây giờ thì chúng ta có thêm bao nhiêu bài hát hay của ông.

    • Có lẽ số phận sắp xếp cho ông như vậy bác ạ !
      Em có cảm giác ông bị “chìm lấp” sau tiếng tăm của người vợ và con gái ông. Ngày nay, người ta biết đến ông qua những câu chuyện của vợ và con gái.
      Về cuối đời, NSND Thanh Hoa mới “thừa nhận” thành công của mình có sự phù hộ của người chồng cũ. Con gái Phan Huyền Thư thì nghĩ về bố mình nhiều hơn. Càng lớn tuổi, con người ta mới suy nghĩ chín chắn hơn về người thân, về những gì mình đã làm và đã sống từ trước đến nay. Những suy ngẫm của họ nghiêng về hướng duy linh hơn là duy y chí !

  7. Cuộc đời của ông thật buồn. Có lẽ ông là người không may mắn, sinh ra có tài năng mà lại không gặp thời mặc dù ông luôn có ý thức vươn lên. Đã thế bản thân ông lại là người bao gồm “yếu điểm” và “nhược điểm”
    đó là: bất cần đời. Không thích khuôn phép và sống theo cảm xúc…
    Qua cuộc đời ông thì thấy chúng ta là những người may mắn…

    • Em nói đúng. Mà có lẽ do hoàn cảnh ông ngay từ nhỏ không được may mắn.
      Nhưng trong những lần nói chuyện với sinh viên, chính ông cũng biết những “điểm yếu” của mình. Bề ngoài có vẽ bất cần. Nhưng ông rất dễ bị tổn thương !

  8. Tem anh nhỉ? Chưa post được nhạc lên hả anh?

    • Úi giời ơi ! Được Cún bóc tem thì…. sướng ngất ngư con cà cưỡng !
      He he…
      Anh rất muốn post bản nhạc “Tàu anh qua núi”, do Thanh Hoa thể hiện mà chưa biết !
      File hướng dẫn em làm cho anh, thuộc MW2007, nên tải về MW2003 nó không hiện vì khác định dạng (*.docx so với *.doc).


Bình luận về bài viết này

Chuyên mục