Đăng bởi: SAO HỒNG | 20.02.2011

Phỏng vấn nhà thơ… Cụ

Gác Khuê Văn - Quốc tử Giám (Hà Nội) trong Ngày Thơ Việt Nam

Ngâm ngợi bình thơ bên chén trà vào dịp Tết đến Xuân về là thú vui tao nhã của cha ông ta. Truyền thống đó có từ rất lâu ở các nước phương Đông. Những năm 1970s – 1980s, mình co những cái Tết ở Hà Nội. Sáng mùng một nào mình cũng đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám nghe các cụ đọc thơ và bình thơ.

Năm 2003, Tết Quý Mùi, Hội Nhà Văn đã có sáng kiến lấy ngày rằm tháng Giêng, làm Ngày Thơ Việt Nam. Tùy theo thịnh tình & mức độ yêu thơ mà các địa phương tổ chức Ngày Thơ. Có nơi tổ chức có nơi không. Riêng, ở thủ đô  Hà Nội, đã tổ chức được 9 lần.  

Cũng như bao lễ hội ở Việt Nam, xu hướng “hành chính hóa” và “thương mại hóa” có phần nào thâm nhập vào Ngày Thơ Việt Nam. Rầm rộ và ầm ỉ nhất là Ngày Thơ lần thứ 8 năm 2010.

Ngày thơ năm, hình như bớt rầm rộ hơn. Mình cũng ít có thời gian để tìm hiểu. Ngày thơ qua rồi. Chắc dư âm vẫn còn đọng lại ít nhiều trong lòng bạn đọc yêu thơ. Chuyện hậu Ngày thơ chắc có nhiều. Nay mình post lại “tào lao ký”, “Phỏng vấn một nhà thơ… Cụ”. Bày này mình viết nhân Ngày Thơ lần thứ 8 (bên Vnweblog.com). He he…

Xin chào Nhà thơ “MUÔN NĂM CŨ”, cụ mới đi xa về ?

– Không dám ! Ơ, mà sao cậu biết tôi đi xa về ? Nại còn “muôn năm cũ” ?

+ He he… Nhìn cái dáng bơ phờ phất phơ hớt hơ của nhà thơ… cụ là con biết ngay !

Ghé tai cụ nói nhỏ: Kỳ thực con đi tìm cụ từ hôm rằm tháng giêng. Đến nhà, không ngờ cụ bà cũng đang bấn lên vì cụ mà bà bỏ lỡ cơ hội….

– Ơ, tìm tớ ? Mà cơ hội gì, lói toẹt mẹ ló ra cứ úp úp mở mở mãi.

+ … cơ hội đi dự Đại Hội … Vợ Các Nhà Văn ạ !

– Ơ, … cái đại hội đó xong rồi à ? Tớ tưởng đại hội ngày Một tháng Tư ?

+ Xong rồi cụ ạ. Sổi nổi vui vẻ hào hứng lắm ! Kế hoạch là thế. Nhưng nghe đâu, nhà Đài phán, các bà muốn “trực tiếp” thì phải đẩy lên… ba lần một tuần. Nghĩa là mần sớm…ba tuần.

– Xong tuốt nuột rồi a?

+ Tuốt luột rồi. Kể cả HỘI… THẢ THƠ. Mà sao Cụ đi lâu vậy ? Cụ bà bảo, năm rồi cụ được chọn là TÁO THƠ lên hầu NGỌC HOÀNG. Cụ lập kỷ lục về thời gian đi… “TÁO” cuối năm nhỉ? Không nhớ cụ bà và tổ tiên mấy ngày tết sao?

– Kỷ nục cái con khỉ gió ! Chuyện lào ra chuyện đó. Coi như tớ đi… đi thực tế sáng tác… đông xuân. Túm nại nà cậu muốn phỏng vấn tớ cái gì?

+ Dạ. Con đâu dám phỏng vấn Cụ. Phỏng vấn cụ phải tầm cỡ chị LÊ THỊ LIÊN HOAN hoặc anh LÊ HOÀNG cơ.  Con thấy cụ đi lâu muốn gặp để hầu chuyện cụ và chuyện thơ hiện đại từ những nhà thơ “muôn năm cũ” như cụ.

– Ờ..ờ…  chuyện thơ và tào nao về thơ thì tớ lói được. Nhưng mà, lói suông thì nhạt… hứng lắm.

+ Dạ ! Ta vào quán bia cạnh đây để cho tiện ạ.

– Ờ, thì vô ! Ở đây hoành tráng nhẩy ?

***

+ Đầu tiên là con thấy thiếu mất “tham nuận” của cụ bà ở Đại Hội … Vợ Các Nhà Văn ! Cụ có… định hướng gì cho Cụ bà trong tham luận đó không ạ?

– Anh lói hay nhẩy. Thiếu mợ thì chợ vẫn đông. Mà đại hội… các bà, tôi có niên quan gì đâu mà định hướng? Các bà chưa “định hướng” mình nà còn may. Cậu lói ngược quá !

+ Biết vậy…, nhưng mà cụ bà nháo nhác tìm cụ và lỡ mất cái đại hội đó thôi. Mà này, chủ tịch hội… các bà bực lắm đấy. Mấy lần hỏi vợ NHÀ THƠ MUÔN NĂM CŨ đâu ? Vợ NHÀ THƠ MUÔN NĂM CŨ đâu ? Quan điểm của chủ tịch Hội bà thì không cứ gì là Thơ, cái gì cu cũ mới là KINH ĐIỂN. Nó rất hợp với tiêu chí của các bà… à của ĐẠI HỘI ạ !

– Ôi dào, vẽ chuyện. Các bà già rồi thì lói thế để tự an ủi mình đó thôi. Có nên hầu Ngọc Hoàng tớ mới sáng mắt ra nhiều thứ. Giờ cậu thấy tớ còn đeo kính “não trí thức” lữa đâu ?

+ A! Con không để ý. Chúc mừng cụ! Thế có chuyện gì làm cụ… sáng mắt ra khi lên dâng sớ cho NGỌC HOÀNG ạ ?

– Dâng sớ và hầu NGỌC HOÀNG thì có gì nạ mà sáng mắt. Toàn nà sơ đạo; sớ xào xáo của mấy lăm lay. Cũ rích và nhàm chán. Đến NGỌC HOÀNG cũng diễn đi diễn nại mấy vở cũ nghe ngán nỗ tai nắm.

+ Ơ, thế thì sao cụ đi lâu thế ? Sao lại được… sáng mắt ra, được cởi bỏ kính… “lão trí thức” nữa ? Cụ đi sau rằm tháng Chạp nay đã qua rằm THÁNG GIÊNG. Cụ còn bỏ lỡ cái HỘI THẢ THƠ nữa đấy!

Lói rồi. Coi như tớ đi… đi thực tế sáng tác. Mà chính vì trách nhiệm với HỘI NHÀ THƠ và chuyện THẢ THƠ nên tớ về trễ. Chuyện dài nắm để tớ kể cho nghe.

+ Văng ! Con không cắt lời cụ nữa. Con sẵn sàng nghe ! Mời cụ dùng thêm một ly nữa cho ngọt giọng. Long chỉ… cụ !

****

– Chuyện nà thế lày. Tớ vô dâng sớ cho Ngọc Hoàng. Thư ký của Ngọc Hoàng nà Thị… Hằng bảo Ngọc Hoàng đang bận họp tổng kết lăm và sau đó đi dự lễ hội… ẩm thực nuôn. Ôi dào, Ngọc Hoàng mà cũng vẽ chuyện. Đi nhậu thì bảo nà nhậu quách cho rồi. Không khéo sau đó ra vườn đào hú hí với mấy làng tiên. Quan niêu thật ! Sớ trần gian mang nên chồng đầy mấy gian. Chờ gặp Ngọc Hoàng chắc gì bây giờ đã về được. (Ơ….)

Cậu đừng há mồm ra như thế ! Không ơ a.. gì cả. Mấy não TÁO các ngành khác về sớm kịp cúng “Ông Ba Mươi” nà lưỡm đó. Nộ phí, công tác phí nãnh rồi. Thậm chí kê khai gian và dấm dúi với Thị Hằng để nấy “hóa đơn đỏ”về thanh toán. Chứ tụi đó đã gặp NGỌC HOÀNG đâu. Đó nà chưa kể, đường nên vũ trụ cũng bị kẹt nhiều… nô cốt vệ tinh và rác rưởi vô thiên nũng.

+ Cụ muốn nói là rác… VŨ TRỤ ?

– Ừ thì rác vũ trụ. Nhưng do con người dưới trần thải ra. Đúng không? Nhưng tớ đếch bận tâm đến các noại rác vũ trụ. Tớ về trể nà giải quyết chuyện kẹt… thơ. Đó nà THƠ thả lên trời… bị kẹt. Là hội viên hội Thơ thì phải có trách nhiệm. Hiểu chửa ?

+ Ơ, kẹt…. THƠ ? Cụ đùa đấy à ?

– Hay, nhẩy ? Sao lại đùa? Uống ny lữa rồi dỏng tai mà nghe đi con ạ !

+ Văng ! Mời cụ !

***

–   Khi tớ quay nưng chầu mới nà Hai Tư tháng Chạp. Đi qua Vườn đào tiên. Tớ thấy các làng tiên đi hái đào bày tiệc và… mâm ngũ quả. Vẽ chuyện. Cũng bày đặt mâm ngũ quả. Nghe lói tập tục lày Ngọc Hoàng mới bắt chước hạ giới. Cơ quan ban ngành nào trên đó cũng cúng bái cả. Trần sao… Trời vậy ! Tớ định thỉnh một quả để xả rượu. Mấy làng tiên ra điều kiện, phải đi theo đọc thơ “muôn năm cũ” phục vụ việc hái đào thì mới cho. Ừ thì đi. Mấy khi mà được vui vầy với bầy tiên. Cách lói phàm phu tục tử như cậu nà tớ “trúng quả” đúng không ?

+ Chí phải ạ !

– Tớ không biết, khi nạc vào động tiên một ngày, thời gian được tính bằng một tháng dưới lày. Đọc hết vốn thơ của tớ. Cũng được dăm chục cái hôn gió và ba chục cái vuốt má của các làng tiên thì nạc vào một góc vườn. Giời ạ ! Cậu biết gì không ? Tớ mất toi lữa ngày trong vườn đào để giải quyết…

+ A, cụ gớm thật ! Con chỉ mơ được vuốt má một nàng tiên là sướng rân rồi. Đằng này… Cụ giải quyết mấy… nàng ạ ?

– Cái cậu này! Đúng nà phàm phu tục tử ! Phỉ phui cái… mồm cậu. Nghe chưa ra đã nghĩ xấu cho người thanh cao như tớ.

Nà tớ giải quyết cái đống THƠ THẢ bị kẹt ý ! Lữa ngày ở Vườn đào của Ngọc Hoàng nà bằng hai tuần ở trần gian đó! Cậu tính, tám năm THẢ THƠ vị chi nà tứ bách thập. Nà bốn trăm… dãi nụa. Cũng may nà nụa li-ng chứ nụa Hà Đông như xưa thì sao chịu thấu sự va đập của rác… vũ trụ? Đúng không ? Bốn trăm câu thơ – dải lụa rối tinh rối mù cả lên. Tớ mất toi nữa ngày ở vườn đào không được vui đùa thơ phú với các làng tiên.

+ Ơ, thế sau đó rồi sao? Bốn trăm câu thơ in dải lụa đó cụ giải quyết sao ?

– May mà có tớ, các làng tiên mới biết đó là THƠ… thả của trần gian. Nếu không họ cứ tưởng là RÁC… gì nhỉ.. rác của nễ hội “Ha-nô-veo ha nô vin” gì đó bên Mẽo !

+… Ha-lô-uyn ạ ! Rồi cụ để THƠ THẢ đâu ạ ? Các nàng tiên lấy dùng à ?

– Tớ nghĩ ngay ra một mẹo. Tớ bảo. Đây là món quà vô giá mà người Việt Nam dâng tặng Ngọc Hoàng. Nhưng vì dưới đó, ban tổ chức nàm ăn thiếu căn cơ và thiếu tiền lên không có ai tháp tùng THƠ nên dâng cho Ngài. Bây giờ các làng tiên hãy nấy các dãi lụa thơ lày mà bao trái đào tiên nại bày tiệc. Để khi mở ra dùng thì vừa ăn vừa thưởng thức thơ của trần gian. Cứ thế cứ thế…

Cậu nghĩ, đào tiên có lúm hồng hồng ở giữa, thân trắng bóc mà quấn vải điều đỏ thì có tuyệt cú mèo không? Phát kiến của tớ có hay không ? Tớ lói “sang mắt sáng nòng” nà như thế ! Đúng nà gần tiên thì sáng gần trần thì đen !

+ Tuyệt ! Cụ đáng được cái giải thưởng… HỘI NHÀ THƠ về phát kiến đó ! Con chạy hồ sơ cho cụ rinh cái giải thưởng nhé ! Con lấy cho Cụ giá hữu nghị thôi! Khó như cái bằng “Tổ quốc ghi công” con còn chạy được huống gì cái giải thưởng hội Thơ nhà Cụ !

– Ơ… ra cậu nà thằng… CÒ !? Cậu không phải nà phóng viên à ?

+ Cụ ơi là cụ ! Phóng viên biến thành… CÒ thì mấy hồi! Thời buổi này đầy ra đấy. Phóng viên đi mời, ép người ta đăng quảng cáo thì không… CÒ thì là cái gì ?

– Ơ,.. cậu đừng nẫn nộn nung tung nhé ! Phóng viên nà phóng viên. Cò nà.. cò chứ !

+ Không dám ạ ! Thì như cụ, ở dưới này là NHÀ THƠ MUÔN NĂM CŨ. Lên Vườn Đào của Ngọc Hoàng thì là NHÀ THƠ TRẺ ĐI…  NHẶT THƠ THẢ đó thôi !

– Ơ ơ cậu… cậu… nhạo tớ đấy à… ? Tiên sư cái thằng… CÒ ! Tớ lém cho cái ny bây giờ !

+ He he…   chạy thôi ! Cụ gây sự. Cụ ném ly à ? Cụ… cụ tính tiền bia nhé ! Nổi tại cụ đấy ! Bái bai Cụ !  He he..

Sao Hồng ghi.

Đến hẹn lại… lên, Thơ bay lên Trời, sau khi Táo Thơ lên xin cô-ta xuất khẩu thơ lên trời ! He he…

Trả lời

  1. Mới đó mà một năm rồi anh SH nhỉ?
    EM cũng nhất trí với ý kiến anh Cú, là em phản đối cái sự hành chính hóa cái gọi là ngày hội thơ đi..Người ta làm mất cái trong trẻo, tao nhã của thơ..

    • Đúng rồi ! Thời gian trôi nhanh quá hèn chi mình mau… tra ! he he..
      À, hỏi nhỏ O Mi có mấy cái “ngoặc đơn”, “ngoặc kép” hai bên mẹng chưa ?
      he he..

  2. Dr Sao hồng thân mến. Xin phép được nói thật thế ni,dân miềng vốn yêu thơ ( nói chung.) hay làm thơ…đó là chuyện cũng bình thường trong 1 xã hội chưa phát triển. Việc các “nhà” họp nhau lại để tổ chức ngày đọc thơ kể ra cũng…gọi là được trong 1 xã hội lành mạnh, tự do. Dưng việc làm rùm beng, núp dưới bóng nhà nươc, chính quyền để kêu gọi tài trợ tổ chức “Ngày thơ VN” rồi cố “đôn” lên làm ngày “Quốc thơ” thì giai cú cho là..Nhảm. Thực ra thơ là 1 cái gì đó rất tinh tế, rất cao siêu, chứ không phải là những con chữ trong tờ giấy vàng mã trang kim mà các cụ tổ hưu cầm trong tay xếp hàng đợi đến lượt mình lên đọc chúc mừng Đ, nhà nác, và bạn mình nhân sinh nhật. Việc 1 nhà thơ “nhớn” bài binh bố trận để giành 3 cái giải trong nác và cuốc tế cho 3 tập thơ của mình cũng là điều hết sức nhảm..nó xa lạ với chất nhân văn mà qua những cuộc trao đi đổi lại, tung hứng, phét lác với các còm sĩ Quê choa, giai cú thấy còn đáng trân trọng hơn nhiều. Lại có 1 người mà thỉnh thoảng giai cú đọc bài viết của nhà ấy khi đọc cứ thấy 1 sự gì đó mà không nói lên được, may thay hôm nọ có nhận được thư của 1 bạn quechoa, bạn ấy nói đó là người luôn “Không quên phần mình” thì giai cú mới ..à lên 1 tiếng.ĐC ấy là nhà văn, nhà nhạc, nhà phê bình, nhà báo, nhà thơ…mà trong” Blog tôi theo dõi” có tên ( Ng Th Kh)…thật buồn nếu các nhà kiểu này cứ chiếm lĩnh sân khấu bô lô ba la về nền thơ nác nhà…bằng mấy câu thơ “kẹo mút”.

    • Bây giờ bất cứ cái gì người ta cũng “hành chính hóa” & “thương mại hóa” bác Cú à !

      Không “hành chính hóa” thì có đâu được … ngân sách nhà nước (tiền thuế của dân)! Không thương mại hóa thì đâu có tiền tài trợ ! Rứa đó !

      Thực tế, có một tầng lớp khi no nên của cải vật chất lại muốn làm “phong phú đời sống tinh thần” bằng nặn ra thơ và bỏ tiền “xuất bản” thơ của… chính mình !
      Em biết một vị quan chức ngành y khi đương chức làm thơ & được đệ tử là cấp dưới in cho 1 tập thơ gom nhặt cả cuộc đời. Bây giờ nghỉ hưu rồi, thơ…. lặn đâu mất tăm ! Không thấy ra thơ nữa !
      he he…

  3. Tôi ở HN, bạn bè rủ tôi cũng không ra xem hội thơ, khi đọc báo thấy tả quang cảnh hội thơ tôi thấy mình không đi là đúng. Nói chung tôi không thích các nhà thơ mà chỉ thích đọc những bài thơ hay thôi ! Hồi đi học thầy dạy toán tôi bảo tổng thống Pháp có lần đã nói tôi có thể trao bắc đẩu bội tinh cho nhà thơ hôm nay nhưng ngày mai tôi có thể mời nhà thơ ra khỏi đất nước ( đại khải ý là như thế, tôi không nhớ rõ từng câu chữ chính xác ). Ý thầy giáo tôi muốn nói là các nhà thơ không đóng vai trò quan trọng đối với đất nước vì ông đang ca ngợi nghề toán. Nói thế cũng không đúng, không ai phủ nhận những bài thơ của Tố Hữu hay Phạm Tiến Duật …vv có vai trò như thế nào trong cuộc kháng chiến, nhưng tôi thấy nhà thơ không hiện thực bằng nhà văn.

    • Chào bác Thụy Lương,
      …nhà thơ không hiện thực bằng nhà văn“.
      Bác nói chí phải ! Hầu hết nhà thơ đều có tính mơ mộng. Có một chút viễn vông một chút huyễn hoặc; một chút lãng đảng,… Mà hình như có thế, họ mới làm ra… thơ !
      Còn khi nhà thơ mà hiện thực quá, thì họ làm ra… vè tuyên (truyền)… tụng !

      Chắc năm kia, bác có đi dự Hội thơ ở Văn Miếu. Chủ đề năm đó là về 50 Đường Trường Sơn. Mà nhà thơ của Trường Sơn là bác Phạm Tiến Duật !

      Thơ cũng như dòng văn học khác, có những thời kỳ ảnh hưởng nhất định đến công chúng. Đúng như bác nói, không thể phủ nhận ảnh hưởng của thơ ca với cuộc kháng chiến chống Pháp & chống Mỹ. Mà đại diện cho hai thời kỳ đó, về thơ nổi bật nhất là thơ của Tố Hữu & Phạm Tiến Duật !

      Lúc rãnh rỗi, đọc thơ cũng có cái thú của nó bác à !

      • Em nỏ tin ” nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ núi, bâng khuâng ngồi dậy nhớ lưng đèo” mô!

        • He he… Thế mà hồi đó có khối người tin đó em ! Bỡi vì cũng có nhiều người “nằm” và “nhớ” như rứa !

          Những năm sau hiệp định Paris (1973), mỗi lần tụi anh đi Trường Sơn lấy củi, lúc giải lao cũng “nằm” đủ kiểu để xem mình “nhớ” cái gì. Nhưng mà mệt & đói bụng quá nên thường… ngủ thiếp đi. Dù không “nhớ” gì nhưng trong giấc ngủ mê mệt ấy thường mơ được…. ăn cơm trắng với cá kho mà không phải độn sắn khoai với bo bo… !
          He he…


Bình luận về bài viết này

Chuyên mục